Thủ pháp tương hỗ

Một phần của tài liệu thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương (Trang 73 - 77)

Một trong những cách để làm nổi bật hình ảnh nhân vật là đặt nhân vật trong mối tương quan với các nhân vật khác. Có Cám ta mới thấy “cô Tấm rất hiền”, có Lý Thông mới thấy Thạch Sanh dũng cảm và nhân hậu, có hai cô chị ta mới thấy cô em (vợ Sọ Dừa) dịu hiền và xinh đẹp… Nếu trong truyện hiện đại, nhân vật có sự phát triển tự thân với một thế giới nội tâm phong phú và phức tạp thì trong truyện dân gian và truyện trung đại, nhân vật ít có sự phát triển tự thân. Nhân vật thường được nhìn thông qua mối tương quan với các nhân vật khác. Nhân vật này sẽ là tấm gương soi cho độc giả nhìn rõ hơn nhân vật kia. Vì thế, thủ pháp tương hỗ trở thành một thủ pháp phục vụ đắc lực cho việc tái hiện bức chân dung nhân vật.

Trước nhất là mối quan hệ giữa các nhân vật thiền sư có tiểu truyện trong tập truyện. Họ thường được đặt trong quan hệ thầy trò, quan hệ giữa người đạt đạo và người học đạo. Mối quan hệ đó tạo phông nền làm nổi bật hình tượng nhân vật chính. Những câu chuyện nhỏ, những lời đối đáp giữa các nhân vật làm nổi bật phong thái, tính cách của nhân vật. Trong mối quan hệ giữa các thiền sư, nhân vật chính trong tương quan với nhân vật còn lại có thể là quan hệ thầy – trò, có thể là quan hệ trò – thầy. Trong mối quan hệ với thiền sinh, vẻ đẹp của thiền sư luôn được tô đậm, được khắc họa rõ nét hơn. Những lời đối đáp, dặn bảo, những bài kệ thị tịch uyên áo, đầy triết lý thiền,… thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của thầy. Nhiều lúc, thiền sinh trách thầy không quan tâm, không truyền đạt dạy bảo mình nhưng thật sự thiền sư luôn theo dõi và thấy được tất cả về họ. Khi đứng ở vị trí người thầy thì nhân vật luôn được làm bật

lên vẻ đẹp như thế. Thế nhưng, có tiểu truyện, nhân vật chính lại xuất hiện ở vị thế một học trò.

Trong câu chuyện về thiền sư Định Hương có đoạn:

Một hôm sư hỏi Đa Bảo:

- Làm sao thấy được chân tâm?

Đa Bảo đáp:

- Chính ngươi phải tự phát hiện lấy!

Định Hương khoát nhiên tỉnh ngộ nói:

- Tất cả đều như thế, đâu phải chỉ riêng đệ tử.

Trong câu chuyện về thiền sư Tức Lự có đoạn:

Một hôm vào ngày giải hạ, sư bủa lưới bắt được con cá trê, đem đến biếu thầy.

Thông Thiền kinh sợ nói:

- Ngươi đã xuất gia mà còn phạm sát, làm sao khỏi bị quả báo ngày sau?

Sư đáp:

- Lúc ấy đệ tử không thấy có vật này, mà cũng không thấy có bản thân mình, cũng chẳng biết quả báo sát sinh, cho nên mới làm như thế.

Thông Thiền biết sư là một pháp khí bèn cho vào phòng, mật truyền tâm ấn

rằng:

- Nếu ngươi dùng được đất lòng ấy thì dù có phạm vào năm điều tội ác, bẩy

điều phải xấu hổ thì cũng vẫn thành Phật.

Hai nhân vật chính trong hai phần trích trên đều đứng ở vị trí học trò. Nhưng rõ ràng mẩu chuyện nhằm ca ngợi sự thông tuệ, sáng suốt của họ. Sự thông tuệ đến mức làm cho thầy cũng ngỡ ngàng, thêm yêu mến và quyết đem tâm ấn truyền cho. Như vậy, dù đặt nhân vật ở vị thế nào, người viết cũng nhằm mục đích xây dựng bối cảnh để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật chính trong câu chuyện được kể. Vẻ đẹp về tài năng, nhân cách, phong thái tu hành, sự am hiểu thấu suốt triết lý thiền.

Một mối quan hệ khá đặc biệt là quan hệ giữa thiền sư và nhân vật khách (thiền khách, tăng khách). Những mẫu đối thoại nhỏ giữa sư và khách ví như những giai thoại thiền, công án thiền nổi tiếng có giá trị cho người tu học nhiều thế hệ. Đó là chiếc cầu nối đưa sư về bến ngộ. Tăng khách xuất hiện đúng lúc đóng vai trò bè

mảng giúp người qua sông. Chỉ một câu chuyện nhỏ nhưng qua đó làm bật lên một bài học về thiền, hoặc tạo nên một bước ngoặc lớn đưa thiền sư đến bến ngộ. Tuy chẳng có tên họ rõ ràng nhưng nhân vật này đóng vai trò hết sức quan trọng, một nút thắt giúp câu chuyện phát triển. Trong số 68 tiểu truyện, nhân vật khách xuất hiện 6 lần, trong 6 truyện (sư Vô Ngôn Thông, sư Ngộ Ấn, sư Minh Trí, sư Tịnh Không, sư Trí Bảo, sư Thanh Biện). Sáu lần nhân vật khách xuất hiện trong sáu hoàn cảnh khác nhau. Trong đó, hai lần để tô đậm vẻ đẹp của nhân vật chính, con người đắc đạo, khiến thiền khách khâm phục (sư Ngộ Ấn, sư Minh Trí). Bốn lần còn lại, nhân vật khách đóng vai trò quan trọng giúp thiền sư vượt qua một ranh giới khó khăn trên con đường tu học. Sư Vô Ngôn Thông nhờ cơ duyên gặp gỡ, thỉnh vấn vị thiền khách, được khách đưa đến gặp Bách Trượng Hoài Hải, nhờ đó đắc pháp và trở thành người mở đầu một dòng phái thiền ở nước ta. Sư Trí Bảo bỏ tục xuất gia, chuyên chú tu tập thiền định. Sau một thời gian bèn chống gậy xuống núi làm việc thiện.

Có vị tăng khách đến hỏi sư:

- Sinh từ đâu tới? Tử đi về đâu? Sư còn nghĩ ngợi, tăng khách nói:

- Còn đang nghĩ ngợi

Vạn dặm mây trôi.

Sư không đáp được. Tăng khách bèn quát: - Chùa tốt mà không có Phật!

Tăng khách nói xong bỏ đi.

Sư than rằng: “Ta tuy có lòng xuất gia mà chưa hiểu thấu tông chỉ cũng ví như người đào giếng sâu đến chín nhẫn mà không gặp nước, còn đợi gì mà không bỏ cái giếng ấy đi! Huống chi ta tu thân mà không ngộ đạo, biết tính thế nào?”

Từ đó sư đi vân du bốn phương tìm thầy học đạo.

Trí Bảo an nhiên tin tưởng rằng mình tu lâu và đã ngộ đạo. Lúc gặp và trò chuyện, vị tăng khách đã giúp sư nhìn rõ mình “giếng sâu mà không có nước”! Sư mới tìm tới sư Đạo Huệ lĩnh hội tông chỉ, vén được lớp mây mờ để nhìn rõ cõi thiền. Tâm thanh tĩnh, sáng láng; lòng trong như gương, tự tin truyền giảng thuyết pháp,

qua sông nhưng đã chỉ cho sư biết sư đang ở trong cõi mê, tâm tưởng đang bị che lấp như gà con trong trứng, cần phải tìm đường ra. Sư Tịnh Không được tăng khách nói cho biết “chưa hiểu tông chỉ, phải đến tham vấn sư Đạo Huệ mới xong”. Sư Thanh

Biện “sụp xuống xin khách chỉ giáo. Khách bảo sư phải tìm sư Huệ Nghiêm ở chùa

Sùng Nghiệp mà thỉnh vấn”. Tăng khách đóng vai trò là người đưa chân một đoạn

đường trên chuyến hành trình gian nan về đất Phật. Ví như ba đồ đệ giúp Đường Tăng trên đường thỉnh kinh vậy. Một sự gặp gỡ mang tính chất cơ duyên với tăng khách giúp nhà sư tiến thêm một bước trên đường đến cõi thiền. Nói khác đi, tăng khách xuất hiện như một cơ duyên dành cho người thành tâm tìm đạo. Có nhân tốt, còn cần thêm có duyên may hỗ trợ để đạt đến quả chánh giác. Đây cũng là một kiểu kết cấu thường gặp trong Thiền uyển tập anh, cho thấy quan niệm nhân duyên của nhà Phật. Trong quan hệ với tăng khách, hình ảnh nhân vật được nâng lên: hoặc đã thấm nhuần giáo lý uyên áo, hoặc sẵn sàng, tha thiết tầm sư học đạo để sớm viên thành chánh quả.

Bên cạnh đó, còn có mối quan hệ giữa các thiền sư với mọi người xung quanh, những người yêu thiền mến đạo. Là những anh tú trong vườn thiền nên trong ánh mắt người đời, họ hiện lên với cái nhìn ngưỡng mộ. Qua những mối quan hệ đó, người đọc hiểu thêm về cách đối nhân xử thế của các thiền sư bên cạnh tài năng của họ. Các nhân vật luôn được đặt trong niềm yêu mến và kính phục của các nhân vật khác. Sư Đại Xả được “các bậc vương công tranh nhau thờ làm thầy, nhất là Kiến Ninh vương

và Thiên Cực công chúa đối với sư lại càng tôn kính. Sư từng dựng chùa ở gò Hổ

Nham núi Tuyên Minh để giáo hóa, học trò đến theo học rất đông. Bấy giờ có thầy

tăng người nước Tống là Nham Ông cảm mộ danh tiếng của sư, tìm đến thỉnh vấn, tự

đốt một ngón tay đem dâng sư để tỏ lòng thành.” Sư Cảm Thành được “phú hào

trong làng là ông họ Nguyễn kính mộ đức hạnh cao cả, tự nguyện cúng gia trạch làm

chùa”. Sư Tịnh Giới “châu mục Phạm Từ hâm mộ danh đức đem hậu lễ thỉnh sư cho

đúc chuông đồng kính tiến để nhà chùa treo trấn giữ sơn môn”. Sư Giác Hải “tên

tuổi Giác Hải đồn vang khắp thiên hạ, cả tăng, tục đều kính mộ. Vua Lý Nhân Tông

lấy lễ tiếp đãi như thầy”. Sư Cứu Chỉ “thanh danh giáo huấn cảm hóa của sư lan đến

kính nể”. Họ không chỉ được những người theo cầu học đạo mà cả vua quan cũng hết sức ngưỡng vọng. Trong xã hội thời ấy tầng lớp tăng lữ vốn rất được quý trọng. Thế nhưng khi tình cảm quý trọng đó được lưu lại trong sử sách, không chỉ là tình cảm riêng của một cá nhân mà còn có cả tình cảm của một cộng đồng, thì điều đó tất nhiên không phải vì họ thuộc tầng lớp tăng lữ mà còn do đạo cao đức cả của họ nữa.

Các nhân vật phụ xuất hiện trong tiểu truyện nhằm tạo phông nền để làm đẹp cho nhân vật chính của tiểu truyện. Nhân vật chính trở thành nhân vật trung tâm. Các nhân vật còn lại giống như hình thế các ngôi sao nhỏ chầu vào ngôi sao chính vị.

Thông thường khi ghi lại tiểu sử một nhân vật, người ta chỉ thuần túy tóm tắt lại những sự kiện chính liên quan tới cuộc đời nhân vật đó. Những sự việc này thường được nêu vắn tắt chứ không được kể. Ít khi các nhân vật có liên quan được nhắc đến, và nhân vật chính cũng ít khi được đặt trong mối quan hệ với các nhân vật khác. Lối kể chuyện của tác giả Thiền uyển tập anh, cách đặt nhân vật vào trong

những mối tương quan để nhìn nhận khiến ta cảm nhận được chất văn chương thấm đẫm trong từng câu chuyện nhỏ.

Một phần của tài liệu thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)