Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu đầu tƣở tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu đầu tư tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2013, định hướng đến năm 2020 (Trang 60)

5. Bố cục của luận văn

3.4.Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu đầu tƣở tỉnh Thái Nguyên

3.4.1. Những kết quả đạt được

Hƣớng chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ ở Thái Nguyên phù hợp với chủ trƣơng của Tỉnh và phù hợp với xu thế chung của cả nƣớc là giảm tỷ trọng đầu tƣ cho ngành nông, lâm, thủy sản; tăng tỷ trọng đầu tƣ cho ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ.

Trong từng ngành cũng có sự chuyển dịch tích cực. Trong cơ cấu đầu tƣ ngành công nghiệp – xây dựng, công nghệ chế biến có tỷ trọng tăng lên. Trong cơ cấu đầu tƣ ngành nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng thay đổi theo hƣớng chuyển sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao thay cho cây lƣơng thực; chăn nuôi tập trung đầu tƣ vào những vật nuôi nhƣ bò, lợn, dê, gia cầm phát triển theo hƣớng nâng cao chất lƣợng thịt để phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Ngành dịch vụ cũng đạt đƣợc đầu tƣ đúng mức với tỷ trọng cơ cấu đầu tƣ giảm dần, phù hợp với tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành này.

Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ trong nền kinh tế trong giai đoạn 2005-2013 tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và phân công lao động vào các ngành kinh tế. Cụ thể, lao động đã chuyển đáng kể từ lao động trong nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản sang các ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ. Tỷ lệ dân thành thị tăng. Nhiều khu công nghiệp cụm công nghiệp ra đời đã thu hút hàng nghìn lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Đời sống của các tầng lớp nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt.

3.4.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ tuy phù hợp với kế hoạch đề ra nhƣng tốc độ tăng trƣởng kinh tế giảm mạnh trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Tỉnh thƣờng không đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Năm 2013: tốc độ tăng trƣởng kinh tế thực tế của Tỉnh đạt 6,6% (kế hoạch: 9%), năm 2012 tốc độ tăng trƣởng thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tế là 7,2% trong khi tốc độ tăng trƣởng kinh tế kế hoạch là 11%, năm 2011 tốc độ tăng trƣởng kinh tế thực tế: 9,36% (kế hoạch: 12%). Nhƣ vậy, dù đã điều chỉnh tốc độ tăng trƣởng kinh tế kế hoạch giảm dần qua các năm từ 12% năm 2011 còn 9% năm 2013, nhƣng Tỉnh vẫn chƣa đạt đƣợc kế hoạch đề ra.

Mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tƣ còn thấp (thể hiện ở chỉ số ICOR cao). Giai đoạn 2011-2013 ICOR ở mức cao kỷ lục thể hiện sự lãng phí và sử dụng vốn đầu tƣ chƣa hiệu quả.

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

* Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ ngành kinh tế tuy phù hợp với kế hoạch Tỉnh đề ra và phù hợp với xu thế chung của cả nƣớc, nhƣng lại chƣa đem lại hiệu quả kinh tế và chƣa phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của Tỉnh.

- Nông nghiệp là ngành Thái Nguyên có thế mạnh và có năng lực cạnh tranh cao. Tuy tỷ trọng vốn đầu tƣ cho ngành này giảm từ 7,4% giai đoạn 2006-2010 xuống còn 4,4% trong giai đoạn 2011-2010 (tỷ lệ đầu tƣ giảm hơn 40%), nhƣng đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP toàn Tỉnh chỉ giảm từ hơn 23% xuống hơn 20% (tỷ lệ đóng góp giảm 13%). Điều này chứng tỏ nông nghiệp là ngành đem lại mức đóng góp rất ổn định cho GDP của Tỉnh nhƣng lại chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng hƣớng. Trong giai đoạn ngành nông nghiệp đƣợc đầu tƣ chiếm 7,4% trong cơ cấu đầu tƣ toàn Tỉnh giai đoạn 2006-2010 (mức đầu tƣ lớn nhất) thì hệ số ICOR ở mức thấp nhất (ICOR = 4,4), giai đoạn 2011-2013 nông nghiệp chỉ đƣợc đầu tƣ 4,4% nên ICOR giai đoạn này ở mức cao nhất (ICOR = 7,7). Do đó, có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ cho ngành nông nghiệp ở mức cao nhất nhƣng đầu tƣ cho nông nghiệp chƣa song hành với những đóng góp của nông nghiệp vào GDP. Tỉnh cần quan tâm đầu tƣ nhiều hơn cho nông nghiệp để ngành này phát huy đƣợc lợi thế của Tỉnh, ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tăng trƣởng kinh tế.

Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản thời kỳ 2006-2010 đạt 5,5%/năm, năm 2011 đạt 5,66% và năm 2012 đạt mức kỷ lục là 8,21%, năm 2013 đạt 8,4%, trong đó nông nghiệp tăng bình quân 6,98%, lâm nghiệp tăng bình quân 50,97%; thủy sản tăng bình quân 6,73%. Trong cơ cấu nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2011-2013, nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn là 94,77%; lâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp chiếm 3,18% và thuỷ sản chiếm 2,05%. Nhƣ vậy, mặc dù là tỉnh có diện tích rừng và đất rừng lớn, tỷ trọng giá trị sản xuất lâm sản thấp cho thấy tiềm năng này chƣa đƣợc khai thác và phát huy hiệu quả phục vụ cho phát triển kinh tế. Đối với ngành Thủy sản, tiềm năng diện tích mặt nƣớc có khả năng nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh có 6.925 ha, trong đó 2.285 ha ao, 1.140 ha hồ chứa vừa và nhỏ, 2.500 ha hồ chứa lớn, 1.000 ha ruộng lúa có khả năng nuôi cá - lúa kết hợp. Ngoài ra, còn có khoảng 12.000 ha diện tích sông suối có khả năng nuôi và khai thác thuỷ sản tự nhiên nhƣng việc khai thác, nuôi trồng thủy sản chƣa đƣợc chú trọng.

- Ngành công nghiệp: Trong 9 năm qua (2005-2013), công nghiệp - xây dựng Thái Nguyên tăng trƣởng nhanh, đóng góp lớn nhất vào tăng trƣởng kinh tế và chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP của Tỉnh. Tốc độ tăng trƣởng GDP khu vực công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2005-2013 là 13,48%/năm và đóng góp 41,27% tổng GDP của tỉnh năm 2013 (năm 2005 là 38,71%). Tuy nhiên trong giai đoạn này tỷ trọng cơ cấu đầu tƣ cho công nghiệp ở mức rất cao 44% tổng vốn đầu tƣ cho nền kinh tế. Công nghiệp chế biến chế tạo tuy đƣợc đầu tƣ ở mức cao nhƣng đóng góp vào GDP chƣa tƣơng xứng. Các ngành công nghiệp khác cũng có tốc độ tăng trƣởng chƣa cao. Xây dựng đƣợc đầu tƣ nhiều nhƣng cũng chƣa đóng góp đƣợc nhiều cho GDP của tỉnh Thái Nguyên.

- Ngành dịch vụ: Thái Nguyên có điều kiện thuận lợi gần thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Bắc Bộ, do vậy sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách vùng Bắc Bộ nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, các khu công nghiệp lớn của Hà Nội và các tỉnh lân cận cũng cung cấp một thị trƣờng khách du lịch tiềm năng cho Thái Nguyên. Tuy nhiên tốc độ phát triển ngành dịch vụ chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của Tỉnh. Nguyên nhân là do chính sách giảm bớt tỷ trọng vốn đầu tƣ cho dịch vụ, tập trung tăng cƣờng vốn đầu tƣ cho công nghiệp – xây dựng nên những năm qua, dịch vụ chƣa có bƣớc phát triển vƣợt bậc.

* Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ chƣa cao

Do cơ cấu đầu tƣ giữa các ngành và trong nội bộ ngành còn chƣa hợp lý nên chƣa tận dụng đƣợc triệt để yếu tố nguồn lực, vì vậy diễn ra tình trạng lãng phí.

Nông nghiệp phát triển ổn định nhƣng cơ cấu chuyển đổi chậm, ngành nghề dịch vụ trong nông thôn kém phát triển; một số tiến bộ kỹ thuật áp dụng ra diện rộng còn hạn chế. Sản phẩm qua chế biến thấp, tiêu thụ khó khăn, giá trị thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sản xuất công nghiệp chƣa ổn định, công nghiệp địa phƣơng nhỏ bé về quy mô, trình độ công nghiệp lạc hậu, sản phẩm chất lƣợng thấp, giá thành cao, một số sản phẩm khó tiêu thụ, sức cạnh tranh của một số sản phẩm trên thị trƣờng yếu.

Về công nghiệp khai khoáng: Thái Nguyên đƣợc cho là tỉnh có tiềm năng phong phú về khoáng sản, tuy nhiên trữ lƣợng không lớn, các mỏ lại phân tán, chất lƣợng khoáng sản ở dạng trung bình và thấp (khoáng sản nghèo) lẫn nhiều khoáng chất khác gây khó khăn cho việc tuyển khoáng sản và chế biến. Do các mỏ đã tổ chức khai thác đều có trữ lƣợng nhỏ, nên các chủ dự án không thể đầu tƣ khai thác công nghiệp, mà chủ yếu áp dụng công nghệ khai thác cơ giới kết hợp thủ cộng, các công đoạn: Khoan nổ mìn, đập thủ công, qua nghiền máy và phân loại hoặc xúc, bốc khoáng sản trực tiếp bằng máy xúc thuỷ lực, vận tải khoáng sản bằng ôtô, với thiết bị sản xuất trong và ngoài nƣớc; thiết bị trong công nghệ khai thác đơn giản, phần thiết bị chế biến các doanh nghiệp chƣa đầu tƣ hoặc mới chỉ có sàng phân loại, nhƣng vẫn bằng phƣơng pháp thủ công là chính.

Nhìn chung, ngành công nghiệp ở Thái Nguyên do trình độ công nghệ còn thấp nên giá trị gia tăng thấp và nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng lớn, nên chƣa thực sự tạo động lực bền vững và lâu dài cho phát triển kinh tế Tỉnh. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu tiêu dùng trong nƣớc. Chỉ có một số sản phẩm khai khoáng đƣợc xuất khẩu, nhƣng chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô sang Trung Quốc, nên giá trị gia tăng thấp và phụ thuộc vào thị trƣờng này. Rõ ràng là Thái Nguyên còn thiếu các ngành công nghiệp chế biến có trình độ công nghệ cao, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng lớn.

Công tác quản lý chỉ đạo điều hành thiếu chặt chẽ, chậm đổi mới, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, thiêu năng động, hoạt động xúc tiến đầu tƣ và thƣơng mại kém hiệu quả.

Vì vậy, việc xác định phƣơng hƣớng và giải quyết chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ theongành kinh tế của Tỉnh trong thời gian tới thực sự cần thiết và là yêu cầu cấp thiết trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƢ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020

4.1. Bối cảnh trong và ngoài tỉnh tác động đến chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ ở tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng TD&MNPB (đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2013) xác định: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trƣởng kinh tế của vùng TD&MNPB với định hƣớng tập trung “Phát triển công nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác, điện tử, công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghiệp ô tô, xe máy, các sản phẩm máy móc thiết bị phức tạp, độ chính xác cao trên hành lang kinh tế Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Việt Trì; Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang”.

Là một trong ba tỉnh phát triển nhất trong vùng TD&MNPB (tính theo GDP bình quân đầu ngƣời), Thái Nguyên sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào việc đạt đƣợc mục tiêu tổng quát về tăng trƣởng kinh tế đặt ra cho vùng “Phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2011-2015 khoảng 9,5-10% và trên 10% thời kỳ 2016-2020. Từng bƣớc thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức GDP bình quân đầu ngƣời so với mức trung bình cả nƣớc”.

, HĐ

. Với lực lƣợng tƣơng đối đông đảo đội ngũ nhân lực trình độ cao tập trung trong các trƣờng đại học và cao đẳng, nếu có cơ chế, chính sách phát huy tốt năng lực của đội ngũ này, trong thời kỳ đến năm 2030, Thái Nguyên hoàn toàn có khả năng trở thành một trong các trung tâm đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học lớn và có uy tín.

Đối với vùng Hà Nội, trong Quy hoạch phát triển vùng đang đƣợc xây dựng, Thái Nguyên đƣợc xác định sẽ đóng vai trò công nghiệp vệ tinh, cung cấp đào tạo chất lƣợng cao (đào tạo nghề và đào tạo đại học), có bệnh viện đa khoa khu vực phục vụ không chỉ riêng Tỉnh mà cả một số địa phƣơng khác trong vùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tình hình kinh tế - xã hội nƣớc ta trong năm 2014 về cơ bản có nhiều cải thiện theo hƣớng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng trƣởng các khu vực nhìn chung ổn định, sản xuất công nghiệp có những yếu tố tích cực, trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt mức tăng khá. Cầu tiêu dùng có chuyển biến tốt. Xuất siêu ở mức cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, kinh tế - xã hội nƣớc ta tiếp tục đối mặt với những thách thức và khó khăn. Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mặc dù có những yếu tố thuận lợi hơn nhƣng việc giải quyết hàng hóa tồn kho vẫn là vấn đề nan giải. Tổng cầu trong nƣớc tăng chậm. Vì vậy, để đạt mục tiêu tăng trƣởng GDP cả năm ở mức 5,8%, các Bộ, ngành, các địa phƣơng cần tiếp tục thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp chính sách vĩ mô nhằm tháo gỡ những nút thắt quan trọng, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn trong những tháng cuối năm, tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 13/8/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về điều hành thực hiện nhiệm vụ chính sách tài chính - ngân sách Nhà nƣớc những tháng cuối năm 2014. Theo đó, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô. Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và đặc biệt là lạm phát, góp phần ổn định thị trƣờng tiền tệ. Điều hành tỷ giá linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế. Triển khai các giải pháp tín dụng để đáp ứng vốn cho nền kinh tế.

Hai là, triển khai thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, từng bƣớc giải quyết dứt điểm những nút thắt nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nhƣ: Xử lý nợ xấu, tăng tổng cầu, hỗ trợ thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nợ đọng ngân sách... Thực hiện nghiêm và đồng bộ Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/8/2014 của Chính phủ về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ba là, đẩy mạnh cải cách hành chính trong đầu tƣ xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng. Cơ chế phân cấp đầu tƣ phải bảo đảm tính đồng bộ giữa các địa phƣơng, giữa các vùng, tránh sự lãng phí và tạo động lực để các địa phƣơng phát huy thế mạnh kinh tế riêng có của mình. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch xây dựng, đảm bảo quy hoạch phải mang tính dài hạn, khả thi về nguồn lực đầu tƣ và lộ trình thực hiện, đồng thời tăng cƣờng giám sát, kiểm tra lĩnh vực đầu tƣ xây dựng ngay từ khâu đầu của quá trình đầu tƣ. Thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động mọi nguồn lực, qua đó góp phần tăng tổng cầu, hỗ trợ tăng trƣởng và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

Bốn là, tập trung hoàn thiện quy hoạch phát công nghiệp hỗ trợ theo ngành, sản phẩm cụ thể. Xây dựng, đổi mới và ban hành những chính sách đủ mạnh và có tính ƣu đãi cao nhằm khuyến khích các nhà đầu tƣ phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đầu tƣ nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra cần tăng cƣờng sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Năm là, cải tiến hệ thống chính sách an sinh xã hội theo hƣớng tập trung, đầy

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu đầu tư tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2013, định hướng đến năm 2020 (Trang 60)