Quản lý chất lượng trong giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên bộ môn khoa học xã hội nhân văn và kinh tế khoa quốc tế đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng luận văn ths giáo dục học (Trang 34)

Giáo dục không phải là loại sản phẩm đã được làm xong, ngay cả khi người học đã tốt nghiệp. Giáo dục chỉ giúp con người bộc lộ những thiên hướng của cá nhân để cá nhân nuôi dưỡng, phát triển nó tới cuối cuộc đời, đó là một quá trình và giáo dục luôn hỗ trợ cho quá trình đó. Các học giả ở nhiều nước trên thế giới vẫn đang tranh cãi về khái niệm “chất lượng giáo dục đại học”, bắt nguồn từ nội hàm phức tạp của khái niệm “chất lượng” cùng với sự trừu tượng và tính đa diện, đa chiều của khái niệm này. Tác giả Nguyễn Đức Chính (2002) tổng kết một số quan điểm về chất lượng giáo dục của các tác

25

giả trên thế giới cho rằng chất lượng giáo dục đều hướng tới sự xuất sắc trong giáo dục (Petes and Waterman, 1982), giá trị gia tăng trong giáo dục (Feigenbaum, 1983), trùng khớp của kết quả đầu ra của giáo dục với các mục tiêu, yêu cầu đã hoạch định (Crosby, 1979, Gilmore 1974), không có sai sót trong quá trình giáo dục (Crosby 1979), đáp ứng một quá trình kỳ vọng của khách hàng trong giáo dục (Parasuraman, 1985). Một số tác giả khác đề cập tới các cấp độ trong chất lượng giáo dục trong đó có 4 mức :

- Được thông tin (informed) : mục tiêu đầu tiên của giáo dục là giúp người học thu thập, xử lý thông tin, tổ chức lại thành kiến thức

- Có văn hóa (cultured) : là sự thể hiện của một cá thể trong cách ứng xử với bản thân, với người khác và những sự vật hiện tượng trong cuộc sống.

- Sự giải phóng (emancipation) : giúp con người tự giải phóng mình khỏi sự sợ hãi trước những điều bất ngờ có thể xảy ra trong cuộc sống.

- Tự khẳng định (self-actualization) : là mức cao nhất trong chất lượng giáo dục, khi con người đạt tới sự phát triển toàn diện, khơi dậy mọi tiềm năng. Vì chất lượng có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, cho nên chất lượng giáo dục đại học cũng có thể được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau.

1.2.3.1.Chất lượng giáo dục đại học là sự phù hợp với các tiêu chuẩn

Cách tiếp cận này tạo cơ hội cho các trường đại học muốn nâng cao chất lượng đào tạo có thể đề ra các tiêu chuẩn nhất định về các lĩnh vực trong quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường mình và phấn đấu theo các tiêu chuẩn đó. Tuy nhiên, thuật ngữ tiêu chuẩn mang hàm ý về một hình mẫu tĩnh tại, không thay đổi trong khi khoa học kỹ thuật và công nghệ đang có những bước tiến mới và tri thức loài người ngày càng phong phú. Đây là nhược điểm của cách tiếp cận này.

26

Đây là cách tiếp cận được đa số các nhà hoạch định chính sách và quản lý giáo dục đại học, kể cả tổ chức ĐBCL giáo dục đại học quốc tế (INQAAHE) sử dụng. Theo cách tiếp cận này, chất lượng được đánh giá bởi mức độ mà sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng được mục đích đã tuyên bố. Nếu mục đích của giáo dục đại học là cung cấp nguồn lao động được đào tạo cho xã hội thì chất lượng sẽ được xem là mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp với thị trường lao động. Nếu xét chất lượng một khóa học nào đó thì chất lượng sẽ được xem xét trên góc độ khối lượng, kiến thức, kỹ năng, mức độ sử dụng kiến thức và kỹ năng của sinh viên sau khóa học v.v.

Nhược điểm của cách tiếp cận này là rất khó xác định mục tiêu giáo dục đại học của từng thời kỳ và cụ thể hóa cho từng khối trường, từng trường, từng khoa, từng khóa. Hơn nữa giáo dục đại học có thể có nhiều mục đích, một số mục đích cụ thể còn có thể xung đột với nhau như giữa yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lượng, trong trường hợp đó cũng khó có thể đánh giá chất lượng của một trường đại học.

1.2.3.3.Chất lượng với tư cách là hiệu quả của việc đạt mục đích của trường

đại học

Đây là một phiên bản của cách tiếp cận trên. Theo cách hiểu này, một trường đại học có chất lượng cao là trường tuyên bố rõ ràng sứ mệnh (mục đích) của mình và đạt được mục đích đó một cách hiệu quả và hiệu suất nhất. Cách tiếp cận này cho phép các trường tự quyết định các tiêu chuẩn chất lượng và mục tiêu đào tạo của trường mình. Mô hình này đặc biệt quan trọng đối với các trường có nguồn lực hạn chế, giúp các nhà quản lý có được cơ chế sử dụng hợp lý, an toàn những nguồn lực của mình để đạt tới mục tiêu đã định từ trước một cách hiệu quả nhất.

1.2.3.4.Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Sản phẩm đào tạo không chỉ cần phải đáp ứng tiêu chuẩn cho trước và phù hợp với mục đích, mà còn cần phải đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng sản phẩm. Theo Winn (1998) [21], trong bối cảnh giáo dục đại học,

27

khách hàng chính là cha mẹ sinh viên, bản thân sinh viên, và người sử dụng lao động, trong đó sinh viên là khách hàng có vị trí quan trọng nhất. Tuy nhiên, khi xác định sinh viên là khách hàng trong giáo dục đại học thì nảy sinh một khó khăn là liệu sinh viên có khả năng xác định được nhu cầu đích thực, dài hạn của họ hay không? Liệu các nhà quản lý có phân biệt được đâu là nhu cầu còn đâu là ý thích nhất thời của họ?

Định nghĩa của Harvey và Green (1993) đã được nhiều tác giả khác thảo luận, công nhận và phát triển. Các tổ chức ĐBCL giáo dục đại học của Hoa Kỳ, Anh và nhiều nước khác đang sử dụng khái niệm “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”. Trong khuôn khổ hợp tác khu vực về ĐBCL giáo dục đại học, SEAMEO (2003) đã sử dụng quan niệm này để khuyến khích các nước trong khu vực hợp tác với nhau [40].

Chắc chắn rằng không thể đưa ra một định nghĩa hay một quan niệm thống nhất về “Chất lượng giáo dục đại học”, luận văn này sử dụng định nghĩa “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” như là một định nghĩa phù hợp nhất đối với giáo dục đại học ở Việt Nam [40].

Sự phù hợp với mục tiêu có thể bao gồm việc đáp ứng đòi hỏi của những người quan tâm như các nhà quản lý, nhà giáo hay các nhà nghiên cứu giáo dục đại học. Sự phù hợp với mục tiêu còn bao gồm cả sự đáp ứng hay vượt qua các chuẩn mực đã được đặt ra trong giáo dục và đào tạo. Sự phù hợp với mục tiêu cũng đề cập đến những yêu cầ về sự hoàn thiện của đầu ra, hiệu quả của đầu tư. Mỗi trường đại học có thể xác định nội dung của sự phù hợp với mục tiêu trên cơ sở bối cảnh cụ thể của nhà trường tại thời điểm xác định mục tiêu đào tạo của mình. Sau đó chất lượng là vấn đề làm sao để đạt được các mục tiêu đó [40].

1.3. Quản lý chất lƣợng quá trình dạy học

1.3.2. Dạy học

Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm, với nội dung khoa học, được thực hiện theo một phương pháp sư phạm đặc biệt, do nhà trường tổ

28

chức, thầy giáo thực hiện nhằm giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng hoạt động, nâng cao trình độ học vấn, phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách. Dạy học là con đường cơ bản để thực hiện mục đích giáo dục xã hội. Học tập là cơ hội quan trọng nhất giúp mỗi cá nhân phát triển và thành đạt.

Dạy học là một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách, là quá trình tác động qua lại giữa thầy và trò nhằm truyền thụ, lĩnh hội tri thức khoa học, kinh nghiệm xã hội, kỹ năng, kỹ xảo, hoạt động nhận thức thực tiễn, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và những giá trị theo mục tiêu giáo dục.

Với tiếp cận quá trình dạy học, tác giả Nguyễn Đức Chính đã định nghĩa “Dạy là một quá trình tích cực, trong đó người dạy chia sẻ thông tin với người học, nhằm cung cấp và giúp họ xử lý thông tin để đạt tới mục tiêu là thay đổi hành vi của họ” và “học là quá trình đồng hóa thông tin nhằm thay đổi hành vi một cách tổng hợp” [12, tr1].

1.3.3. Quá trình dạy học

Theo từ điển Giáo dục học, QTDH là “quá trình hoạt động thống nhất của thầy (tác nhân) và trò (chủ thể), trong đó thầy giữ vai trò tổ chức, chỉ đạo, đánh giá hoạt động học của trò, tạo điều kiện cho trò tích cực, độc lập hoạt động nhằm nắm vững được đối tượng của việc dạy học (tri thức, kỹ năng, thái độ) [26, tr.324] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt định nghĩa “Quá trình dạy học là một quá trình trong đó dưới tác dụng chủ đạo của thầy, học sinh tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học” [21]

Tóm lại, quá trình dạy học được hiểu là quá trình hoạt động chung, thống nhất giữa GV và SV, trong đó GV tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình học tập; SV tự giác, tích cực tự tổ chức tự điều khiển hoạt động nhận thức của bản thân nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ học

29

tập. Quá trình dạy học đồng thời là quá trình thực thi Chương trình giáo dục của nhà trường.

1.3.4. Quản lý chất lượng quá trình dạy học

Trong trường ĐH hay bất kỳ cơ sở đào tạo nào luôn diễn ra 2 hoạt động cơ bản: (1) Thiết kế chương trình và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình như cơ sở vật chất, giáo trình, tài liệu, phương tiện dạy học…; (2) Thực hiện chương trình thông qua Quá trình dạy học.

Quản lý chất lượng QTDH không đơn thuần là quản lý chất lượng của QTDH mà được hiểu là quản lý QTDH theo cách tiếp cận QLCL. Khác với mô hình quản lý QTDH theo chức năng đang áp dụng phổ biến trong các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay, QLCL QTDH là mô hình quản lý theo các chuẩn mực được xác định từ trước thông qua việc thực hiện nghiêm túc các quy trình đã được xây dựng, đồng thời tiến hành đánh giá thực trạng, đối chiếu sovới chuẩn để làm cơ sở cho việc cải tiến thực trạng theo chuẩn. QLCL đồng thời là mô hình quản lý được các trường ĐH của các quốc gia có nền GDĐH tiên tiến trên thế giới áp dụng rộng rãi trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Áp dụng QLCL QTDH để đảm bảo chất lượng QTDH, duy trì cải tiến và hướng đến thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời khắc phục được hạn chế cố hữu của mô hình quản lý theo chức năng mang tính hành chính theo chế độ chỉ huy, bao cấp sang mô hình quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn được lượng hóa. Hơn thế nữa, quản lý QTDH theo tiếp cận QLCL giúp cán bộ QL, GV, SV thông qua việc thực hiện các quy trình với các chuẩn mực đã được xác lập sẽ dễ dàng phát hiện được lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện nhằm có biện pháp điều chỉnh. Mặt khác, trong trường hợp chất lượng đầu ra của QTDH không đạt chuẩn, nhà trường sẽ áp dụng các biện pháp điều chỉnh, cải tiến nhằm nâng thực trạng lên bằng chuẩn.

Quản lý chất lượng quá trình dạy học bao gồm các nội dung:

30

Trong QLCL QTDH thì hoạt động dạy học được thiết kế thành một quy trình gọi là quy trình dạy học. Quy trình dạy học được hiểu là “quá trình tương tác có chủ định giữa các yếu tố cầu thành nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi của người học, hướng tới những mục tiêu giáo dục cao hơn” [12, tr.1].

Quy trình dạy học bao gồm 3 giai đoạn là: Chuẩn bị, thực thi và đánh giá cải tiến, trong đó đầu ra giai đoạn trước là đầu vào của giai đoạn kế tiếp và tác động với nhau được thể hiện như ở hình 1.2.

Hình 1.2: Ba giai đoạn của Quy trình dạy học

Nội dung cụ thể từng giai đoạn của Quy trình dạy học được thể hiện trong bảng 1.1:

Bảng 1.1: Nội dung các giai đoạn của Quy trình dạy học Giai

đoạn

Nội dung

Chuẩn bị - Phân tích nhu cầu

 Xác định vị trí môn học trong chương trình của bậc học

 Điều tra đối tượng sinh viên: Kiểm tra kiến thức nền, tìm hiểu phong cách học của sinh viên, điều tra hứng thú của sinh viên với môn học

 Nghiên cứu điều kiện vật chất, kỹ thuật hỗ trợ, môi trường dạy học môn học

- Xác định mục tiêu môn học, bài học, xây dựng đề cương môn học, chuẩn bị tài liệu, phương pháp, phương tiện, công cụ, kiểm tra đánh giá

31

- Chuẩn bị kế hoạch bài dạy (giáo án)

 Viết mục tiêu bài dạy

 Lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học (bài giảng)

 Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện, công cụ, kiểm tra đánh giá

Thực thi - Tiến hành các bước lên lớp theo kế hoạch bài dạy - Kiểm tra đánh giá việc đạt mục tiêu dạy học Đánh giá

cải tiến

- Lập hồ sơ đánh giá cải tiến sau bài, sau học kỳ - Lập kế hoạch đánh giá cải tiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiến hành điều chỉnh, cải tiến

1.3.4.2.Xây dựng tiêu chí đánh giá quy trình dạy học

Khi xây dựng quy trình dạy học, cần phải xác lập trước các chuẩn, các tiêu chí đánh giá nhằm có cơ sở để thực hiện bước kiểm tra, giám sát và ĐBCL QTDH. Tiêu chí được xác định sau mỗi giai đoạn, sau mỗi bước của quy trình. Đó là sản phẩm cụ thể, và mỗi sản phẩm phải đạt những yêu cầu nhất định. Phải đạt những điều kiện đó mới chuyển sang bước tiếp theo.

Bảng 1.2: Sản phẩm và yêu cầu của các giai đoạn trong Quy trình dạy học

Giai đoạn

Nội dung Sản phẩm Yêu cầu

Chuẩn bị - Phân tích nhu cầu

 Xác định vị trí môn học trong chương trình của bậc học

 Điều tra đối tượng sinh viên: Kiểm tra kiến thức nền, tìm  Đề cương môn học  Phiếu điều tra thông tin sinh viên - Đề cương ghi rõ môn học kỳ nào, năm thứ mấy

- Phiếu điều tra có thông tin về sĩ số, phong cách học của sinh viên và

32 hiểu phong cách học của sinh viên, điều tra hứng thú của sinh viên với môn học

 Nghiên cứu điều kiện vật chất, kỹ thuật hỗ trợ, môi trường dạy học môn học  Phiếu điều tra cơ sở vật chất hứng thú học tập của sinh viên với môn học

- Phiếu điều tra thu thập được thông tin về phòng học, bàn ghế, máy chiếu, máy tính…

- Xác định mục tiêu môn học, bài học, xây dựng đề cương môn học, chuẩn bị tài liệu, phương pháp, phương tiện, công cụ, kiểm tra đánh giá

Đề cương môn học - Có mục tiêu môn học đủ ở 3 nhóm kiến thức, kỹ năng, thái độ - Có nội dung các chủ đề - Có ghi rõ hình thức KTĐG - Chuẩn bị kế hoạch bài

dạy (giáo án)

 Viết mục tiêu bài dạy

 Lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học (bài giảng)

 Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện, công cụ, kiểm tra đánh giá

Giáo án bài dạy

- Có mục tiêu bài học

- Có nội dung bài học

- Ghi rõ hình thức tổ chức dạy học và phương tiện dạy học

33 Thực thi - Tiến hành các bước lên

lớp theo kế hoạch bài dạy - Kiểm tra đánh giá việc

đạt mục tiêu dạy học - Sổ ghi đầu bài/nhật ký giảng dạy - Đề kiểm tra - Các bài làm đã chấm điểm và nhận xét - Bảng điểm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên bộ môn khoa học xã hội nhân văn và kinh tế khoa quốc tế đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng luận văn ths giáo dục học (Trang 34)