Ngôn ngữ hàm súc

Một phần của tài liệu thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương (Trang 85 - 93)

Trong văn học nghệ thuật nói chung, ngôn ngữ được chọn lọc rèn giũa qua lao động nghệ thuật của nhà văn để đạt đến tiêu chuẩn của tác phẩm nghệ thuật. Trong văn học Thiền, ngôn ngữ càng được tinh luyện để vừa đạt được những phẩm chất của một tác phẩm văn chương vừa hàm chứa những tư tưởng triết lý uyên áo của Thiền. Qua cái lò tinh luyện đó, ngôn ngữ đạt đến độ cao nhất của tính hàm súc, gọn gàng và chắc nịch “như bàn tay nắm thành quả đấm”.

Thiền uyển tập anh rất hàm súc trong lời kể. Cả cuộc đời một thiền sư với biết

bao thăng trầm biến cố được gói trong một câu chuyện nhỏ, có khi chưa đến một trang giấy. Tác giả đã chọn lọc và ghi lại những nét chính. Tuy nhiên qua những nét đó, người đọc vẫn có thể hình dung toàn bộ cuộc đời, quá trình hành thiền hành đạo cùng vẻ đẹp nhân cách của thiền sư. Một số ít truyện có dung lượng khá dài như truyện về sư Vạn Hạnh, Đạo Hạnh, Viên Chiếu. (Dung lượng dài nhất tập truyện là truyện về sư Viên Chiếu vì người biên soạn tập trung ghi lại những đoạn ngữ lục nổi tiếng của ông.)

Lượng thông tin được nén trong hai câu ngắn gọn khi giới thiệu về nguồn gốc xuất thân nhân vật. “Thiền sư họ Trịnh, vốn người Quảng Châu (Trung Quốc), thuở

nhỏ ham thích môn Không học bỏ gia sản đến thụ nghiệp tại chùa Song Lâm ở Vụ

Châu. Tính sư cẩn trọng, trầm lặng, nói ít hiểu nhiều, thông đạt sự lý, vì thế người

đương thời gọi là Vô Ngôn Thông”. Chỉ với hai câu văn, tác giả đã giới thiệu được

gốc tích, lòng say mê Phật học, quá trình đến với thiền, tính cách, tư chất và lí giải về tên gọi của sư. Lời văn được cô đọng đến mức tối đa. “Quốc sư (Thông Biện) người hương Đan Phương, họ Ngô, vốn dòng dõi Phật tử, bản tính thông tuệ, học thông tam

giáo”. Chỉ một câu vắn tắt đã giới thiệu đầy đủ nguồn gốc, xuất thân cùng bản tính

Lòng yêu thiền, quá trình hành thiền cũng được ghi lại với những chi tiết khá đặc sắc. Sư Tín Học “đứng trước tượng Phật đốt ngón tay phát nguyện: Đệ tử này đã

bao kiếp lao khốn trong vòng trần ai. Nay xin dứt hẳn không quay lại nữa.” Sư Tịnh

Lực: “Khi du học được gặp thiền sư Đạo Huệ, ông bị cuốn hút, bèn dốc lòng nương

nhờ đất Phật. Sư Tịnh Giới: “thuở nhỏ ông theo Nho học. Năm hai mươi sáu tuổi bị

ốm, chiêm bao thấy người trời xuống cho thuốc, tỉnh dậy thì khỏi bệnh. Từ đó quyết

chí xuất gia, tìm các bậc túc thiền trong bản hương để tu tập giới luật.” Mỗi người

một con đường, mỗi người một cơ duyên nhưng trong đó đều thể hiện tấm lòng tha thiết đến cõi thiền. Ở đây tác giả chú ý ghi lại sự việc hơn là mô tả chi tiết. Kể chứ không tả cũng là một cách làm cho câu chuyện cô đọng lại. Thủ pháp ước lệ được sử dụng trong khi miêu tả về ngoại hình nhân vật: “ông dáng mạo khôi ngô tuấn tú” (sư Khuông Việt), “tướng mạo đoan chính” (sư Đạo Huệ), “dáng mạo thanh tú” (sư Hiện Quang), “thân cao bảy thước ba tấc”(sư Pháp Hiền), “dáng mạo to lớn, tai dài

đến vai”(sư Sùng Phạm)… Chưa có tiểu truyện nào sử dụng quá một câu để miêu tả

ngoại hình nhân vật. Nhưng không vì thế mà người đọc không hình dung được những nét chân dung đó bởi tính giàu sức gợi của những hình ảnh ước lệ được dùng. Nhờ đó, quy mô câu chuyện được thu gọn lại nhưng vẫn đảm bảo lượng thông tin cần thiết. Đó là chỗ thể hiện tài năng của người viết, tài lựa chọn sắp xếp chi tiết, sự việc để thể hiện đầy đủ nội dung trong một dung lượng ngôn ngữ nhỏ nhất. Ngôn ngữ tác phẩm, vì thế, đạt được yêu cầu về tính hàm súc, một trong những nét đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ văn học trung đại.

Thiền uyển tập anh còn hàm súc trong ý thơ. Thơ trung đại mà đặc biệt là thơ

thiền thì hàm súc là tiêu chí thứ nhất. Hình thức thơ là một cách làm cô đọng ngôn ngữ, vì thơ bị đóng khung vào khuôn mẫu, hạn chế số câu số chữ. Thơ xuất hiện trong Thiền uyển tập anh chủ yếu được viết dưới hai hình thức ngũ ngôn và thất ngôn. Hầu hết thơ có hình thức cặp câu hoặc bài thơ ngắn bốn câu. Chính những khuôn phép, hạn định của thơ đã góp phần tạo nên tính hàm súc, ý tại ngôn ngoại cho thơ. Trong một đơn vị ngôn ngữ nhỏ bé, hạn hẹp hàm chứa một lượng thông tin lớn, người ta khó có thể hiểu hết một bài thơ ngay từ lần đọc đầu tiên. Một khoảng trời

đầy trăng phía sau mà mỗi khi nhìn chúng ta chỉ thấy được một phần nhỏ như nhìn trăng qua cái kẽ.

Trong phạm vi hạn định của thơ, ngôn ngữ văn tự không chuyên chở được tuệ giác, không nói tận ý thiền. Chính vì thế, để diễn đạt những tầng nghĩa sâu bên trong tác giả đã lập tượng để tận ý thông qua nghệ thuật sử dụng hình ảnh, xây dựng biểu tượng và thủ pháp ẩn dụ.

Hình ảnh là chất liệu không thể thiếu trong văn chương. Nếu ví Thiền uyển tập anh như một khu vườn thiền thì hình ảnh là muôn hồng nghìn tía trong khu vườn ấy. Không kể đến hình ảnh trung tâm là hình tượng nhân vật (đã được tìm hiểu ở chương trước), hàng loạt hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong tác phẩm đặc biệt là ở bộ phận tàng trữ giá trị thi ca. Các nhà sư cũng là nhà thơ với rung động nhạy bén trước cảnh vật và lòng người. Họ say sưa với thiên nhiên. Sư Viên Chiếu khi giải thích cho đệ tử về diệu lý của đạo thiền thực ra là đã tả cảnh thiên nhiên với những hình ảnh nghệ thuật khá bóng bẩy. Những đoạn ngữ lục của ông bộc lộ lòng thơ lai láng của một thi nhân trước cảnh trí thiên nhiên.

- Ly hạ trùng dương cúc

Chi đầu thục khí oanh.

(Cúc trùng dương dưới giậu Oanh xuân ấm đầu cành) - Xuân chức hoa như gấm

Thu lai diệp tự hoàng

(Xuân dệt hoa như gấm Thu sang lá đổ vàng)

- Uyển trung hoa lạn mạn

Ngạn thượng thảo li phi

(Trong vườn, hoa rực rỡ Trước bến, cỏ lơ phơ)

- Khô mục phùng xuân hoa cạnh phát

Phong xuy thiên lý phức thần hương

Gió đưa nghìn dặm nức hương thần)

- Phong tiền tùng hạ thê lương vận

Vũ hậu đồ trung thiển trọc nê.

(Thông reo trước gió tiếng buồn thay Mưa tạnh theo chân biết lối lầy)

- Giốc hưởng tùy phong xuyên trúc đáo Sơn nham đái nguyệt quá tường lai

(Theo gió, tiếng tù luồn trúc đến,

Cõng trăng, bóng núi vượt tường sang.)

Mỗi câu thơ vẽ ra một bức tranh đẹp và thấm đượm cảm xúc. Những hình ảnh của thiên nhiên bốn mùa, của nước non sông núi tuyệt đẹp và đầy chất thơ. Nhà thơ không chỉ nhìn thấy cảnh hoa dệt gấm, lá đổ vàng, trăng vượt núi mà còn nghe tiếng gió khua rặng trúc, tiếng thông reo, nghe cả hương đưa trong gió. Những hình ảnh được phô diễn vừa làm đẹp cho lời nói vừa thể hiện sự cảm nhận tinh tế mà thơ hiện đại cũng khó sánh kịp.

Bên cạnh đó còn có những hình ảnh chứa đựng thiền vị.

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như thảo lộ đầu phô

(Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông)

Cuộc thịnh suy mong manh như giọt sương trên đầu ngọn cỏ. Vạn pháp vô thường.

Càn khôn tận thị mao đầu thượng

Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung

(Mảy lông chứa cả càn khôn rộng Hạt cải thu gồm nhật nguyệt trong)

Trong một mảy lông, một hạt cải cũng có cả thế giới. Mỗi sinh vật dù là nhỏ nhất cũng có Phật tính. Ở đây có sự tương đồng với thơ haiku, mượn những cái nhỏ nhoi tầm thường để gửi một triết lý sâu sắc về thiền. Hình ảnh không chỉ làm đẹp cho thơ mà còn đưa ý của lời nói đi xa bởi tính chất giàu sức gợi của nó.

Sư Giác Hải lấy hình tượng bướm hoa đối đáp để lý giải lẽ biến dịch của cuộc sống:

Xuân lai hoa điệp thiện tri thì Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ Hoa điệp bản lai giai thị huyễn Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì.

(Xuân sang hoa bướm khéo quen thì Bướm lượn hoa cười vẫn đúng kỳ Nên biết bướm hoa đều huyền ảo Thây hoa mặc bướm, để lòng chi)

Đoàn Văn Khâm khi viếng sư Quảng Trí, truy điệu sư Chân Không đã diễn tả ý nghĩ, gửi gắm cảm xúc trong hình ảnh thiên nhiên. Nhà thơ như nhìn thấy hình dáng thiền sư trong thiên nhiên cây cỏ trước am. Không phải là còn hay mất, tất cả do cách nhìn của con người.

Viện tiền sơn thủy thị chân hình

(Non nước ngoài am đó dáng xưa)

Và ý của lời nói còn đi xa hơn với các biểu tượng, vì vượt lên hình ảnh một bước, biểu tượng là hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng. Nghệ thuật xây dựng biểu tượng được thể hiện khá độc đáo.

Thu thiên đoàn thử lệ

Tuyết cảnh mẫu đơn khai

(Trong tuyết mẫu đơn nở Trời thu oanh hót vang)

Nhận đắc ma ni huyền diệu lý

Chỉ như thiên thượng hiểu kim ô.

(Thấu lẽ huyền vi trong ngọc sáng Là vầng dương hiện giữa trời xanh)

Nhược nhân yếu thức vô phân biệt Lĩnh thượng phù sơ tỏa mộ yên.

Núi phủ mây chiều cây cỏ tươi)

Đó là hình ảnh hoa mẫu đơn nở trong tuyết, vầng dương giữa trời xanh, cây cỏ trên núi dưới ánh mây chiều,... Đó là tiếng cười tiêu dao, tiếng cười thể hiện niềm lạc đạo:

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư

(Một tiếng kêu vang, lạnh cả trời)

Và đặc biệt là cành mai nở trong đêm xuân tàn đã làm say lòng bao thế hệ:

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

(Đêm qua, sân trước, một cành mai)

Đó là những biểu tượng cho vẻ đẹp của trí tuệ bát nhã. Một thế giới thanh tao, tinh khiết tràn ngập ánh sáng. Một thế giới của niềm an lạc vĩnh hằng. Vẻ đẹp của vầng dương giữa trời xanh, hoa mẫu đơn trong tuyết, hoa mai trong đêm xuân tàn,… là cái đẹp lung linh, vượt lên trên cõi thế tục. Những hình ảnh đó vốn là những hình ảnh đẹp trong văn học bởi tính chất trong sáng, thanh khiết của nó – một nét đẹp và sự quý giá từ đặc tính bên trong như chính vẻ đẹp tâm hồn và chí khí cao thượng vượt thế tục của các vị thiền sư. Biểu tượng thường xuất hiện để đặc tả vẻ đẹp của thần thái tinh anh, sáng láng khi đạt đến trí tuệ bát nhã.

Bên cạnh đó, thủ pháp ẩn dụ cũng được sử dụng triệt để. Trong lời đối đáp và các bài kệ xuất hiện hàng loạt những hình ảnh ẩn dụ chỉ những kẻ lầm đường lạc lối, quẩn quanh chưa tìm ra con đường tu chứng hoặc quá câu chấp vào khái niệm như:

“rùa mù đào vách núi”, “trạch què ngược núi cao”, “kẻ điếc nghe đàn sáo”, “người

mù ngắm trăng sao”, “kẻ ôm cột cầu”, “kẻ vạch thuyền”… Mỗi cụm từ có tính chất

như một thành ngữ chỉ việc làm vô dụng, vô ích, không mang lại một kết quả nào. Mỗi hình ảnh nêu trên đều chứa đựng một nghịch lý, nghịch lý giữa đối tượng và hành động, nghịch lý giữa hành động và tính chất của hành động. Người nói dùng lối nói đầy nghịch lý đó để đánh thức học trò mình, kéo họ trở về tìm ngọc chính trong tay mình.

Nhật nguyệt tại nham đầu

Nhân nhân tận thất châu

Bộ hành bất kỵ câu

(Nhật nguyệt tại non đầu Người người mất ngọc châu Kẻ giàu có ngựa tốt

Chẳng chịu dùng ngựa đâu)

“Hạt châu”, “ngọc châu” hay “ngọc Biện Châu” là hình ảnh ẩn dụ cho Phật

tính, chân lý cứu cánh. “Thất châu” (mất ngọc châu) nghĩa là xa rời chân lý cứu cánh. Mỗi sinh vật đều có Phật tính. Nhưng người đời thường hướng ngoại, tìm Phật tính ở bên ngoài. Họ không biết rằng Phật tính ở ngay trong mình, chỉ cần thắp sáng hiện hữu là Phật tính hiện tiền. Những câu nói đó nhằm kéo người học đạo quay về thắp lên ngọn đèn của chính mình.

Ví việc tu hành của các thiền sinh như gà con trong trứng.

Tử thốt mẫu trác

(Con kêu mẹ mổ)

Đến một lúc nào đó họ đi đến nấc thang cuối cùng, thiền sư sẽ giúp họ vượt qua nấc thang đó như gà mẹ mổ vỏ giúp gà con nhanh chóng chui ra ngoài. Hoặc chỉ dạy họ về con đường tu chứng:

Độ hà tu dụng phiệt Đáo ngạn bất tu thuyền

(Qua sông dùng bè mảng Đến bến bỏ thuyền ghe)

“Bè mảng”, “thuyền ghe” là hình ảnh ẩn dụ cho các phương tiện. Giáo điển,

kinh sách, sự chỉ dẫn của thầy tất cả chỉ là phương tiện. Trong quá trình tu thiền, hành giả phải biết sử dụng đúng vai trò của phương tiện, phải tự mình giác ngộ chứ không lệ thuộc vào cái ở bên ngoài.

Những hình ảnh ẩn dụ trong tác phẩm chủ yếu được dùng để chỉ những kẻ còn ở trong cõi mê, lầm đường lạc lối. Ngoài ra, còn có một số ít ẩn dụ dùng cho trí tuệ bát nhã, sự hân thưởng nguồn sáng tâm linh.

Đó là hình ảnh ngọc trên núi, sen trong lò lửa.

Liên pháp lô trung thấp vị can

(Trên núi ngọc thiêu màu vẫn nhuận Trong lò sen nở sắc thường tươi)

Lô trung hoa nhất chi

(Lò lửa một cành hoa)

Vì tạm mượn lời để đánh thức học trò, các vị thiền sư không nói trực tiếp mà thông qua hình ảnh, biểu tượng, ẩn dụ giàu sức gợi để gửi gắm thiền vị khiến học trò nghĩ đến hết chỗ nghĩ mới đạt ý, đạt ý thì quên lời.

Đó là cái hàm súc phi logic, không dựa trên cơ chế của sự liên tưởng thể hiện cả trong lời kể bằng văn xuôi và bộ phận thơ ca. Những cách nói nhằm dồn người nghe đến bức tường giới hạn của tư duy lý tính được thể hiện qua những đoạn đối thoại ngắn mang tính chất công án thiền:

Sư (Cứu Chỉ) hỏi trưởng lão (Định Hương):

- Thế nào là nghĩa cứu cánh?

Định Hương đáp: “Chưa!” Một lát lại nói:

- Ta và ngươi là nghĩa cứu cánh rồi đấy!

Sư còn đang nghĩ ngợi, trưởng lão nói: - Sai quá rồi!

Ngay lúc ấy, sư lĩnh hội được ý chỉ của trưởng lão.

Cuộc đối đáp giữa sư Tịnh Không và đệ tử:

Hỏi:

- Ý Tổ và ý Phật giống nhau, khác nhau thế nào?

Đáp:

- Trèo non vượt biển muôn dặm đều hướng về cửa khuyết.

- Trí tuệ của hòa thượng thật đặc sắc kỳ lạ, sao không cho các đệ tử cùng biết?

- Ngươi thổi lửa, ta làm gạo; ngươi xin ăn, ta lấy bát. Ai phụ bạc ngươi?

Thầy tăng ấy bèn tỉnh ngộ.

Cuối đoạn đối thoại trên, thiền sinh ngộ ra lời thầy. Thiền là đạo giác ngộ ngay trong lòng thực tại như “ta và ngươi”, như “làm gạo” thì phải “thổi lửa”, như “lấy bát” thì phải “xin ăn”. Không thể chỉ trông cậy vào thầy. Không thể chỉ nhờ vào ngôn

ngữ văn tự. Nên không cần thiết phải giải thích nhiều lời. Người học trò phải tự bước đi mới tới được. Thầy chỉ ở bên cạnh, giúp cho trò những khi họ đi sai đường, chỉ là người làm gạo, lấy bát. Những lời dạy với hàm ý sâu xa được thể hiện trong một đoạn đối thoại ngắn. Đó là những đoạn ngữ lục có tính chất công án, giúp người học đạo vượt qua một nấc thang, đến gần cửa thiền hơn.

Thiền uyển tập anh đạt đến tính hàm súc như thế trước nhất là bởi đặc trưng

của ngôn ngữ thiền “đạo vốn không lời”. Truyền đạo, bàn về đạo, kể chuyện đạo… đều lấy kiệm lời làm tiêu chí thứ nhất. Hàm súc trong ngôn ngữ của Thiền uyển tập

anh là sự tổng hợp từ đặc tính hàm súc của văn chương trung đại với tính hàm súc

trong ngôn ngữ thiền.

Mặt khác, hàm súc trong văn chương là lời ít ý nhiều, còn hàm súc của thiền là

hàm súc phi logic, là ngôn bất tận ý. “Ngôn bất tận ý” xuất xứ từ Kinh Dịch nhưng

Một phần của tài liệu thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương (Trang 85 - 93)