5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Những thuận lợi
Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang thực thi song song hai nhóm cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Một là, nhóm cơ chế chính sách chung của quốc gia và hai là các quy định riêng của Tỉnh.
(1) Nhóm chính sách chung đƣợc quy định chủ yếu trong Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tƣ, trong đó có các quy định chi tiết về chính sách ƣu đãi về đất đai, bao gồm các quy định về giá thuê đất, về miễn giảm giá thuê đất cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; chính sách ƣu đãi về thuế, trong đó quy định ƣu đãi về thuế cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
(2) Nhóm chính sách riêng do tỉnh quy định, bao gồm nhiều cơ chế chính sách khá rộng, có thể tóm tắt nhƣ sau:
- Hỗ trợ tiền thuê đất: Trƣờng hợp địa điểm đầu tƣ tại địa bàn ƣu đãi đầu tƣ của nhà nƣớc và của tỉnh; hỗ trợ tiền thuê đất xây nhà tập thể cho công nhân ngoài khu công nghiệp, khu dự án;
- Hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng: Đối với các dự án đầu tƣ kinh doanh phát triển hạ tầng khu công nghiệp (KCN) lớn và nhỏ, Tỉnh xem xét hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng đến 30% tuỳ theo từng dự án;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Thuê đất trong Khu công nghiệp Sông Công và các cụm công nghiệp và bổ sung các khu công nghiệp có ƣu đãi riêng;
- Ƣu đãi về thuế cho nhà đầu tƣ có dự án đầu tƣ thuộc danh mục ngành nghề đƣợc hƣởng ƣu đãi đầu tƣ theo quy định của Chính phủ; cho nhà đầu tƣ tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, huyện Đại Từ, huyện Định Hoá, huyện Phú Lƣơng, huyện Võ Nhai (kể cả trong KCN nhỏ tại những địa bàn này).
- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phƣơng;
- Hỗ trợ nhà đầu tƣ: Tạo điều kiện vay vốn và hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc và hỗ trợ cho doanh nghiệp tái đầu tƣ;
- Các biện pháp thực hiện chính sách khuyến khích đầu tƣ: Giảm thời gian cấp phép đầu tƣ; công khai hoá quy trình cấp phép đầu tƣ và hƣớng dẫn nhà đầu tƣ thực hiện triển khai giấy phép đầu tƣ theo cơ chế “Một cửa liên thông”;
- Công khai hoá các cơ chế chính sách và các lĩnh vực khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ trong từng thời kỳ; cung cấp các thông tin đầu tƣ và tƣ vấn đầu tƣ, tạo điều kiện về thông tin, hoạt động xúc tiến thƣơng mại.
Thái Nguyên đã đƣa ra nhiều cơ chế chính sách ƣu đãi riêng, nhìn chung ƣu đãi hơn so với các cơ chế chính sách ƣu đãi đầu tƣ chung của cả nƣớc. Nhờ vậy, Tỉnh đã huy động và thu hút đƣợc nhiều nguồn lực của xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội (tỷ trọng vốn đầu tƣ của doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc và dân cƣ chiếm đến 48% tổng vốn đầu tƣ phát triển trong thời kỳ 2005-2013).
Những thuận lợi đƣợc rút ra từ đánh giá các điều kiện về yếu tố sản xuất đầu vào: - Vị trí địa lý là một trong những lợi thế nổi bật và quan trọng nhất của Thái Nguyên. Do trực diện tiếp giáp với các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, và có đƣờng giao thông thuận lợi đến các thành phố lớn, khu công nghiệp lớn, cảng biển (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) nên Thái Nguyên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết để phát triển, hợp tác đầu tƣ, trao đổi hàng hoá với các địa phƣơng trong nƣớc và quốc tế.
- Trình độ, kỹ năng của nguồn nhân lực của Tỉnh hiện ở mức tƣơng đối cao (tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2013 là 43,4%, cao hơn mức trung bình của cả nƣớc và cao nhất trong số các tỉnh vùng TD&MNPB). Lợi thế này cho phép Tỉnh nhanh chóng tiếp cận với các ngành, sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao và đi vào phát triển kinh tế tri thức theo xu hƣớng chung trên thế giới hiện nay, chuyển dần từ việc tăng trƣởng dựa chủ yếu vào tài nguyên và đầu tƣ sang dựa vào tri thức, tăng nhanh giá trị gia tăng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Thái Nguyên là một trong những trung tâm đào tạo lớn, đa ngành của vùng TD&MNPB, nơi tập trung số lƣợng tƣơng đối lớn nhân lực khoa học - công nghệ để thúc đẩy đổi mới và sáng tạo. Lực lƣợng sinh viên đại học, cao đẳng hiện chiếm 10-11% dân số của Tỉnh và sẽ tăng lên trong tƣơng lai (nếu nâng cao chất lƣợng, trình độ của các ngành đào tạo) sẽ trở thành một trong những trụ cột phát triển của Tỉnh.
- Thái Nguyên có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị cao, trữ lƣợng lớn đủ để phát triển một số ngành công nghiệp sản xuất vật liệu mới (trên cơ sở chế biến sâu và tăng hàm lƣợng KHCN của sản phẩm khoáng sản chế biến thành các loại vật liệu mới) nhƣ công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây dựng cao cấp và cơ khí chế tạo.
- Lãnh đạo Tỉnh thời gian qua đã có nhiều sáng kiến, đổi mới phƣơng thức lãnh đạo, quản lý, tạo đƣợc môi trƣờng đầu tƣ tốt (năm 2013, thứ hạng của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thái Nguyên tăng thêm 40 bậc, xếp thứ 17 trong tốp 20 tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cao trong cả nƣớc) tạo dựng đƣợc uy tín cao đối với cộng đồng các nhà đầu tƣ và doanh nghiệp, là động lực mới cho thu hút đầu tƣ phát triển thời gian tới.