5. Bố cục của luận văn
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
* Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ ngành kinh tế tuy phù hợp với kế hoạch Tỉnh đề ra và phù hợp với xu thế chung của cả nƣớc, nhƣng lại chƣa đem lại hiệu quả kinh tế và chƣa phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của Tỉnh.
- Nông nghiệp là ngành Thái Nguyên có thế mạnh và có năng lực cạnh tranh cao. Tuy tỷ trọng vốn đầu tƣ cho ngành này giảm từ 7,4% giai đoạn 2006-2010 xuống còn 4,4% trong giai đoạn 2011-2010 (tỷ lệ đầu tƣ giảm hơn 40%), nhƣng đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP toàn Tỉnh chỉ giảm từ hơn 23% xuống hơn 20% (tỷ lệ đóng góp giảm 13%). Điều này chứng tỏ nông nghiệp là ngành đem lại mức đóng góp rất ổn định cho GDP của Tỉnh nhƣng lại chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng hƣớng. Trong giai đoạn ngành nông nghiệp đƣợc đầu tƣ chiếm 7,4% trong cơ cấu đầu tƣ toàn Tỉnh giai đoạn 2006-2010 (mức đầu tƣ lớn nhất) thì hệ số ICOR ở mức thấp nhất (ICOR = 4,4), giai đoạn 2011-2013 nông nghiệp chỉ đƣợc đầu tƣ 4,4% nên ICOR giai đoạn này ở mức cao nhất (ICOR = 7,7). Do đó, có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ cho ngành nông nghiệp ở mức cao nhất nhƣng đầu tƣ cho nông nghiệp chƣa song hành với những đóng góp của nông nghiệp vào GDP. Tỉnh cần quan tâm đầu tƣ nhiều hơn cho nông nghiệp để ngành này phát huy đƣợc lợi thế của Tỉnh, ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tăng trƣởng kinh tế.
Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản thời kỳ 2006-2010 đạt 5,5%/năm, năm 2011 đạt 5,66% và năm 2012 đạt mức kỷ lục là 8,21%, năm 2013 đạt 8,4%, trong đó nông nghiệp tăng bình quân 6,98%, lâm nghiệp tăng bình quân 50,97%; thủy sản tăng bình quân 6,73%. Trong cơ cấu nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2011-2013, nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn là 94,77%; lâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nghiệp chiếm 3,18% và thuỷ sản chiếm 2,05%. Nhƣ vậy, mặc dù là tỉnh có diện tích rừng và đất rừng lớn, tỷ trọng giá trị sản xuất lâm sản thấp cho thấy tiềm năng này chƣa đƣợc khai thác và phát huy hiệu quả phục vụ cho phát triển kinh tế. Đối với ngành Thủy sản, tiềm năng diện tích mặt nƣớc có khả năng nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh có 6.925 ha, trong đó 2.285 ha ao, 1.140 ha hồ chứa vừa và nhỏ, 2.500 ha hồ chứa lớn, 1.000 ha ruộng lúa có khả năng nuôi cá - lúa kết hợp. Ngoài ra, còn có khoảng 12.000 ha diện tích sông suối có khả năng nuôi và khai thác thuỷ sản tự nhiên nhƣng việc khai thác, nuôi trồng thủy sản chƣa đƣợc chú trọng.
- Ngành công nghiệp: Trong 9 năm qua (2005-2013), công nghiệp - xây dựng Thái Nguyên tăng trƣởng nhanh, đóng góp lớn nhất vào tăng trƣởng kinh tế và chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP của Tỉnh. Tốc độ tăng trƣởng GDP khu vực công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2005-2013 là 13,48%/năm và đóng góp 41,27% tổng GDP của tỉnh năm 2013 (năm 2005 là 38,71%). Tuy nhiên trong giai đoạn này tỷ trọng cơ cấu đầu tƣ cho công nghiệp ở mức rất cao 44% tổng vốn đầu tƣ cho nền kinh tế. Công nghiệp chế biến chế tạo tuy đƣợc đầu tƣ ở mức cao nhƣng đóng góp vào GDP chƣa tƣơng xứng. Các ngành công nghiệp khác cũng có tốc độ tăng trƣởng chƣa cao. Xây dựng đƣợc đầu tƣ nhiều nhƣng cũng chƣa đóng góp đƣợc nhiều cho GDP của tỉnh Thái Nguyên.
- Ngành dịch vụ: Thái Nguyên có điều kiện thuận lợi gần thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Bắc Bộ, do vậy sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách vùng Bắc Bộ nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, các khu công nghiệp lớn của Hà Nội và các tỉnh lân cận cũng cung cấp một thị trƣờng khách du lịch tiềm năng cho Thái Nguyên. Tuy nhiên tốc độ phát triển ngành dịch vụ chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của Tỉnh. Nguyên nhân là do chính sách giảm bớt tỷ trọng vốn đầu tƣ cho dịch vụ, tập trung tăng cƣờng vốn đầu tƣ cho công nghiệp – xây dựng nên những năm qua, dịch vụ chƣa có bƣớc phát triển vƣợt bậc.
* Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ chƣa cao
Do cơ cấu đầu tƣ giữa các ngành và trong nội bộ ngành còn chƣa hợp lý nên chƣa tận dụng đƣợc triệt để yếu tố nguồn lực, vì vậy diễn ra tình trạng lãng phí.
Nông nghiệp phát triển ổn định nhƣng cơ cấu chuyển đổi chậm, ngành nghề dịch vụ trong nông thôn kém phát triển; một số tiến bộ kỹ thuật áp dụng ra diện rộng còn hạn chế. Sản phẩm qua chế biến thấp, tiêu thụ khó khăn, giá trị thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sản xuất công nghiệp chƣa ổn định, công nghiệp địa phƣơng nhỏ bé về quy mô, trình độ công nghiệp lạc hậu, sản phẩm chất lƣợng thấp, giá thành cao, một số sản phẩm khó tiêu thụ, sức cạnh tranh của một số sản phẩm trên thị trƣờng yếu.
Về công nghiệp khai khoáng: Thái Nguyên đƣợc cho là tỉnh có tiềm năng phong phú về khoáng sản, tuy nhiên trữ lƣợng không lớn, các mỏ lại phân tán, chất lƣợng khoáng sản ở dạng trung bình và thấp (khoáng sản nghèo) lẫn nhiều khoáng chất khác gây khó khăn cho việc tuyển khoáng sản và chế biến. Do các mỏ đã tổ chức khai thác đều có trữ lƣợng nhỏ, nên các chủ dự án không thể đầu tƣ khai thác công nghiệp, mà chủ yếu áp dụng công nghệ khai thác cơ giới kết hợp thủ cộng, các công đoạn: Khoan nổ mìn, đập thủ công, qua nghiền máy và phân loại hoặc xúc, bốc khoáng sản trực tiếp bằng máy xúc thuỷ lực, vận tải khoáng sản bằng ôtô, với thiết bị sản xuất trong và ngoài nƣớc; thiết bị trong công nghệ khai thác đơn giản, phần thiết bị chế biến các doanh nghiệp chƣa đầu tƣ hoặc mới chỉ có sàng phân loại, nhƣng vẫn bằng phƣơng pháp thủ công là chính.
Nhìn chung, ngành công nghiệp ở Thái Nguyên do trình độ công nghệ còn thấp nên giá trị gia tăng thấp và nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng lớn, nên chƣa thực sự tạo động lực bền vững và lâu dài cho phát triển kinh tế Tỉnh. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu tiêu dùng trong nƣớc. Chỉ có một số sản phẩm khai khoáng đƣợc xuất khẩu, nhƣng chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô sang Trung Quốc, nên giá trị gia tăng thấp và phụ thuộc vào thị trƣờng này. Rõ ràng là Thái Nguyên còn thiếu các ngành công nghiệp chế biến có trình độ công nghệ cao, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng lớn.
Công tác quản lý chỉ đạo điều hành thiếu chặt chẽ, chậm đổi mới, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, thiêu năng động, hoạt động xúc tiến đầu tƣ và thƣơng mại kém hiệu quả.
Vì vậy, việc xác định phƣơng hƣớng và giải quyết chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ theongành kinh tế của Tỉnh trong thời gian tới thực sự cần thiết và là yêu cầu cấp thiết trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƢ