Đối tượng sinh viên của Khoa Quốc tế ĐHQGHN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên bộ môn khoa học xã hội nhân văn và kinh tế khoa quốc tế đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng luận văn ths giáo dục học (Trang 47)

Sinh viên của Khoa Quốc tế có đầu vào không được đánh giá cao bằng sinh viên các trường đại học công lập khác, bởi vì hầu hết các em không đủ điểm vào các trường đa ̣i ho ̣c công lâ ̣p mới lựa chọn học chương trình liên kết. Để được nhâ ̣n vào ho ̣c Khoa Quốc tế , sinh viên cần có bằng tốt nghiê ̣p phổ thông, có điểm sàn thi đại học (từ 2 năm trở la ̣i đây , phải có điểm sàn của ĐHQGHN).

Với xuất phát điểm như vâ ̣y, sinh viên được ho ̣c tăng cường ngoa ̣i ngữ (Anh, Nga, Pháp) trong một năm đầu tiên, gọi là chương trình dự bị tiếng. Sau đó, những sinh viên thi vượt qua cấp đô ̣ cuối sẽ được đăng ký vào mô ̣t trong các chương trình đại học.

38

Bên cạnh xuất phát điểm về trình độ tương đối thấp , sinh viên củ a Khoa Quốc tế còn có mô ̣t đă ̣c điểm là phần lớn các em đều có điều kiê ̣n kinh tế khá, được chiều chuô ̣ng ở gia đình và cả ở trường . Lãnh đạo Khoa luôn khẳng đi ̣nh sẽ ta ̣o mo ̣i điều kiê ̣n tốt nhất để các em được thoái mái trong ho ̣c tâ ̣p và sinh hoa ̣t, ý kiến của sinh viên về giáo viên rất được tôn trọng. Khi sinh viên có ý kiến về giảng viên, ngay lập tức Bộ môn sẽ cử người dự giờ để thu thập và kiểm chứng thông tin, sau đó tổ chức gặp mặt sinh viên để có phương án giải quyết, trường hợp cần thiết có thể thay đổi giáo viên ngay cả khi ý kiến của các em chỉ là cảm tính. Bởi vì theo quan điểm của Ban Chủ nhiệm Khoa, nếu sinh viên đã có một ấn tượng không tốt đối với một giáo viên nào đó thì việc tiếp thu kiến thức sẽ bị cản trở rất nhiều cho dù GV có chuyên môn giỏi, phương pháp giảng dạy chuẩn mực. Ngoài ra, các em còn được tạo điều kiê ̣n ho ̣c các lớp “special intake” để ho ̣c la ̣i ngay khi có thời gian mà không phải chờ đợi khóa mới, kể cả khi sĩ số lớp ho ̣c này chỉ có 01 sinh viên.

1.5. Tiểu kết chƣơng 1

Các khái niệm cơ bản về chất lượng, quản lý chất lượng, quản lý chất lượng giáo dục, quá trình dạy học, quản lý chất lượng quá trình dạy học và một số đặc điểm của quá trình dạy học ở Bộ môn Khoa học xã hội nhân văn và kinh tế - Khoa Quốc tế ĐHQGHN được trình bày ở chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng và thiết yếu để tác giả nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt quản lý chất lượng hoạt động dạy học của Bộ môn. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một quy trình dạy học phù hợp nhất với thực trạng để áp dụng vào quản lý chất lượng QTDH ở Bộ môn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo và nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học thuộc Bộ môn KHXHNV&KT phụ trách, từ đó cũng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nói chung của Khoa Quốc tế, ĐHQGHN.

39

CHƢƠNG 2

THƢ̣C TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA BỘ MÔN KHXHNV&KT KHOA QUỐC TẾ ĐHQGHN

2.1. Khái quát về Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ môn Khoa học Xã hội Nhân văn và Kinh tế trực thuộc Khoa Quốc tế Khoa học Xã hội Nhân văn và Kinh tế trực thuộc Khoa Quốc tế

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Khoa Quốc tế ĐHQGHN

Được thành lập tháng 7/2002, Khoa Quốc tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo công lập đi đầu trong việc thực hiện các chương trình liên kết đào tạo quốc tế. Với sứ mệnh “Đào tạo và nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực theo chuẩn quốc tế bằng ngoại ngữ dựa trên nền tảng khoa học cơ bản và công nghệ, góp phần chuyển giao công nghệ tiên tiến, cung cấp dịch vụ khoa học và nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước”, Khoa đang từng bước hướng tới tầm nhìn phát triển thành Trường Đại học Quốc tế. Từ một đơn vị chỉ thực hiện một chương trình đào tạo đại học bằng tiếng Nga, Khoa đã xây dựng và triển khai thành công các chương trình đào tạo liên kết bậc đại học và sau đại học bằng các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc.

2.1.1.1.Cơ cấu tổ chức

Về cơ cấu tổ chức, Khoa Quốc tế được cấu thành bởi Hội đồng cố vấn, Ban Chủ nhiệm Khoa, Hội đồng Khoa học và Đào tạo, 04 đơn vị quản lý (Phòng Quản lý Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học; Phòng Hợp tác và Truyền thông; Phòng Hành chính – Tổng hợp; Bộ phận ĐBCL), 03 bộ môn (Bộ môn Khoa học Tự nhiên và Công nghệ; Bộ môn Khoa học Xã hội – Nhân văn và Kinh tế; Bộ môn Ngoại ngữ) và các đơn vị phục vụ (Ban Ứng dụng Công nghệ và Thông tin; Phòng Máy tính; Thư viện; Phòng thí nghiệm và Thực hành Nha khoa) như sơ đồ tổ chức dưới đây

40

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Khoa Quốc tế ĐHQGHN

2.1.1.2.Ngành nghề, quy mô đào tạo của Khoa Quốc tế ĐHQGHN

Tất cả các chương trình đào tạo đang được triển khai tại Khoa Quốc tế đều là các chương trình liên kết chất lượng cao, được kiểm định theo chuẩn quốc tế và được ĐHQGHN thẩm định và cấp phép. Khi tốt nghiệp, sinh viên được nhận văn bằng phù hợp với chương trình đào tạo: văn bằng của trường đại học đối tác, văn bằng của ĐHQGHN và trường đại học đối tác hoặc văn bằng của ĐHQGHN nhưng được các trường đại học đối tác công nhận.

41

Tất cả các thí sinh sau khi trúng tuyển, nếu chưa có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, sẽ phải theo học chương trình ngoại ngữ do Khoa Quốc tế xây dựng và được các trường đại học đối tác công nhận. Các hoạt động dạy, học và đánh giá được thực hiện hoàn toàn theo chuẩn quốc tế.

Môi trường dạy và học tại Khoa Quốc tế đã phát huy được tính chủ động và sáng tạo của sinh viên, giúp sinh viên hình thành phương pháp và kĩ năng học tập và nghiên cứu tiên tiến. Khoa Quốc tế đã phát triển được hệ thống giảng đường, phòng thực hành máy tính, phòng thí nghiệm, thư viện và hạ tầng công nghệ thông tin khá hiện đại đáp ứng đầy đủ nhu cầu của giảng viên và sinh viên theo học các chương trình liên kết quốc tế.

- Các chương trình đào tạo bậc đại học

+ Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kế toán, phân tích và kiểm toán (Liên kết với các trường đại học của Liên bang Nga) do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng

+ Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh doanh Quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng

+ Chương trình đào tạo cử nhân ngành Khoa học ngành Quản lý (Chuyên ngành: Kế toán, Kinh doanh quốc tế liên kết với Đại học Keuka, Hoa Kỳ) do Đại học Keuka cấp bằng

+ Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kế toán (liên kết với Đại học HELP, Malaysia) do Đại học HELP cấp bằng

+ Chương trình đào tạo Bác sĩ Nha khoa (liên kết với Đại học Nantes, Pháp) do Đại học Nantes cấp bằng

+ Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế và quản lý (liên kết với Đại học Paris Sud 11, Pháp) do Đại học Paris Sud 11 cấp bằng

- Các chương trình đào tạo bậc sau đại học

+ Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (liên kết với Đại học HELP, Malaysia) do Đại học HELP cấp bằng

42

+ Chương trình đào tạo thạc sĩ Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (liên kết với Đại học Nantes, Pháp) do Đại học Nantes cấp bằng

+ Chương trình đào tạo thạc sĩ Nghiên cứu thị trường và chiến lược Marketing (liên kết với Đại học Nantes, Pháp) do Đại học Nantes cấp bằng

+ Chương trình đào tạo thạc sĩ Khoa học Quản lý thông tin (liên kết với Đại học Khoa học và Công nghệ Lung Hwa, Đài Loan) do Đại học Khoa học và Công nghệ Lung Hwa cấp bằng

2.1.1.3.Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên của Khoa Quốc tế ĐHQGHN

Bảng 2.1: Cơ cấu đội ngũ giảng viên (số liệu năm 2010)

(Nguồn: Đề án thành lập trường Đại học Quốc tế - ĐHQGHN)

Giảng viên Khoa Quốc tế Giảng viên ngƣời nƣớc ngoài ** Giảng viên ngoài ĐHQGHN Tỉ lệ GV/SV *** 1 2 3 Số GV Tỉ lệ % GV Tỉ lệ % giờ dạy Số GV Tỉ lệ % GV Tỉ lệ % giờ dạy Số GV Tỉ lệ % GV tỉ lệ % giờ dạy 107 * 43% 58% 62 25 % 28% 77 31.5 % 14% 1/12

Con số trên bao gồm:

+ Giảng viên cơ hữu của Khoa Quốc tế

+ Giảng viên cơ hữu của Đại học Quốc gia Hà Nội giảng dạy tại Khoa Quốc tế

+ Giảng viên nước ngoài:

Giảng viên của các trường đối tác nước ngoài đến giảng dạy tại Khoa Quốc tế theo quy định trong văn bản thỏa thuận hợp tác chính thức có thời hạn ít nhất 05 năm giữa Khoa và trường đối tác. Đây là các giảng viên cơ hữu của trường đối tác và số giờ họ giảng dạy tại Khoa Quốc tế là nghĩa vụ bắt buộc, vì vậy về thực chất có thể coi phần thời lượng này như một phần do cán bộ cơ hữu của Khoa Quốc tế đảm nhận.

43

Một nét đặc thù và cũng là điểm mạnh của Khoa Quốc tế là đội ngũ giảng viên đạt chuẩn quốc tế, bao gồm các giảng viên cơ hữu của Khoa (trong đó có một số giảng viên nước ngoài), các giảng viên thỉnh giảng trong và ngoài ĐHQGHN và giảng viên nước ngoài từ các trường đại học đối tác.

Tổng số cán bộ tham gia công tác giảng dạy và quản lý tại Khoa là 282, trong đó số cán bộ cơ hữu do Khoa Quốc tế quản lý là 85 (gồm 03 phó giáo sư, 01 tiến sĩ khoa học, 09 tiến sĩ, 34 thạc sĩ). Số cán bộ thỉnh giảng của Khoa là 197 gồm 20 giáo sư, 12 phó giáo sư, 03 tiến sĩ khoa học, 107 tiến sĩ (số giảng viên trong hệ thống ĐHQGHN là 58, giảng viên ngoài ĐHQGHN là 77, giảng viên nước ngoài là 62).

Để tham gia giảng dạy tại Khoa Quốc tế, giảng viên cần được thẩm định thông qua xét hồ sơ, bằng cấp; phải trải qua phỏng vấn và dạy thử để được đánh giá về năng lực chuyên môn và trình độ sư phạm. 100% giảng viên chuyên ngành đều có trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó trên 50% có trình độ tiến sĩ, hầu hết đã tốt nghiệp tại các trường đại học nước ngoài và có kinh nghiệm giảng dạy trong môi trường quốc tế. Thời lượng do giảng viên nước ngoài thực hiện được quy định trong thỏa thuận chính thức giữa Khoa Quốc tế và trường đại học đối tác (từ 5 năm trở lên), do đó có tính bắt buộc và ổn định như các giờ dạy của giảng viên cơ hữu.

Giảng viên thường xuyên nhận được phản hồi về môn học phụ trách giảng dạy thông qua phiếu đánh giá từ phía sinh viên và học viên. Họ cũng thường xuyên được trao đổi, rút kinh nghiệm chuyên môn và sư phạm với các đồng nghiệp trong các bộ môn, nghiên cứu và áp dụng công nghệ đào tạo và lí thuyết dạy học tiên tiến; được khuyến khích tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia hội thảo, hội nghị cũng như các dự án quốc tế.

Hiện tại, khoảng 41% các giờ trên lớp do giảng viên cơ hữu của Khoa Quốc tế đảm nhiệm, 31% do giảng viên thỉnh giảng đảm nhiệm (nhiều giảng viên thỉnh giảng là giảng viên của ĐHQGHN) và 28% do giảng viên có uy tín người nước ngoài đảm nhiệm (phần lớn là các giáo sư của các trường đại học

44

đối tác). Căn cứ vào kinh nghiệm của các trường đại học quốc tế nước ngoài và từ kinh nghiệm của Khoa Quốc tế, thời lượng giảng dạy của các giảng viên cơ hữu hợp lí nhất là 50% tổng thời lượng, 50% tổng thời lượng còn lại dành cho giáo viên thỉnh giảng đến từ các trường trong nước (khoảng 25%) và từ các trường đối tác ngoài nước (khoảng 25%). Hiện nay, Khoa Quốc tế về cơ bản đã đạt được tỉ lệ này.

2.1.1.4.Số lượng sinh viên

Khi mới thành lập vào năm 2002, Khoa Quốc tế chỉ có 44 sinh viên, năm 2005 có khoảng 200 sinh viên. Trong năm học 2009-2010, Khoa Quốc tế có 1825 người học, trong đó có 1610 theo học các khóa chính quy dài hạn (bao gồm 330 sinh viên dự bị đại học, 752 sinh viên đại học, 437 học viên cao học); ngoài ra hiện có 71 sinh viên nước ngoài chủ yếu theo học các khóa ngắn hạn (Canada, Nga, Trung Quốc, Lào và Hàn Quốc) và khoảng 400 sinh viên chuyển tiếp sang các trường đại học đối tác. Hiện tại, Khoa đang liên kết với trên 30 trường đại học nước ngoài thông qua 12 chương trình đào tạo đại học, 6 chương trình đào tạo sau đại học. Ngoài ra, Khoa còn có 04 hệ đào tạo dự bị đại học có nhiệm vụ trang bị cho sinh viên kiến thức và kĩ năng sử dụng các ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, cần thiết để sinh viên và học viên theo học các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ và các khóa đào tạo tiếng Việt thực hành cho sinh viên nước ngoài.

Với quy mô tuyển sinh hàng năm của Khoa là khoảng 550 sinh viên đại học và dự bị đại học và 200 học viên cao học, số sinh viên và học viên của Khoa Quốc tế sẽ tiếp tục gia tăng trong năm tiếp theo.

2.1.1.5.Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo

- Tại Làng Sinh viên HACINCO, Khoa đang sử dụng khoảng 5500 m2 làm văn phòng, giảng đường, phòng máy tính, thư viện. Ở đây, cán bộ, giảng viên Việt Nam và nước ngoài cũng như sinh viên, học viên có điều kiện sử dụng khu thể thao, kí túc xá, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ngân hàng, bưu điện, khu vui chơi giải trí của Làng sinh viên.

45

Bảng 2.2: Thống kê diện tích sử dụng tại Làng sinh viên HACINCO

(Nguồn: Đề án thành lập trường Đại học Quốc tế - ĐHQGHN)

S TT Toà nhà Số lƣợng phòng Tổng diện tích sử dụng (m2 ) 1 Nhà 21 tầng, Làng sinh viên HACINCO 08 650 2 Nhà E, Làng sinh viên HACINCO 09 850 3 Nhà C, Làng sinh viên HACINCO 63 4.000 Tổng cộng 80 5.500

Trong khuôn viên của ĐHQGHN (144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội), Khoa Quốc tế, bằng kinh phí tự có, đã xây dựng, cải tạo đầu hồi nhà G7 và G8 với khoảng 1080 m2 sàn chủ yếu dùng để đào tạo sinh viên theo học chương trình Bác sĩ nha khoa liên kết với ĐH Nantes - Pháp.

Bảng 2.3: Thống kê diện tích sử dụng tại 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, HN

(Nguồn: Đề án thành lập trường Đại học Quốc tế - ĐHQGHN)

S TT Toà nhà Số lƣợng phòng Tổng diện tích sử dụng (m2 ) 1 Nhà G7 08 1.080 2 Nhà G8 01 38 Tổng cộng 09 1.118

2.1.1.6. Hệ thống học liệu mở, thư viện

Bên cạnh việc cán bộ, sinh viên của Khoa được sử dụng hệ thống cơ sở học liệu phong phú, đa dạng của Thư viện Khoa Quốc tế và Trung tâm Thông tin Thư viện – ĐHQGHN, Khoa Quốc tế hiện sử dụng thư viện điện tử của các trường đại học đối tác, sinh viên, học viên có thể tra cứu tài liệu qua

46

mạng, sử dụng thư viện điện tử của các trường đối tác. Đây là hệ thống cơ sở học liệu đồ sộ đáp ứng đầy đủ cho việc học tập và nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên Khoa Quốc tế. Hiện nay, Khoa Quốc tế đã được cấp một số địa chỉ truy cập vào thư viện điện tử của một số trường đối tác:

Bảng 2.4: Danh sách thƣ viện điện tử của một số trƣờng đối tác

(Nguồn: Thư viện Khoa Quốc tế - ĐHQGHN)

STT Tên trƣờng Địa chỉ truy cập thƣ viện diện tử

1 Đại học HELP, Malaysia http://elearning.help.edu/ace/login/index.php (học liệu) http://turnitin.com/static/index.html (phần mềm chống đạo văn)

2 Đại học KEUKA, Hoa Kỳ

http://instructors.coursemart.com

3 Đại học Nantes, Pháp http://www.bu.univ-nantes.fr/93412052/0/fiche

pagelibre/&RH=1182947729793&RF 4 Đại học Paris Sud XI,

Pháp

http://www.u-

psud.fr/fr/biblio/livresetencyclopediesenligne.html

5 Đại học Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc

http://www.library.gxnu.edu.cn/

6 Đại học Kinh tế Tài chính Trung ương, Trung Quốc

http://lib.cufe.edu.cn/

7 Đại học Trung y Dược

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên bộ môn khoa học xã hội nhân văn và kinh tế khoa quốc tế đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng luận văn ths giáo dục học (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)