5. Bố cục của luận văn
3.2.2. Những khó khăn
- Nền kinh tế tỉnh tuy đã đạt đƣợc một số thành tựu, nhất là về các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, song đến nay, quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé và ở điểm xuất phát thấp (GDP bình quân đầu ngƣời chỉ bằng 77,3% mức bình quân trong cả nƣớc).
- Nền kinh tế chƣa có tích lũy nội bộ đáng kể. Tỷ lệ huy động ngân sách còn thấp, chƣa đáp ứng nhu cầu chi ngân sách (chỉ bằng 59% chi ngân sách) và đầu tƣ phát triển.
- Trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của nhiều ngành và sản phẩm còn thấp. Nền kinh tế tăng trƣởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và chế biến thô. Thiếu sản phẩm chủ lực có tính đột phá và năng lực cạnh tranh cao. Các tiềm năng đất đai, điều kiện thiên nhiên, khí hậu, lợi thế về địa lý, về kết cấu hạ tầng chƣa đƣợc khai thác với hiệu quả cao.
- Hệ thống giao thông đối ngoại còn thiếu và yếu (các tuyến quốc lộ 3, 1B, 37 chật hẹp, xuống cấp, quá tải, cầu yếu; đƣờng cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên chậm hoàn thành, đƣờng Hồ Chí Minh và vành đai 5 của Hà Nội chƣa xây dựng).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển dân trí giữa các vùng trong tỉnh. Trình độ phát triển của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong Tỉnh còn thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo cao. Địa hình ở một số địa phƣơng trong tỉnh (nhất là các xã miền núi) phức tạp, suất đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng cao sẽ hạn chế việc giao lƣu kinh tế và khả năng thu hút đầu tƣ cho phát triển những địa bàn này.
- Chƣa có cơ chế, chính sách hợp lý và đủ mạnh để thu hút, phát huy năng lực của đội ngũ nhân lực trình độ cao trong các các trƣờng đại học, cao đẳng trên địa bàn phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Tỉnh. Việc trong mấy năm qua Tỉnh luôn có mức di dân thuần âm (số ngƣời đi khỏi tỉnh lớn hơn số ngƣời đến tỉnh) cho thấy Thái Nguyên chƣa có giải pháp mạnh và tạo đƣợc động lực để giữ và thu hút nhân lực, nhất là nhân lực trình độ cao.