Giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ và sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ theo

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu đầu tư tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2013, định hướng đến năm 2020 (Trang 76)

5. Bố cục của luận văn

4.3. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ và sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ theo

ngành kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

4.3.1. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

4.3.1.1. Ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản

- Đối với ngành nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Đẩy mạnh phát triển, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi (trong trồng trọt thì tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm) và phát triển các ngành nghề, dịch vụ nông thôn, tạo nên sự phát triển hài hòa, bổ trợ lẫn nhau giữa các ngành kinh tế nông nghiệp và nông thôn.

+ Ngành trồng trọt

Trong ngành trồng trọt, sản xuất lƣơng thực đóng vai trò chủ đạo (chiếm 52,2% GTSX của ngành), tiếp đến là cây công nghiệp dài ngày (chiếm 17,06% tổng GTSX), rau đậu chiếm 12,28%, cây ăn quả chiếm 8,02% và cây công nghiệp ngắn ngày chiếm 3,15%.

Cây công nghiệp dài ngày chủ yếu là cây chè. Năm 2013, tổng diện tích chè có 18.605 ha, trong đó diện tích đang thu hoạch 16.968 ha với sản lƣợng 184.886 tấn chè búp tƣơi. Ngoài tiêu dùng trong nƣớc, cây chè là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh, chiếm khoảng 10% tổng khối lƣợng chè xuất khẩu của cả nƣớc. Giá trị xuất khẩu của cây chè ngày càng tăng đem lại lợi thế lớn cho Thái Nguyên.

Do đó, cần chú trọng phát triển vùng sản xuất chè truyền thống và phát triển diện tích các cây lƣơng thực chủ yếu (lúa nƣớc, ngô, khoai lang, sắn), mở rộng diện tích trồng chè, tăng vốn đầu tƣ hỗ trợ cho các hợp tác xã trồng chè. Các giải pháp chủ yếu cho ngành trồng trọt là tăng vốn đầu tƣ cho các cây lƣơng thực chủ yếu và cây công nghiệp chủ đạo, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển giống mới cho năng suất,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chất lƣợng cao. Các yếu tố về thủy lợi, điện, đƣờng giao thông cần đƣợc đầu tƣ để đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là vốn FDI. Để thu hút đƣợc vốn FDI vào nông nghiệp thì Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng cần vƣợt qua các thách thức nhƣ chính sách thƣơng mại và thủ tục hành chính cần rõ ràng và minh bạch hơn, tạo một hệ thống thuế cạnh tranh, tạo cơ hội tiếp cận giữa nông dân và các doanh nghiệp để gắn kết chặt chẽ giữa ngƣời nông dân và doanh nghiệp…

Thay vì tập trung vào sản xuất, Tỉnh nên tập trung vào nhu cầu thị trƣờng và tiêu dùng để mở ra nhiều cơ hội hơn cho ngành nông nghiệp.

Tích cực tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, cũng nhƣ quan tâm đầu tƣ tăng chất lƣợng các sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng là giải pháp quan trọng phát triển ngành nông nghiệp.

+ Ngành chăn nuôi

Tăng đầu tƣ cho chăn nuôi để chăn nuôi phát triển theo hƣớng chuyển dịch sang hình thức tổ chức tập trung trang trại, gia trại để nâng cao hiệu quả, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trƣờng (tính đến năm 2013, trên địa bàn Tỉnh có 411 trang trại chăn nuôi tập trung). Các cơ quan chức năng và các địa phƣơng tập trung thực hiện tốt công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm bảo đảm phát triển ổn định và bền vững.

Phát huy lợi thế và đƣa vào sử dụng những giống mới trong chăn nuôi

Kết quả là tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh (từ 28,16% năm 2005 lên 42,36% năm 2013), cho thấy chăn nuôi đang trở thành ngành sản xuất nông nghiệp chính trong kinh tế Tỉnh.

Đặc điểm phát triển ngành chăn nuôi của Tỉnh là trong khi đàn gia cầm và đàn lợn tăng liên tục (đàn gia cầm tăng từ 4,6 triệu con năm 2005 lên 8,3 triệu con năm 2013, đàn lợn tƣơng ứng là 491,3 nghìn và 544,8 nghìn, đàn dê tƣơng ứng là 7,3 nghìn và 22,5 nghìn), thì đàn trâu và đàn bò liên tục giảm (đàn trâu năm 2005 có 114,4 nghìn con, năm 2013 có 70,6 nghìn con, đàn bò tƣơng ứng là 43,3 nghìn con và 34,8 nghìn con). Nguyên nhân giảm là do mở rộng cơ giới hóa, nên giảm nhu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cầu nuôi trâu, bò làm sức kéo. Để khôi phục và có tăng trƣởng, cần tăng cƣờng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, nâng cao tỷ lệ đàn bò lai Sind, trâu lai, đầu tƣ phát triển nuôi bò sữa để tăng giá trị của vật nuôi.

+ Dịch vụ nông nghiệp

Tăng đầu tƣ cho các dịch vụ chuyển giao công nghệ, khuyến nông, bảo vệ thực vật, áp dụng các loại giống vật nuôi, cây trồng… mới đƣợc phổ biến rộng rãi, góp phần gia tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm.

- Đối với ngành lâm nghiệp

Tốc độ tăng trung bình của ngành lâm nghiệp trong giai đoạn 2005-2011 khoảng 5,2% và tăng đột biến trong năm 2012, lên đến 51% (nguyên nhân là do tăng rất nhanh khai thác gỗ và lâm, chủ yếu là khai thác gỗ rừng trồng). Trong tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, tỷ trọng sản phẩm khai thác lâm sản chiếm 93,63%; trồng và nuôi rừng chiếm 14,44%; và khác chiếm 1,90%. Mở rộng diện tích rừng trồng không những đem lại nhiều lợi ích kinh tế mà còn góp phần cải tạo môi trƣờng sống.

- Đối với ngành thủy sản

Tăng đầu tƣ cho khu vực nuôi trồng thủy sản, đặc biệt ở khu vực Hồ Núi Cốc. Việc nuôi trồng thủy sản ở đây chƣa đƣợc quy hoạch phát triển tƣơng xứng với tiềm năng phát triển thực tế.

4.3.1.2. Ngành công nghiệp – xây dựng

Trong ngành công nghiệp – xây dựng thì công nghiệp khai khoáng mang lại hiệu quả đầu tƣ cao nhất nhƣng giảm dần qua các năm. Ngành chế biến chế tạo đang đƣợc quan tâm đầu tƣ đang cần lƣợng vốn đầu tƣ lớn để đầu tƣ máy móc thiết bị, khoa học công nghệ

4.3.1.3. Ngành dịch vụ

Trong giai đoạn 2005-2010, bán buôn bán lẻ là ngành đóng góp nhiều cho GDP, nhƣng hiện nay ngành này đã tƣơng đối bão hòa. Tỷ trọng vốn đầu tƣ lớn nhƣng hiệu quả đóng góp vào GDP chƣa tƣơng xứng. Bằng chứng là rất nhiều trung tâm thƣơng mại, siêu thị, chợ truyền thống đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣng sau khi hoàn thành vẫn để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trống do lợi nhuận ngành giảm nên không thu hút đƣợc đầu tƣ. Do đó, tỷ trọng cơ cấu đầu tƣ cho ngành bán buôn bán lẻ cần giảm trong giai đoạn tới.

Giáo dục đào tạo, thông tin truyền thông và hoạt động kinh doanh bất động sản là các ngành có tỷ trọng đóng góp cho GDP cao hơn nhiều tỷ trọng đầu tƣ. Đây cũng là những ngành cần có định hƣớng phát triển dài hạn vì phù hợp với xu thế phát triển của nƣớc ta, cũng nhƣ của các nƣớc phát triển khác trong khu vực.

Cơ cấu đầu tƣ cho các ngành khác trong nội bộ ngành dịch vụ tƣơng đối ổn định do mức độ đóng góp cho GDP khá tƣơng xứng với mức độ đầu tƣ cho ngành.

4.3.2. Giải pháp sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trong nội bộ ngành kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

4.3.2.1. Ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản

+ Ngành nông nghiệp

Chuyển đổi thời vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Trong trồng trọt, mạnh dạn chuyển đổi một số đất lúa hiệu quả thấp sang trồng các loại cây trồng, vật nuôi khác hiệu quả hơn (trồng chè, cây thực phẩm, hoa/cây cảnh, nuôi bò thịt, lợn, gia cầm…). Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng trồng cây thực phẩm sạch chất lƣợng cao, vùng chuyên canh chè sạch tập trung, trồng dƣợc liệu, cây thức ăn gia súc. Bố trí cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái, tăng vụ, tăng hệ số quay vòng đất, nâng cao thu nhập trên 1 ha đất canh tác. Tích cực sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới, giống lai, giống nhập ngoại nhằm tạo sự đột phá về năng suất, chất lƣợng cho sản phẩm nông, lâm nghiệp.

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất: Xu hƣớng chung là giảm dần và tiến tới ổn định đất trồng lúa trên diện tích đảm bảo nƣớc tƣới, tiêu chủ động và có điều kiện thâm canh cao sản đem lại hiệu quả kinh tế. Chuyển đổi diện tích cây trồng năng suất thấp, không chủ động đƣợc nguồn nƣớc tƣới sang trồng cây công nghiệp, cây màu có năng suất, hiệu quả cao hơn. Triệt để khai thác mặt nƣớc sông, hồ, các công tình thuỷ lợi và ruộng trũng để nuôi thủy sản.

Chuyển đổi tập quán canh tác, mô hình sản xuất: Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, chuyển đổi sang mô hình sản xuất nông nghiệp với quy mô phù hợp. Tạo điều kiện cho các hộ gia đình thực hiện tích tụ ruộng đất, xây dựng tiền đề cho quá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Đầu tƣ phát triển sản xuất theo mô hình trang trại, gia trại. Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết: giữa nông dân với nông dân thông qua các tổ chức hội, giữa nông dân với các cơ sở tiêu thụ, chế biến thông qua các hợp đồng kinh tế. Chú trọng phát triển hình thức liên kết “4 nhà”, tạo chu trình khép kín, liên hoàn, ổn định giữa các khâu nghiên cứu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ, nâng cao năng suất, chất lƣợng, sức cạnh tranh của sản phẩm để có thể hội nhập kinh tế thế giới.

Chuyển đổi thành phần kinh tế: Vận dụng linh hoạt các chủ trƣơng, chính sách, các luật kinh tế nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Khuyến khích phát triển đa dạng kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình, hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp. Hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình theo hƣớng gia trại, từng bƣớc chuyển đổi thành doanh nghiệp khi có đủ điều kiện.

Chuyển đổi cơ cấu lao động: Cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu giữa các ngành nghề trong nông nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, đƣa công nghiệp về nông thôn, phát triển thêm các ngành nghề, các loại hình dịch vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học-kỹ thuật nông nghiệp, tăng cƣờng công tác khuyến nông, khuyến lâm và phổ biến, chuyển giao kiến thức khoa học, kỹ thuật để ngƣời nông dân có thể nắm bắt, áp dụng trực tiếp, hiệu quả vào quá trình sản xuất.

Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn gồm: giao thông, điện, nƣớc, thuỷ lợi, các trạm giống cây trồng vật nuôi, thú y, bảo vệ thực vật; v.v… Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Mở rộng các loại hình dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Trồng trọt vẫn cần đƣợc xác định là ngành sản xuất then chốt trong nông nghiệp, cần tập trung thâm canh, tích cực tìm kiếm và mạnh dạn đƣa vào sản xuất các loại giống cây trồng mới có giá trị kinh tế và đem lại hiệu quả cao. Cụ thể:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cây lúa: đầu tƣ phát triển với mục tiêu góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực

vững chắc trên địa bàn, ổn định đời sống dân cƣ. Hƣớng chủ yếu là thâm canh chiều sâu, sử dụng giống lúa mới, lúa chất lƣợng cao. Hình thành một số vùng sản xuất lúa tập trung theo hƣớng cao sản, chất lƣợng cao, tạo lƣơng thực hàng hóa. Chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa và màu hiệu quả thấp sang các cây trồng khác đem lại hiệu quả cao hơn nhƣ cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm, chăn nuôi (bao gồm cả trồng cây thức ăn gia súc) và hoa, cây cảnh.

Cây ngô: Tiếp tục mở rộng diện tích cây ngô, chủ yếu xen canh trên đất lúa. Cây chất bột (khoai lang, sắn): Thực hiện thâm canh để tăng năng suất và

bảo vệ đất.

Cây thực phẩm và các loại hoa, cây cảnh, cây dược liệu: Thu hút đầu tƣ phát

triển các trang trại ứng dụng công nghệ cao, mô hình sản xuất nhà lƣới, nhà kính sản xuất rau sạch, nấm, hoa/cây cảnh chất lƣợng cao. Bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, vùng cây trồng hàng hóa tập trung, hỗ trợ chuyển giao giống, quy trình kỹ thuật trồng và sơ chế, bảo quản sản phẩm, xác nhận nguồn gốc nông sản, thông tin thị trƣờng, tìm kiếm đối tác chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản cho nông dân.

Rau quả thực phẩm các loại và cây dược liệu: Mở rộng diện tích trồng các

loại cây rau, quả, củ thực phẩm, tập trung phát triển các vùng sản xuất rau quả sạch, an toàn cung cấp chủ yếu cho xuất khẩu và tiêu các đô thị trong Vùng.

Cây chè

Khai thác lợi thế tự nhiên về trồng chè của tỉnh nhằm tăng giá trị thƣơng phẩm, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn của tỉnh.

Với chăn nuôi: Quy hoạch bố trí đất cho phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Khuyến khích thu hút các dự án đầu tƣ chăn nuôi công nghiệp, sản xuất giống, sản xuất thức ăn gia súc và cung cấp dịch vụ thú y. Quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung tạo giá trị hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hóa, đảm bảo công tác thú y và xử lý môi trƣờng. Gắn phát triển chăn nuôi với các cơ sở chế biến, giết mổ tập trung v.v.

Phát triển chăn nuôi theo phƣơng pháp công nghiệp tập trung theo mô hình trang trại, gia trại; áp dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến, mở rộng việc cơ giới hóa quy trình chăn nuôi. Tăng cƣờng cải tạo giống, sử dụng giống mới, nâng cao chất lƣợng đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là các giống vật nuôi vừa có khả năng kháng bệnh vừa cho hiệu quả kinh tế cao. Chú trọng công tác thú y, phòng chống, phát hiện sớm và dập tắt kịp thời các dịch bệnh. Tăng cƣờng quản lý, kiểm tra khâu giết mổ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tích cực tìm thị trƣờng ổn định để tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi.

Ngoài các vật nuôi phổ biến, nên đầu tƣ vào chăn nuôi khác: tận dụng điều kiện đặc thù của mỗi huyện để phát triển thêm một số vật nuôi khác nhằm giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập tăng nhƣ: ong mật, tằm, nhím, hƣơu, ba ba, thỏ, rắn… theo mô hình trang trại, gia trại. Đây là hình thức đầu tƣ khá hiệu quả ở các địa phƣơng khác.

+ Ngành lâm nghiệp

Đầu tƣ tập trung bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, bảo vệ và nâng cao tính đa dạng sinh học. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, chú trọng trồng rừng phòng hộ, rừng sinh thái, cảnh quan. Khai thác gỗ và lâm sản hợp lý đảm bảo tái sinh rừng, tận dụng khai thác các lâm đặc sản, tạo sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và phục vụ xuất khẩu. Thực hiện xã hội hóa nghề rừng đảm bảo rừng và đất rừng có chủ thực sự, gắn liền với việc tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Căn cứ vào tiềm năng trữ lƣợng gỗ và suất tăng trƣởng của rừng để xác định khối lƣợng khai thác rừng tự nhiên hợp lý, đảm bảo tái sinh rừng. Khai thác rừng và lâm sản cần gắn với việc tái tạo và trồng rừng nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu về độ che phủ của rừng. Cụ thể:

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu đầu tư tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2013, định hướng đến năm 2020 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)