Theo từ điển Giáo dục học, QTDH là “quá trình hoạt động thống nhất của thầy (tác nhân) và trò (chủ thể), trong đó thầy giữ vai trò tổ chức, chỉ đạo, đánh giá hoạt động học của trò, tạo điều kiện cho trò tích cực, độc lập hoạt động nhằm nắm vững được đối tượng của việc dạy học (tri thức, kỹ năng, thái độ) [26, tr.324]
Các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt định nghĩa “Quá trình dạy học là một quá trình trong đó dưới tác dụng chủ đạo của thầy, học sinh tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học” [21]
Tóm lại, quá trình dạy học được hiểu là quá trình hoạt động chung, thống nhất giữa GV và SV, trong đó GV tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình học tập; SV tự giác, tích cực tự tổ chức tự điều khiển hoạt động nhận thức của bản thân nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ học
29
tập. Quá trình dạy học đồng thời là quá trình thực thi Chương trình giáo dục của nhà trường.
1.3.4. Quản lý chất lượng quá trình dạy học
Trong trường ĐH hay bất kỳ cơ sở đào tạo nào luôn diễn ra 2 hoạt động cơ bản: (1) Thiết kế chương trình và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình như cơ sở vật chất, giáo trình, tài liệu, phương tiện dạy học…; (2) Thực hiện chương trình thông qua Quá trình dạy học.
Quản lý chất lượng QTDH không đơn thuần là quản lý chất lượng của QTDH mà được hiểu là quản lý QTDH theo cách tiếp cận QLCL. Khác với mô hình quản lý QTDH theo chức năng đang áp dụng phổ biến trong các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay, QLCL QTDH là mô hình quản lý theo các chuẩn mực được xác định từ trước thông qua việc thực hiện nghiêm túc các quy trình đã được xây dựng, đồng thời tiến hành đánh giá thực trạng, đối chiếu sovới chuẩn để làm cơ sở cho việc cải tiến thực trạng theo chuẩn. QLCL đồng thời là mô hình quản lý được các trường ĐH của các quốc gia có nền GDĐH tiên tiến trên thế giới áp dụng rộng rãi trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Áp dụng QLCL QTDH để đảm bảo chất lượng QTDH, duy trì cải tiến và hướng đến thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời khắc phục được hạn chế cố hữu của mô hình quản lý theo chức năng mang tính hành chính theo chế độ chỉ huy, bao cấp sang mô hình quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn được lượng hóa. Hơn thế nữa, quản lý QTDH theo tiếp cận QLCL giúp cán bộ QL, GV, SV thông qua việc thực hiện các quy trình với các chuẩn mực đã được xác lập sẽ dễ dàng phát hiện được lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện nhằm có biện pháp điều chỉnh. Mặt khác, trong trường hợp chất lượng đầu ra của QTDH không đạt chuẩn, nhà trường sẽ áp dụng các biện pháp điều chỉnh, cải tiến nhằm nâng thực trạng lên bằng chuẩn.
Quản lý chất lượng quá trình dạy học bao gồm các nội dung:
30
Trong QLCL QTDH thì hoạt động dạy học được thiết kế thành một quy trình gọi là quy trình dạy học. Quy trình dạy học được hiểu là “quá trình tương tác có chủ định giữa các yếu tố cầu thành nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi của người học, hướng tới những mục tiêu giáo dục cao hơn” [12, tr.1].
Quy trình dạy học bao gồm 3 giai đoạn là: Chuẩn bị, thực thi và đánh giá cải tiến, trong đó đầu ra giai đoạn trước là đầu vào của giai đoạn kế tiếp và tác động với nhau được thể hiện như ở hình 1.2.
Hình 1.2: Ba giai đoạn của Quy trình dạy học
Nội dung cụ thể từng giai đoạn của Quy trình dạy học được thể hiện trong bảng 1.1:
Bảng 1.1: Nội dung các giai đoạn của Quy trình dạy học Giai
đoạn
Nội dung
Chuẩn bị - Phân tích nhu cầu
Xác định vị trí môn học trong chương trình của bậc học
Điều tra đối tượng sinh viên: Kiểm tra kiến thức nền, tìm hiểu phong cách học của sinh viên, điều tra hứng thú của sinh viên với môn học
Nghiên cứu điều kiện vật chất, kỹ thuật hỗ trợ, môi trường dạy học môn học
- Xác định mục tiêu môn học, bài học, xây dựng đề cương môn học, chuẩn bị tài liệu, phương pháp, phương tiện, công cụ, kiểm tra đánh giá
31
- Chuẩn bị kế hoạch bài dạy (giáo án)
Viết mục tiêu bài dạy
Lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học (bài giảng)
Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện, công cụ, kiểm tra đánh giá
Thực thi - Tiến hành các bước lên lớp theo kế hoạch bài dạy - Kiểm tra đánh giá việc đạt mục tiêu dạy học Đánh giá
cải tiến
- Lập hồ sơ đánh giá cải tiến sau bài, sau học kỳ - Lập kế hoạch đánh giá cải tiến
- Tiến hành điều chỉnh, cải tiến
1.3.4.2.Xây dựng tiêu chí đánh giá quy trình dạy học
Khi xây dựng quy trình dạy học, cần phải xác lập trước các chuẩn, các tiêu chí đánh giá nhằm có cơ sở để thực hiện bước kiểm tra, giám sát và ĐBCL QTDH. Tiêu chí được xác định sau mỗi giai đoạn, sau mỗi bước của quy trình. Đó là sản phẩm cụ thể, và mỗi sản phẩm phải đạt những yêu cầu nhất định. Phải đạt những điều kiện đó mới chuyển sang bước tiếp theo.
Bảng 1.2: Sản phẩm và yêu cầu của các giai đoạn trong Quy trình dạy học
Giai đoạn
Nội dung Sản phẩm Yêu cầu
Chuẩn bị - Phân tích nhu cầu
Xác định vị trí môn học trong chương trình của bậc học
Điều tra đối tượng sinh viên: Kiểm tra kiến thức nền, tìm Đề cương môn học Phiếu điều tra thông tin sinh viên - Đề cương ghi rõ môn học kỳ nào, năm thứ mấy
- Phiếu điều tra có thông tin về sĩ số, phong cách học của sinh viên và
32 hiểu phong cách học của sinh viên, điều tra hứng thú của sinh viên với môn học
Nghiên cứu điều kiện vật chất, kỹ thuật hỗ trợ, môi trường dạy học môn học Phiếu điều tra cơ sở vật chất hứng thú học tập của sinh viên với môn học
- Phiếu điều tra thu thập được thông tin về phòng học, bàn ghế, máy chiếu, máy tính…
- Xác định mục tiêu môn học, bài học, xây dựng đề cương môn học, chuẩn bị tài liệu, phương pháp, phương tiện, công cụ, kiểm tra đánh giá
Đề cương môn học - Có mục tiêu môn học đủ ở 3 nhóm kiến thức, kỹ năng, thái độ - Có nội dung các chủ đề - Có ghi rõ hình thức KTĐG - Chuẩn bị kế hoạch bài
dạy (giáo án)
Viết mục tiêu bài dạy
Lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học (bài giảng)
Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện, công cụ, kiểm tra đánh giá
Giáo án bài dạy
- Có mục tiêu bài học
- Có nội dung bài học
- Ghi rõ hình thức tổ chức dạy học và phương tiện dạy học
33 Thực thi - Tiến hành các bước lên
lớp theo kế hoạch bài dạy - Kiểm tra đánh giá việc
đạt mục tiêu dạy học - Sổ ghi đầu bài/nhật ký giảng dạy - Đề kiểm tra - Các bài làm đã chấm điểm và nhận xét - Bảng điểm các bài kiểm tra
- Ghi nội dung giảng dạy theo đúng lịch trình - Đề kiểm tra ra đúng nội dung đã giảng, đúng hình thức đã quy định trong đề cương - Các bài kiểm tra được chấm đúng theo tiêu chí đã đề ra, có nhận xét cho từng bài - Bảng điểm phải hoàn thành và thông báo cho sinh viên sau ngày kiểm tra 1 tuần
Đánh giá cải tiến
- Lập hồ sơ đánh giá cải tiến sau bài, sau học kỳ - Lập kế hoạch đánh giá cải
tiến
- Tiến hành điều chỉnh, cải tiến - Bản thống kê và phân tích bảng điểm - Bản đánh giá môn học - Kế hoạch - Nhận xét tổng quan tỷ lệ đỗ trược, thống kê xếp loại điểm - Nhận xét điểm mạnh và điểm yếu chung của SV
- Ghi rõ ý kiến để cải thiện trong
34
cải tiến ở học kỳ sau
học kỳ sau
1.3.4.3. Tổ chức để giảng viên xây dựng kế hoạch dạy học theo quy trình
Sau khi quy trình được phê duyệt, cần phải tổ chức tập huấn để chính thức phổ biến , hướng dẫn thực hiện và giải đáp các thắc mắc. Từ chỗ thống nhất và nắm vững quy trình, từng giảng viên lên kế hoạch giảng dạy tuần tự theo các bước, đúng người đúng việc, đúng thời hạn hoàn thành, sử dụng đúng biểu mẫu…
1.3.4.4. Tổ chức để giảng viên thực hiện quy trình
Thực hiện quy trình dạy học đòi hỏi giáo viên tuân thủ đầy đủ, nghiêm ngặt các bước với những nội dung cụ thể trong từng giai đoạn của quy trình. Giáo viên cần đảm bảo biên soạn và thực hiện đầy đủ theo đề cương môn học và hồ sơ môn học (ghi sổ đầu bài, ký xác nhận giảng dạy v.v.)
1.3.4.5. Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy trình dạy học
Việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy trình dạy học được thực hiện dựa trên các tiêu chí đánh giá được xác lập từ trước - trong quá trình xây dựng quy trình. Ngoài ra, đối với QLCL QTDH, đề cương môn học và hồ sơ môn học là những thủ tục không thể thiếu đồng thời là minh chứng bắt buộc phải có khi tiến hành kiểm tra đánh giá việc thực hiện QTDH của GV. Đơn vị tổ chức định kỳ kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy trình giảng dạy và có phản hồi để điều chỉnh hoạt động giảng dạy ngay khi phát hiện những hoạt động sai quy trình.
1.3.4.6. Đảm bảo đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện quy trình dạy
học
Để tạo điều kiện cho giảng viên có thể thực hiện quy trình đầy đủ, đơn vị phải đảm bảo đủ cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bao gồm giảng đường, lớp học, phòng thí nghiệm, tài liệu giảng dạy, thư viện…
35