Thực trạng việc xây dựng tiêu chí đánh giá quy trình dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên bộ môn khoa học xã hội nhân văn và kinh tế khoa quốc tế đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng luận văn ths giáo dục học (Trang 68 - 71)

TBC Độ

lệch chuẩn

59 Quy trình dạy học được

xây dựng kèm theo các tiêu chí đánh giá 3.65 1.34 7.9 2.6 23.7 39.5 26.3 Các tiêu chí đánh giá có tính khoa học, chính xác 3.84 0.59 0.0 2.6 18.4 71.1 7.9 Các tiêu chí đánh giá có tính thực tế 3.73 0.68 0.0 7.9 15.8 71.1 5.3 Các tiêu chí đánh giá dễ hiểu 3.86 0.70 0.0 0.0 31.6 50 18.4 Bộ môn/Khoa có đội ngũ quản lý chất lượng và đánh giá các tiêu chí 3.57 1.19 5.3 10.5 15.8 52.6 15.8

Giảng viên được hướng dẫn để có thể thực hiện quy trình theo các tiêu chí

3.63 1.07 5.2 5.3 23.7 50 15.8

2.2.3.1.Thực trạng tiêu chí đánh cho quy trình dạy học

Với phát biểu cho rằng Quy trình dạy học được xây dựng kèm theo các tiêu chí đánh giá, trên thang đo 1-5, điểm trung bình cho câu hỏi này đạt 3.65, chỉ hơi nghiêng về đồng ý. Độ lệch chuẩn của các câu trả lời là 1.34. Như vậy, ý kiến về nội dung này được phân tán rộng và không có tính đồng nhất cao. Nghiên cứu quy trình dạy học đang được lưu trữ ở Bộ môn – được gọi tên là „Quy trình làm việc với Giảng viên thỉnh giảng‟ theo Quyết định số 206 QĐ-HCTH ngày 28/9/2011, các nội dung quy định bao gồm 12 bước, ghi chú về người thực hiện và thời hạn hoàn thành. Như vậy, nếu coi Quy trình này là quy trình dạy học hiện hành tại bộ môn thì còn thiếu các tiêu chí đánh giá kèm theo.

2.2.3.2.Thực trạng đội ngũ quản lý

Cũng tương tự với câu hỏi khảo sát vừa phân tích ở ngay trên đây, điểm trung bình cho câu hỏi khảo sát về „đội ngũ quản lý chất lượng và đánh giá các tiêu chí‟ chỉ đạt trên mức trung bình một chút, đồng nghĩa với việc hầu hết các đối tượng khảo sát không thể quyết định được nên đồng ý hay phản đối. Hơn nữa, độ lệch chuẩn 1.19 cũng cho thấy mặc dù có 52.6% ý kiến đồng

60

ý nhưng rõ ràng có một sự không nhất quán lớn giữa các đối tượng trả lời, trải đều cho các lựa chọn khác.

Quan sát hoạt động thường ngày ở Bộ môn và nghiên cứu các văn bản quyết định thành lập ban ĐBCL, chúng tôi thấy rằng ở cấp độ Bộ môn chưa chính thức có đội ngũ quản lý chất lượng riêng để đánh giá việc hoàn thành các quy trình mà nhiệm vụ này (nếu có) sẽ được phân công cho các cá nhân cụ thể theo từng dự án. Có thể thấy rằng sự hiện diện của một đội ngũ chuyên trách về quản lý chất lượng là thiết yếu, tuy nhiên chưa có độ ổn định cao và chưa được thực hiện một cách bài bản mà chỉ tạm thời mang tính ứng phó.

2.2.3.3.Thực trạng việc hướng dẫn để giảng viên thực hiện quy trình

Do chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể các bước của quy trình nên giảng viên chỉ đơn thuần tuân theo các bước trong quy trình theo cách hiểu của mình và theo các tiêu chuẩn do chính họ đặt ra, như vậy với mỗi người lại có một tiêu chuẩn, tiêu chí hoàn thành quy trình khác nhau. Giáo viên Bộ môn hầu hết đều có ý thức trách nhiệm cao về việc hoàn thành quy trình, khi có thắc mắc họ thường đặt câu hỏi với phụ trách chương trình để có thể hiểu rõ nhất việc mình cần làm, từ đó giúp họ hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ trong khả năng có thể. Chính vì vậy mới thấy có tổng cộng 68.5% câu trả lời đồng ý và hết sức đồng ý rằng Giáo viên đã được hướng dẫn để thực hiện quy trình theo tiêu chí. Tuy nhiên, đây không phải là những hướng dẫn chính quy và được quy chuẩn, chưa mang tính thống nhất và nhất quán qua thời gian vì được thực hiện chỉ khi có thắc mắc từ phía giảng viên. Điều quan trọng ở việc hướng dẫn thực hiện quy trình theo tiêu chí là nó cần được thực hiện chủ động như một bước trong quy trình. Ngoài ra, qua bảng phân tích trên ta thấy điểm trung bình các câu trả lời cho câu hỏi khảo sát này cũng chỉ đạt 3.65 trên thang đo 1-5 về mức độ đồng ý. Hơn nữa độ lệch chuẩn 1.07 cũng thể hiện rằng các câu trả lời phân tán đều trên các mức từ 1-5. Cùng với các quan sát hoạt động của giảng viên Bộ môn trên thực tế, chúng tôi có thể kết luận rằng giảng viên chưa được hướng dẫn để thực hiện quy trình.

61

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên bộ môn khoa học xã hội nhân văn và kinh tế khoa quốc tế đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng luận văn ths giáo dục học (Trang 68 - 71)