Tổ chức thực hiện quy trình

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên bộ môn khoa học xã hội nhân văn và kinh tế khoa quốc tế đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng luận văn ths giáo dục học (Trang 93 - 104)

3.3.3.1.Phân tích nhu cầu

Để thực hiện khâu này, GV cần thực hiện các công việc sau:

a. Xác định vị trí môn học (đang dạy) trong chương trình của bậc học. Việc xác định vị trí môn học trong CTGD giúp GV biết rõ vị trí, vai trò của môn học trong việc đạt mục tiêu chung của bậ học, qua đó có quan điểm đầy đủ về giáo dục toàn diện cho SV. Đồng thời giúp GV có những nhận định ban đầu về các yêu cầu đối với SV khi học môn học.

84 b. Điều tra đối tượng SV:

Để tiến hành điều tra đối tượng SV, GV cần thực hiện các công việc: Kiểm tra kiến thức nền của SV trước khi bắt đầu môn học, tìm hiểu phong cách học của SV, điều tra hứng thú học tập của SV.

c. Kiểm tra kiến thức nền của SV:

Để bắt đầu giảng dạy, GV tiến hành kiểm tra kiến thức nền của SV thông qua sử dụng bài kiểm tra kiến thức. Ở đây, bài kiểm tra kiến thức nền có thể là một bài trắc nghiệm khách quan, một bảng hỏi, có nội dung chủ yếu liên quan đến những vấn đề SV sẽ được học sau đó. Ví dụ, …Việc kiểm tra kiến thức nền của SV trước khi bắt đầu môn học giúp GV đánh giá khả năng học môn học, những thuận lợi, khó khăn mà những đối tượng SV khác nhau có thể gặp phải trong quá trình học tập môn học. Đồng thời giúp GV phân loại SV theo các nhóm năng lực để có thể có các chiến lược dạy học phù hợp.

d. Tìm hiểu phong cách học của SV:

Phong cách học là những đặc trưng sinh học của cá nhân, là thói quen học tập riêng của từng SV. Việc tìm hiểu phong cách học của SV thông qua phiếu điều tra phong cách học giúp GV nhận biết cách xử lý thông tin của người học là học thuộc, tập trung suy nghĩ, lí giải hay ghi nhớ. Bên cạnh đó, GV xác định được SV có ưu thế học bằng thị giác, thính giác, xúc giác hay vận động cũng như cách SV xử lý thông tin là tổng hợp hay phân tích.Việc xác định được phong cách học của SV sẽ giúp GV có những chiến lược dạy học tương ứng nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy, cụ thể:

+ Đối với SV có ưu thế học bằng thị giác, GV cần để cho SV thấy các thông tin mới thông qua powerpoint, tranh ảnh, video clip... và học tốt với sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn;

+ Trường hợp SV có ưu thế học bằng thính giác, GV cần để cho SV được nghe những thông tin mới thông qua bài giảng, video clip... và học tốt với sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn (băng, đĩa...);

85

+ SV học bằng xúc giác, GV cần tạo điều kiện để họ được trải nghiệm thực sự thông qua hình thức mô phỏng, đóng vai, trình diễn. Ngoài ra, người học bằng xúc giác còn thích tự tay viết lại những bài học mà họ thấy là quan trọng;

+ Đối với SV học bằng vận động thì thích học thông qua làm (learning by doing) và học tốt trong các giờ đóng vai, đố vui, kịch ngắn, và những hoạt động có sử dụng các biểu bảng lớn.

e. Điều tra hứng thú của SV đối với môn học:

Thông qua phiếu điều tra hứng thú của SV với môn học giúp GV nắm được động cơ học tập mon học, những nguyên nhân dẫn tới việc thích hoặc không thích học môn học của SV. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn hcoj có thể xuất phát từ tầm quan trọng của môn học trong CTGD, kiến thức cơ bản hay phương pháp học tập của SV, phương pháp giảng dạy của GV, môi trường học tập… Trên cơ sở xác định được nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn học, GV sẽ áp dụng các chiến lược dạy học phù hợp.

f. Nghiên cứu điều kiện vật chất – kỹ thuật hỗ trợ việc dạy học môn học

Việc tìm hiểu cơ sở vật cất, kỹ thuật, phương tiện day học, phòng Lab, phòng máy vi tính có nối mạng Internet, thư viện và những điều kiện khác trong trường, có thể sử dụng trong QTDH môn học, giúp GV có kế hoạch sử dụng hỗ trợ cho QTDH môn học. Ngoài ra GV cần tìm hiểu đặc điểm về điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đặc thù địa lý, lịch sử… để có thể vận dụng vào QTDH môn học.

3.3.3.2.Xác định mục tiêu môn học, bài học

Tuyên bố triết lý dạy học của môn học. Trên cơ sở những thông tin thu được từ khâu phân tích nhu cầu, GV có thể tuyên bố triết lý dạy học môn học riêng của ình. Ở đây, GV có thể nêu vị trí, vai trò của môn học trong việc hình

86

thành phẩm chất của một con người phát triển toàn diện, những điểm ưu tiên trong QTDH môn học. Ví dụ..

Ngoài ra GV có thể nêu những yêu cầu riêng, những điều kiện đặc thù để học tốt môn học như …> Bên cạnh đó, GV có thể nêu những chính acsh khen thưởng khuyến khích SV học tốt môn học.

Xác định mục tiêu. Việc xác định mục tiêu bao gồm : Xác định mục tiêu môn học, mục tiêu bài học, các lĩnh vực của mục tiêu dạy học, viết mục tiêu chi tiết bài học. Trước hết GV xác định những gì SV hoàn thành được sau khi học xong môn học về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Những mục tiêu này được thể hiện dưới dạng hàh vi mà SV phải thể hiện để chứng tỏ mục tiêu học tập đã hoàn thành.

Xác định mục tiêu bài học thể hiện qua việc GV lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá. Mục tiêu bài học cũng là thành phần cơ bản của kế hoạch bài dạy (giáo án). Mục tiêu bài học đồng thời là sự miêu tả đầu ra mong đợi của GV và SV sau 1 bài học.

Xác định ba lĩnh vực mục tiêu dạy học, bao gồm : Lĩnh vực nhận thức, lĩnh vực tâm vận và lĩnh vực tình cảm.

Lĩnh vực nhận thức bao gồm các kỹ năng thuộc lĩnh vực trí tuệ (như vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá). Xác định mục tiêu nhận thức, cụ thể là xác định mỗi bậc nhận thức với những tầng bậc khác nhau từ đơn giản đến phức tạp là cơ sở giúp GV áp dụng các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra – đánh giá tương ứng.

Trong dạy học, để thuận lợi cho việc xác định mục tiêu nhận thức bài học, các nhà GD đã đưa 6 bậc nhận thức của Bloom về 3 bậc, bao gồm [dẫn theo 43, tr.14] :

Bậc 1 : Biết (nhớ) với các động từ : Liệt kê, phát biểu, gọi tên, nêu lại…

87

Bậc 2 : Hiểu, vận dụng với các động từ : Giải thích, phân biệt, vận dụng, sắp xếp lại…

Bậc 3 : Phân tích, tổng hợp, đánh giá với các động từ : So sánh, phân tích, bình luận, phán xét, lập kế hoạch, tổ chức…

Đối với mỗi bậc, GV sẽ áp dụng các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá tương ứng.

GV có thể áp dụng hình thức tổ chức dạy học đối diện hoặc tự học có hướng dẫn và kiểm tra đánh giá. Đồng thời khi áp dụng các hình thức tổ chức dạy học cụ thể GV sử dụng các phương pháp dạy học tương ứng. GV có thể lựa chọn hoặc kết hợp các phương pháp phù hợp để sử dụng nhằm đạt mục tiêu dạy học. Các phương pháp dạy học có thể là : Thuyết giảng, vấn đáp, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, xemina, kết hợp các trò chơi, đóng vai…

* Lĩnh vực tâm vận bao gồm các kỹ năng vận động, phát triển, đòi hỏi có sự tích hợp các hoạt động tinh thần và cơ bắp. Các kỹ năng trong lĩnh vực tâm vận được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp và theo J. Harrow có các bậc sau [dẫn theo 43, tr.15-16]: Vận động phản xạ (vận động cơ bắp); Vận động cơ bản (đi, chạy, nhảy...); Hoạt động của các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác); Hoạt động thể chất (độ mềm dẻo, khéo léo trong các hoạt động thể chất); Hoạt động kỹ năng (các trò chơi, điệu nhảy, nhào lộn); Giao tiếp mạch lạc (những vận động sáng tạo, bao gồm điệu bộ, nét mặt, các động tác tay chân kết hợp).

Các động từ có thể dùng để xác định mục tiêu trong lĩnh vực tâm vận: Tổ chức, đo đạc, tính toán, sắp xếp, trình diễn, sáng tác, lắp ráp... Trên cơ sở xác định các bậc của lĩnh vực tâm vận, GV áp dụng các chiến lược dạy học nhằm rèn luyện các kỹ năng vận động cơ thể bao gồm các hoạt động, như thực hành ngoài trời, làm thí nghiệm, đóng vai, kịch ngắn...

* Lĩnh vực tình cảm (thái độ) liên quan tới cảm xúc, tình cảm, ấn tượng, bao gồm sự chấp nhận những ý kiến, giá trị hay đặc tính. Các kỹ năng trong lĩnh vực tình cảm cũng được sắp xếp từ thấp đến cao, từ đơn giản đến

88

phức tạp và theo David Krathwohl gồm các bậc sau [12, tr.16]: Tiếp nhận, chấp nhận; Hồi đáp; Tạo giá trị; Tổ chức lại; Đặc trưng, khái quát hóa. Các động từ có thể dùng để xác định mục tiêu trong lĩnh vực tình cảm:

Lựa chọn, chia sẻ, tham gia, đề xướng, chứng minh... Trên cơ sở xác định các bậc của lĩnh vực tình cảm, GV áp dụng các chiến lược dạy học bao gồm các hoạt động, như giải quyết vấn đề, mô phỏng, đóng vai, thảo luận.

Viết mục tiêu chi tiết bài học là việc GV xác định các hành vi mà SV phải và có thể hoàn thành nếu muốn chứng tỏ đạt mục tiêu dạy học. Đây là công việc quan trọng bởi mục tiêu bài học quyết định toàn bộ các yếu tố còn lại của quy trình dạy học. Mục tiêu dạy học chi tiết được xác định cho từng bài học, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dạy học nói chung và để soạn kế hoạch bài dạy cho từng bài học nói riêng.

Để viết mục tiêu dưới dạng hành vi, GV phải nghiên cứu kĩ nội dung tương ứng của mục tiêu này và xác định nội dung đó cần được nhận thức ở bậc nào. Trong quá trình viết mục tiêu chi tiết bài học, GV thực hiện công việc theo 3 bước sau:

* Bước 1: Xác định các điều kiện. GV phải xác định các điều kiện, hoàn cảnh, phương hướng, yêu cầu mà SV đã có để thực hiện được hành vi.

* Bước 2: Chọn 1 động từ trong hành động tương ứng. Động từ chỉ một hành động quan sát được và nằm trong lĩnh vực mục tiêu mong đợi (lĩnh vực nhận thức, lĩnh vực tâm vận, lĩnh vực tình cảm).

* Bước 3: Tiêu chí. Là các từ miêu tả mức độ thực hiện hành vi có thể thỏa mãn nội dung hành vi đó. Thông thường, tiêu chí được diễn tả dưới dạng con số tối thiểu, hoặc một hành động nào đó được xem là tối thiểu.

Sau đó sắp xếp 3 phần với nhau.

3.3.3.3.Xây dựng đề cương môn học

Văn bản quan trọng nhất cần xây dựng khi bắt tay vào thực thi một chương trình môn học là đề cương môn học. Trên cơ sở những thông tin thu

89

được từ khâu phân tích nhu cầu, căn cứ mục tiêu chung của môn học, GV xây dựng đề cương môn học. Đề cương môn học là tài liệu do GV biên soạn để cung cấp cho người học trước khi giảng dạy môn học. Thông qua đề cương môn học SV hiểu rõ những gì GV mong đợi họ làm được khi kết thúc môn học, những hình thức và tiêu chí xác định thành công hay thất bại, SV nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân, và chính vì thế hoạt động dạy học càng hiệu quả hơn. Đề cương môn học là công cụ để thực hiện quy trình dạy học. Đồng thời đề cương môn học thể hiện chuẩn của môn học SV cần đạt được sau khi kết thúc môn học. Đề cương môn học đảm bảo các yếu tố cần thiết của đề cương môn học thông thường, gồm có các nội dung chủ yếu sau đây: Thông tin về GV, thông tin chung về môn học, mục tiêu của môn học, tóm tắt nội dung môn học, nội dung chi tiết môn học, học liệu, hình thức tổ chức dạy học, chính sách đối với môn học và phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học.

Một đề cương tốt có thể thực hiện các mục đích sau:

- Xác định trách nhiệm cá nhân của sinh viên một cách rõ ràng nhất để sinh viên hoàn thành tốt khóa học. Với các thông tin này, SV sẽ quản lý thời gian của mình một cách có hiệu quả, họ sẽ hoàn thành bài tập đúng hạn, chuẩn bị sẵn sàng cho các kỳ thi và như vậy, họ đã có trách nhiệm lớn hơn về kết quả học tập của mình.

- Giúp SV cải tiến việc ghi chép trên lớp. Nhiều SV mất quá nhiều thời gian để ghi chép những công thức, biểu đồ mà bỏ qua các thông tin quan trọng. Đề cương hướng dẫn chi tiết vấn đề nào là quan trọng, nguồn học liệu cần để tham khảo.v.v. do vậy, họ chỉ tập trung ghi chép những gì là quan trọng nhất.

- Giảm bớt sự căng thẳng do thi cử, nâng cao kỹ năng làm bài kiểm tra – Do toàn bộ các thông tin về mục tiêu, hình thức kiểm tra đánh giá, tiêu chí đánh giá, thời điểm đánh giá đã được công bố ngay từ đầu nên SV hoàn toàn chủ động và sẵn sàng cho mỗi kỳ kiểm tra đánh giá.

90

- SV biết trước các hình thức tổ chức thực hiện khóa học. Đề cương cũng cấp toàn bộ thông tin về thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức dạy học chi tiết cho từng tuần và họ đã chuẩn bị trước cho các giờ học.

- Cung cấp tài liệu quý hiếm qua các tài liệu phát tay của GV.

- Toàn bộ những thông tin có trong đề cương giúp nâng cao đáng kể hiệu quả, hiệu suất làm việc của GV và SV.

3.3.3.4.Tổ chức tài liệu dạy học

Căn cứ vào các thông tin thu được, nhất là trong phần xác định mục tiêu môn học và mục tiêu chi tiết cho từng bài học, GV lựa chọn, sắp xếp và tổ chức tài liệu học tập cho phù hợp.

Ngoài giáo trình chính, GV chuẩn bị và giới thiệu với SV các loại sách tham khảo, tranh ảnh, băng hình, băng tiếng, các trang web học tập liên quan... Các tài liệu này được lựa chọn trên cơ sở mục tiêu của từng bài học và các hình thức tổ chức dạy học đã được ghi trong kế hoạch dạy học. Bên cạnh đó, GV cần căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, hứng thú, đặc điểm tâm sinh lý của SV để lựa chọn tài liệu học tập. Để tiện cho việc sử dụng, GV tổ chức các tài liệu học tập theo bài, có ghi chú để dễ tìm kiếm khi cần.

3.3.3.5.Chuẩn bị các phương tiện, công cụ dạy học

Trong quá trình lập kế hoạch, GV phải có ý thức lựa chọn hình thức tổ chức dạy học và chuẩn bị các phương pháp phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học. Trong QTDH các môn chuyên ngành ở trường ĐHNN, GV sử dụng các hình thức tổ chức dạy học như: Thuyết giảng, thảo luận nhóm, mô phỏng, đóng vai, tự học có hướng dẫn và kiểm tra đánh giá của GV, tùy theo nội dung dạy học và môn học GV giảng dạy.

Do đặc trưng QTDH các môn chuyên ngành ở Khoa Quốc tế được thực hiện thông qua tiếng ngước ngoài (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga) và do sĩ số của các lớp tối đa chỉ 35 SV nên hình thức thảo luận nhóm hay làm việc theo đội thường được GV sử dụng trong giảng dạy. Chính việc sử dụng hình thức thảo luận nhóm đã tạo ra sự tương tác thường xuyên giữa các thành viên

91

trong nhóm, phá vỡ rào cản giữa các SV với nhau, tạo sự đồng thuận, nỗ lực vì lợi ích chung của nhóm đồng thời mọi thành viên tự giác thực hiện các công việc đã được phân công. Chính những điều này đã góp phần bước đầu xây dựng văn hóa chất lượng trong nhóm cũng như trong lớp học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên bộ môn khoa học xã hội nhân văn và kinh tế khoa quốc tế đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng luận văn ths giáo dục học (Trang 93 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)