Xác lập chuẩn, tiêu chí đánh giá cho quy trình dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên bộ môn khoa học xã hội nhân văn và kinh tế khoa quốc tế đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng luận văn ths giáo dục học (Trang 90 - 93)

3.3.2.1.Ý nghĩa

Quản lý chất lượng là quản lý theo tiêu chuẩn vì vậy xây dựng chuẩn, tiêu chí đánh giá là bước quan trọng của việc xây dựng quy trình.

81

Xác định tiêu chí đánh giá cho từng nội dung quản lý giúp nhà quản lý và các thành viên thấy rõ tiến độ và kết quả đạt được của GV khi thực hiện quy trình. Đồng thời việc thực hiện quy trình được ĐBCL ngay từ khâu đầu tiên. GV không thể bỏ qua các giai đoạn hoặc tự ý chuyển sang giai đoạn khác khi chưa hoàn thành công việc của giai đoạn trước bởi lẽ sản phẩm của giai đoạn trước là đầu vào của giai đoạn kế tiếp. Nhờ vậy, các nội dung quản lý được bảo đảm chất lượng một cách toàn vẹn.

3.3.2.2.Nội dung

Xây dựng chuẩn, tiêu chí đánh giá cho từng nội dung quản lý, trong đó chuẩn ĐBCL quá trình dạy học chính là chuẩn kiến thức, là kết quả SV cần đạt được sau khi kết thúc môn học được thể hiện trong đề cương môn học. Các tiêu chí đánh giá không đơn thuần là đánh giá nội dung quản lý mà nhằm đánh giá kết quả từng giai đoạn của chu trình Deming trong quy trình DH.

3.3.2.3.Tổ chức thực hiện

Các thành viên cần đảm bảo đạt được các tiêu chí đánh giá trong từng công đoạn của quy trình khi vận hành quy trình trong thực tế. Điều này có nghĩa, nếu trong quá trình thực hiện chưa đạt đúng và bằng như các tiêu chí đánh giá đã nêu với các minh chứng cụ thể thì nhất định không được chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Trong trường hợp này, nhất thiết phải quay lại thực hiện, vận hành từ đầu của giai đoạn đến khi đạt được kết quả theo yêu cầu mới chuyển sang giai đoạn kế tiếp

Bảng 3.1: Các tiêu chí đánh giá quy trình dạy học của giảng viên Giai

đoạn

Nội dung Tiêu chí đánh giá

Chuẩn bị

Phân tích nhu cầu, bao gồm:

+ xác định vị trí môn học trong chương trình

+ Điều tra đối tượng SV: kiểm tra kiến thức nền, tìm hiểu phong cách học của

Môn học được xác định trong chương trình

Kết quả kiểm tra kiến thức nền, phong cách học của SV; hứng thú của SV đối với môn học

82 SV, điều tra hứng thú của SV với môn học

+ Nghiên cứu điều kiện vật chất, kỹ thuật hỗ trợ, môi trường dạy học môn học Xác định mục tiêu môn học, bài học, xây dựng đề cương môn học, chuẩn bị tài liệu, phương pháp, phương tiên, công cụ, kiểm tra đánh giá

Chuẩn bị kế hoạch bài dạy + Viết mục tiêu bài dạy + Lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học

+ Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện, công cụ, kiểm tra đánh giá

Hiểu rõ về điều kiện vật chất – kỹ thuật hỗ trợ, môi trường dạy học môn học

Đề cương môn học được xây dựng đảm bảo các yêu cầu:

+ thông tin về GV + thông tin về môn học

+ nêu rõ mục tiêu của môn học, cụ thể sau khi kết thúc môn học, SV sẽ đạt được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ

+ tóm tắt nội dung môn học; + Nội dung chi tiết môn học (tên các chương, mục, tiểu mục);

+ tài liệu chuyên môn (bắt buộc và tham khảo)

+ Hình thức tổ chức dạy học; + Lịch trình chung của môn học (từng tuần)

+ Chính sách của GV đối với môn học và các yêu cầu khác;

+ Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá;

+ Lịch thi

Kế hoạch giảng dạy được xây dựng trong đó nêu rõ phân bổ thời gian đối với từng bài học cụ thể Xác định giáo trình, tài liệu tham khảo

Kế hoạch bài dạy đảm bảo các yêu cầu:

+ nêu rõ mục tiêu bài dạy

+ nêu rõ các bước lên lớp của GV đồng thời với các hoạt động học của SV;

+ nêu rõ tài liệu GV sẽ giảng dạy với các phương tiện dạy học cụ thể;

+ các hình thức kiểm tra – đánh giá GV sẽ sử dụng;

83

kết thúc bài học Thực

thi

Tiến hành các bước lên lớp theo kế hoạch bài dạy

GV thông báo và cung cấp đề cương môn học, giới thiệu đầy đủ giáo trình và tài liệu tham khảo, hình thức kiểm tra đánh giá môn học cho SV ngay từ buổi học đầu tiên

Đảm bảo theo kế hoạch bài dạy Phương pháp giảng dạy phù hợp: + kết hợp giữa giảng lý thuyết với thực hành

+ quan tâm đến hình thức dạy tự học, làm việc nhóm

+ GV phát âm rõ ràng, nói lưu loát Sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học

Sử dụng nhiều hình thức khác nhau để đánh giá mức độ lĩnh hội và áp dụng bài học của SV

SV nắm vững kiến thức của bài học

Đánh giá cải tiến

Lấy ý kiến đánh giá của SV, đồng nghiệp, bộ môn làm cơ sở lập hồ sơ đánh giá cải tiến sau bài, sau học kỳ

Lập kế hoạch đánh giá cải tiến

Tiến hành điều chỉnh, cải tiến

Kết quả phân tích ý kiến đánh giá của SV, đồng nghiệp, bộ môn Kế hoạch cải tiến quy trình dạy học thể hiện các công việc cần tiến hành với các mốc thời gian cụ thể Quy trình dạy học đã được điều chỉnh, cải tiến

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên bộ môn khoa học xã hội nhân văn và kinh tế khoa quốc tế đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng luận văn ths giáo dục học (Trang 90 - 93)