7. Những đóng góp của đề tài
1.3.1. Lý thuyết thị trường vốn
Lý thuyết định giá tài sản vốn được hình thành bởi công lao của William Sharpe, Lintner và Mossin đã rút ra các kết luận một cách độc lập và mở rộng mô hình này.
Lý thuyết thị trường vốn đã mở rộng lý thuyết danh mục và phát triển thành mô hình để định giá tài sản rủi ro. Và cuối cùng là mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) sẽ xác định được TSSL phù hợp cho một tài sản rủi ro bất kỳ. Vì lý thuyết thị trường vốn xây dựng trên lý thuyết danh mục, trong phần này, ta sẽ tìm hiểu giới hạn của đường biên hiệu quả Markowitz.
Các giả định của lý thuyết thị trường vốn:
Lý thuyết thị trường vốn được xây dựng trên mô hình danh mục Markowitz, vì vậy các giả định cũng tương tự như các giả định của mô hình danh mục Markowitz, kèm theo một số điều kiện:
1. Tất cả các nhà đầu tư đều là nhà đầu tư hiệu quả Markowitz. Tức họ muốn đạt được danh mục tốt nhất trên đường biên hiệu quả. Do vậy, danh mục họ lựa chọn sẽ phụ thuộc vào hàm hữu dụng lợi nhuận – rủi ro của nhà đầu tư.
2. Nhà đầu tư có thể vay hoặc cho vay bất kỳ số tiền nào ở cùng một mức lãi suất phi rủi ro. Rõ ràng, có thể cho vay ở mức lãi suất phi rủi ro như đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, không thể luôn luôn vay ở mức lãi suất phi rủi ro, nhưng chúng ta sẽ thấy rằng, việc giả định vay ở mức lãi suất cao hơn cũng không làm thay đổi kết quả của lý thuyết.
3. Tất cả nhà đầu tư đều có kỳ vọng thuần nhất. Tức là họ ước lượng các phân phối xác suất như nhau đối với TSSL trong tương lai.
4. Tất cả nhà đầu tư đều có phạm vi thời gian trong một chu kỳ đầu tư như nhau, như một tháng, một quý, nửa năm hoặc một năm.
5. Tất cả tài sản đầu tư đều có thể phân chia được. Tức là nhà đầu tư có thể mua hoặc bán các phần rất nhỏ các danh mục hay tài sản. Giả định này cho phép lựa chọn đầu tư như một đường cong liên tục.
7. Không có lạm phát hay bất cứ sự thay đổi nào trong lãi suất hoặc lạm phát được dự đoán trước.
8. Thị trường vốn là cân bằng. Tức là tất cả các tài sản được giả định đúng với mức độ rủi ro của chúng lúc ban đầu.
Tài sản phi rủi ro:
Khái niệm then chốt cho phép lý thuyết danh mục phát triển thành lý thuyết thị trường vốn là khái niệm tài sản phi rủi ro. Sau khi phát triển mô hình danh mục Markowitz, một số nhà nghiên cứu xem hàm ý của việc giả định sự tồn tại của tài sản phi rủi ro là tài sản có phương sai của TSSL bằng 0. Sau đây, ta sẽ thấy rằng một tài sản có hệ số tương quan bằng 0 với tất cả các tài sản phi rủi ro sẽ cho một TSSL phi rủi ro (𝑅𝑓). Nó sẽ được nằm trên trục tung của đồ thị danh mục.
Tài sản rủi ro là tài sản có lợi nhuận trong tương lai là không chắc chắn, và ta có
thể đo lường thông qua độ lệch chuẩn của TSSL. Còn lợi nhuận kỳ vọng trên tài sản phi
rủi ro là hoàn toàn chắc chắn, vì vậy phương sai và độ lệch chuẩn của TSSL bằng 0
(𝜎𝑅𝑓 = 0). TSSL của tài sản phi rủi ro là TSSL phi rủi ro (𝑅𝑓). TSSL phi rủi ro có thể là TSSL Trái phiếu của Chính phủ, Tín phiếu kho bạc,... nếu xét trong phạm vi một quốc gia.
Tài sản phi rủi ro là những trái khoán do Chính phủ phát hành và được đảm bảo từ phía Chính phủ, nó không biến động tương quan với bất kỳ tài sản nào khác, do đó khi một DMĐT được tạo thành từ một tài sản phi rủi ro và một tài sản rủi ro, thì mối quan hệ giữa lợi suất và rủi ro sẽ là mối quan hệ tuyến tính.
Vậy, sự xuất hiện một tài sản phi rủi ro (có phương sai bằng 0) trong mô hình này có tác động ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro và TSSL khi kết hợp tài sản phi rủi ro này với danh mục trên đường biên hiệu quả Markowitz. Phần tiếp theo ta sẽ trình bày vấn đề này.