Thực trạng việc tổ chức cho giảng viên xây dựng kế hoạch dạy học theo quy

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên bộ môn khoa học xã hội nhân văn và kinh tế khoa quốc tế đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng luận văn ths giáo dục học (Trang 71 - 77)

theo quy trình (soạn đề cương)

2.2.4.1.Thực trạng quy trình soạn, thẩm định và duyệt đề cương

Bộ môn có nhiệm vụ triển khai soạn, thẩm định và duyệt bộ đề cương môn học khi có đề án mở chương trình mới. Theo quy trình hiện tại, giảng viên phụ trách môn học nhận khung chương trình, mô tả môn học và một mẫu đề cương môn học để từ đó soạn một đề cương mới trong một thời hạn là 02 tuần. Sau đó chủ nhiệm Bộ môn là người thẩm định và duyệt đề cương. Mặc dù giảng viên phụ trách môn học luôn có ý thức cao trong việc xây dựng đề cương có chất lượng, nhưng thực tế đây đều là những nhiệm vụ mang tính đối phó, thụ động và chưa có một kế hoạch kèm theo các bước cụ thể, tiêu chí cụ thể để áp dụng, dẫn đến kết quả không được như mong đợi trong khi từng cá nhân đã toàn tâm toàn ý cho nhiệm vụ của mình. Đối với chương trình Kế toán, phân tích, kiểm toán đào tạo bằng tiếng Anh sắp triển khai, bộ môn lần đầu tiên thực hiện từng bước bài bản một cách chủ động như sau:

Giáo viên được nhận khung chương trình (theo đó có thể xác định vị trí môn học), mô tả môn học (trong đó có thông tin về tên môn học, số tín chỉ, mã môn học, mục tiêu môn học) để từ đó soạn 1 đề cương chi tiết. Sau đó Bộ môn tổ chức họp thẩm định đề cương gồm có chủ tịch hội đồng, 2 giáo viên phản biện và giáo viên soạn đề cương. Giáo viên soạn đề cương sẽ chỉnh sửa theo ý kiến của hội đồng (nếu có), cuối cùng chủ tịch hội đồng là người duyệt đề cương hoàn chỉnh để đưa vào sử dụng.

Mỗi khi bắt đầu một môn học mới, giáo viên giảng dạy môn học sẽ cập nhật lại đề cương môn học để phù hợp với đối tượng sinh viên cụ thể rồi gửi lại cho giáo viên phụ trách môn học. Nếu một môn học có hơn một giáo viên giảng dạy thì Bộ môn tổ chức họp giữa các giảng viên và phụ trách môn học để thống nhất nội dung các chủ đề, tài liệu giảng dạy và cách kiểm tra đánh giá.v.v. Đó là quy định của Bộ môn nhưng quy định này chưa được văn bản hóa và ký phê duyệt, hiện tại được giáo viên của bộ môn thực hiện với mức

62

độ trách nhiệm khác nhau, tần suất khác nhau, chất lượng khác nhau và kết quả thu được cũng rất khác nhau. Chính vì vậy, khảo sát với 2 nội dung “Bộ môn tổ chức thẩm định và duyệt đề cương” và “Bộ môn tổ chức họp chuyên gia để thống nhất nội dung môn học cho các lớp khác nhau” thu được kết quả không cao, lần lượt là 3.68 và 3.66 trên thang đo 5 điểm, cụ thể ở bảng sau:

Bảng 2.9: Thực trạng việc thẩm định và duyệt đề cƣơng theo quy trình dạy học

STT Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 12 Bộ môn tổ chức thẩm định và duyệt đề cương 3.68 0.93 13

Bộ môn tổ chức họp chuyên gia để thống nhất nội dung môn học cho các lớp khác nhau

3.66 0.86

2.2.4.2.Thực trạng về quy cách, định dạng của đề cương môn học

Tiếp cận với đề cương của 150 môn học thuộc các chương trình đào tạo được lưu tại Bộ môn, người viết nhận thấy đề cương của cả 150 môn (đạt tỷ lệ 100% tuyệt đối) có đầy đủ các thông tin:

- Tên môn học, mã môn học, vị trí môn học đang giảng dạy trong chương trình

- Thông tin liên hệ của giảng viên

- Mục tiêu môn học và mục tiêu từng bài học

- Tên chủ đề từng buổi học và ghi chú các tài liệu liên quan đến chủ đề - Các hình thức kiểm tra đánh giá và tỷ trọng điểm

Tuy nhiên kết quả khảo sát lại cho thấy điểm trung bình trên thang đo mức độ đồng ý với các nhận định chỉ đạt mức từ 3.88-4.12/5 với độ lệch chuẩn từ 0.72-0.81. Như vậy, kết quả không cao như mong đợi và thể hiện sự thiếu nhất quán đối với các câu trả lời.

63

Bảng 2.10: Thực trạng GV soạn đề cƣơng môn học theo quy trình dạy học

STT Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn

1 Giảng viên xác định vị trí môn học

(đang dạy) trong chương trình 3.88 0.72 6 GV xác định mục tiêu môn học và

mục tiêu từng bài học 4.02 0.81

7 GV soạn chủ đề từng buổi học 4.10 0.78

8

GV tổ chức tài liệu dạy học môn học và tài liệu dạy học từng buổi học

4.12 0.73

11 GV thiết kế các hình thức kiểm tra -

đánh giá 3.90 0.80

Để lý giải cho kết quả này, nếu tách riêng đối tượng giảng viên và sinh viên sẽ thấy rõ ràng cách nhìn nhận của sinh viên và giảng viên có một khoảng cách nhất định.

Bảng 2.11: Ý kiến khác biệt giữa GV và SV khi đánh giá trực trạng GV soạn đề cƣơng môn học

STT Nội dung Tỷ lệ giáo viên đồng ý viên đồng ý Tỷ lệ sinh

1 Giảng viên xác định vị trí môn học

(đang dạy) trong chương trình 82.86 70.16 6 GV xác định mục tiêu môn học và

mục tiêu từng bài học 91.43 75.00

7 GV soạn chủ đề từng buổi học 94.29 78.10

8 GV tổ chức tài liệu dạy học môn học

và tài liệu dạy học từng buổi học 97.14 80.07 9

GV chuẩn bị các hình thức tổ chức dạy học (thuyết giảng, thảo luận nhóm, mô phỏng, đóng vai, case study...)

4.00 0.78

10 GV ghi rõ các phương tiện dạy học

64 học (máy tính, máy chiếu, màn hình, phiếu học tập, phòng họp...)

11 GV thiết kế các hình thức kiểm tra -

đánh giá 91.43 68.30

Nhìn bảng trên có thể thấy rằng giảng viên có tỷ lệ đồng tình cao hơn hẳn so với sinh viên. Điều này có thể lý giải như sau: soạn đề cương là một nghiệp vụ của người giảng viên trong đó có những thuật ngữ không quen thuộc với sinh viên. Dẫn đến vấn đề liên hệ giữa các thuật ngữ này với các sự kiện thực tế hoặc thông tin mà sinh viên quan sát được trong quá trình làm việc với giảng viên còn gặp trở ngại. Một lý do nữa có thể là một số khá nhiều sinh viên không nhận được đề cương môn học do không đi học đầy đủ hoặc không tập trung nghe phổ biến thông tin về các môn học khi bắt đầu học kỳ mới, bởi đây là một điểm đặc thù của sinh viên Khoa Quốc tế - ý thức chủ động trong học tập chưa cao.

2.2.4.3. Thực trạng việc tìm hiểu về đối tượng người học

Để có được một đề cương môn học thiết thực vừa đảm bảo yêu cầu đầu ra, vừa phù hợp với đối tượng người học cụ thể để mang lại hiệu quả giảng dạy cao nhất, người soạn đề cương cần phải thực hiện bước đầu tiên đó là tìm hiểu về người học. Trong phiếu khảo sát đưa ra các nhận định như sau yêu cầu giảng viên, sinh viên và cán bộ quản lý lựa chọn đồng ý hay không đồng ý:

1. GV kiểm tra kiến thức nền của SV trước khi bắt đầu môn học 2. GV tìm hiểu phong cách học tập của SV

3. GV điều tra hứng thú học tập của SV đối với môn học Kết quả được thể hiện trong các biểu đồ dưới đây:

65

Hình 2.2: So sánh ý kiến của SV và GV khi đánh giá thực trạng GV tìm hiểu phong cách học tập của SV

`Hình 2.3: So sánh ý kiến của SV và GV khi đánh giá thực trạng GV tìm hiểu hứng thú học tập môn học của SV

66

Nhìn vào kết quả thể hiện ở hình 2.2 và 2.3, chúng tôi thấy một khoảng từ 30%-40% phía Giảng viên cũng như sinh viên cho rằng trên thực tế Giáo viên không tìm hiểu phong cách học tập của sinh viên và điều tra hứng thú học tập của sinh viên đối với môn học. Ngoài ra, nếu không tính những người còn phân vân, thì trong số những người khẳng định giáo viên có tìm hiểu sinh viên thì tỷ lệ giáo viên nhỉnh hơn tỷ lệ sinh viên. Có 2 câu hỏi cần đặt ra:

- Những giáo viên có tìm hiểu phong cách học tập của sinh viên và điều tra hứng thú học tập của sinh viên (hay kiểm tra kiến thức nền của sinh viên) đã dùng phương pháp nào và công cụ gì để thực hiện việc đó? Sản phẩm của họ là gì?

- Những giáo viên không tìm hiểu sinh viên (về phong cách học tập, hứng thú, kiến thức nền): họ không thấy cần thiết hay không có công cụ và điều kiện để thực hiện công tác này?

Để giải đáp 2 câu hỏi trên, 3 cuộc phỏng vấn sâu với thời lượng 15 phút mỗi cuộc phỏng vấn được thực hiện với 3 đại diện giảng viên thuộc 3 chương trình đào tạo khác nhau. Có thể tóm tắt nội dung chính như sau: Trước khi bắt đầu nhận một lớp nào đó, giảng viên thường hỏi người quản lý về đối tượng sinh viên, đặc điểm của lớp như sĩ số, kết quả các kỳ trước, thái độ với giảng viên, thái độ học tập…Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy, giáo viên vừa lên lớp vừa tìm hiểu sinh viên và có những điều chỉnh tương ứng. Với cách làm này, giáo viên không có bằng chứng lưu lại (ví dụ phiếu khảo sát thông tin sinh viên), do đó đây là một nhiệm vụ giáo viên thực hiện theo thói quen và nhu cầu tự nhiên chứ chưa được coi là một bước trong quy trình dạy học. Hơn nữa, sau từ một đến hai lần, giáo viên rút ra những đặc điểm chung của sinh viên Khoa Quốc tế nên không còn nhu cầu hỏi cụ thể với từng lớp. Bên cạnh đó giữa giáo viên này với giáo viên khác cũng không có cùng mức độ quan tâm và tìm hiểu chi tiết giống nhau. Như vậy có thể nhận định rằng việc tìm hiểu đối tượng người học – sinh viên ở Bộ môn chưa được thực hiện bài bản

67

đúng quy trình và chưa đạt được chất lượng cần thiết để có thể dựa vào thông tin này phục vụ việc soạn đề cương.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên bộ môn khoa học xã hội nhân văn và kinh tế khoa quốc tế đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng luận văn ths giáo dục học (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)