Khi tiến hành khảo sát cấu trúc các tiểu truyện trong Thiền uyển tập anh,
Nguyễn Hữu Sơn đã nhận định: “tiểu sử các thiền sư không tuân theo một tiêu chí
thật cụ thể, rõ ràng”, “có sự co giãn cách biệt về dung lương và độ dài ngắn”,
“trong khi số lớn các tiểu truyện mô tả cuộc đời các thiền sư theo quy trình khá
thống nhất thì ở một số truyện lại hầu như chỉ là một đoạn lý lịch trích ngang hay
như một đoạn sử ký, bình chú vắn tắt.” [44, 26] Từ điểm nhìn bao quát về đặc điểm
của tác phẩm như thế, tác giả xem mỗi tiểu truyện là một đơn vị tác phẩm độc lập, và
“cấu trúc các tiểu truyện theo từng đoạn đời các thiền sư dường như có truyền thống
từ chính cuộc đời đức Phật” [44, 26] với ba giai đoạn quan trọng tiêu biểu: lúc thiếu
thời, khi xuất gia, sau ngày đắc đạo. Từ đó, tác giả khảo sát cấu trúc các tiểu truyện thiền sư theo ba giai đoạn của cuộc đời: khi sinh, quá trình hành đạo, sự trở về cõi Phật. Đó là cách nhìn theo cảm quan Phật giáo và theo trục tuyến tính thời gian.
Dịch chuyển điểm nhìn, người viết nhìn từ góc nhìn văn chương, bắt đầu từ trung tâm của tác phẩm – chân dung của thiền sư – hình tượng nhân vật. Thiền uyển
tập anh chịu ảnh hưởng của thi pháp xây dựng nhân vật văn học dân gian và văn học
Soi vào tác phẩm, trên chuyến hành trình ba chặng sinh – hành thiền hành đạo – tử, người viết tìm thấy hai phần tương ứng của ngôn ngữ và hành động: hành trạng và ngữ lục.
Đặc điểm hành trạng – các môtip nghệ thuật.
Về vị trí, phần ghi chép hành trạng thường được đặt ở đầu và cuối tiểu truyện. Đôi khi có một vài chi tiết của hành trạng xen giữa cùng với phần ngữ lục. Các yếu tố của hành trạng như: sự ra đời, họ, hương, quốc tịch, nguồn gốc gia đình, cha mẹ, cơ duyên đến với thiền (phần đầu tác phẩm) quá trình tu học, đắc đạo (thường xen với ngữ lục), chuẩn bị cho “chuyến đi” nhẹ nhàng, thanh thản (phần kết).
Trong phần viết về hành trạng, hàng loạt môtip xuất hiện đan xen nhau: môtip sự ra đời kỳ lạ, môtip bỏ tục xuất gia, môtip vân du tầm đạo, môtip tu thiền khổ hạnh, môtip sự gặp gỡ mang tính chất cơ duyên, môtip ngộ đạo,… môtip quy tịch.
Môtip sự ra đời kỳ lạ, thường xuất hiện ở phần mở đầu truyện, gắn liền với các thiền sư Vân Phong, Ngộ Ấn, Chân Không, Khuông Việt, Viên Chiếu, Pháp Hiền, Sùng Phạm… Sự kỳ lạ đó có thể là các hiện tượng lạ, điềm lạ, giấc mơ lạ khi sinh hoặc sự lạ hóa về ngoại hình tư chất. Yếu tố kỳ lạ gắn liền với phương thức tư duy duyên khởi, tạo sinh kiểu Phật giáo. Đó là sự tác nghiệp từ kiếp trước và là nguyên cớ cho sự nghiệp ở kiếp sau. Mọi vật hợp tan không phải là vô cớ, tất cả đều có nhân duyên. Có duyên thì hợp, hết duyên thì tan. Cái nhân ở kiếp trước là cái quả ở kiếp sau. Cuối tiểu truyện là môtip quy tịch “một chuẩn mực quy phạm, một lời kết hầu
như không thể thiếu được” [44, 51]. Cái chết ở đây được thể hiện như một sự quy hóa
thuận lẽ tự nhiên. Chết mà không bệnh (Sư Cảm Thành, Pháp Dung, Viên Thông, Định Huệ,…). Cái chết đã được dự cảm nên thiền sư chủ động tắm gội chay sạch, dặn bảo đệ tử (Định Hương, Viên Chiếu, Ngộ Ấn,…). Chết trong tư thế thanh thản, an nhiên “chắp tay” “ngồi kiết già”; tâm thế vui vẻ “cười” “cười lớn một tiếng”. “Dường như quan niệm triết học về bản thể tồn tại, sinh – diệt, hữu – vô, thực tướng,
sắc –không trong cách hình dung kiếp sống “sinh ký tử quy” đã trở thành ấn tượng
xuất hiện ở phần mở đầu trong khi môtip quy tịch xuất hiện ở cuối. Đó như là một chặng đường từ cửa sinh đến cửa tử theo cái vòng đều đặn của bánh xe luân hồi.
Trên chặng đường đó, môtip bỏ tục xuất gia được đánh dấu như một bước ngoặc trên con đường tu hành giáo hóa. Sư Vô Ngôn Thông “bỏ gia sản đến thụ
nghiệp tại chùa Song Lâm ở Vụ Châu”. Sư Cứu Chỉ “rời bỏ thế tục, tìm đến thụ giới
cụ túc với Định Hương trưởng lão”. Sư Quảng Trí “bỏ tục tìm đến tham vấn thiền sư
Thiền Lão”. Sư Mãn Giác “dâng biểu xin xuất gia”. Sư Bảo Giám “xin thôi việc
quan, đến chùa Bảo Phúc ở hương Đa Vân xin xuất gia”. Sư Không Lộ “bỏ nghề
theo tu hành đạo Phật”. Sư Giác Hải “bỏ nghề cũ, cắt tóc đi tu”. Sư Thường Chiếu
“từ quan, xuất gia học đạo với sư Quảng Nghiêm”. Huệ Sinh, Trí Thiền, Viên Học…
bỏ Nho theo Phật. Có nhiều nguyên nhân khiến con người bỏ tục xuất gia. Chán nghiệp trường ốc, muốn tìm về thiên nhiên Phật trong sáng, bình lặng, thanh tịnh. Chán cảnh thế gian mộng ảo, vinh hoa phú quý rồi cũng tan theo bọt nước, phù du như giấc mộng hồng lâu. Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn cả là bởi họ cảm khái trước triết lý nhà Phật. Huệ Sinh “tuổi trẻ theo Nho học, nhưng khi rỗi rãi thường nghiên
cứu sách Phật, chư kinh bách luận không sách nào không đọc. Mỗi khi nói đến những
điều yếu chỉ trong Phật pháp, ông thường cảm khái rơi lệ”. Sư Trí Thiền “nghe
giảng kinh Kim Cương đến câu:
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh Như lộ diệc như điện Ưng tác như thị quán
(Tất cả pháp hữu vi
Như mộng ảo bọt bóng Như chớp và như sương
Phải quan sát như vậy)
Sư bỗng nhiên cảm ngộ than rằng: “Mấy lời nói kia của Như Lai chẳng phải là
lời nói suông. Các pháp ở thế gian này đều là hư ảo không thực, chỉ có đạo mới là
Phật giáo ra thì không thể đạt được.” Thấu suốt được những điều Phật dạy, không phải là điều ai cũng có thể.
Môtip vân du tầm đạo cũng khá phổ biến. Vân du tầm đạo là điều thường gặp ở các nhà sư. Sư Thiện Hội “từng vân du nhiều nơi để cầu học yếu chỉ Thiền tông”.
Sư Mãn Giác “đeo bình bát đi vân du khắp nơi tìm đạo hữu”. Sư Tín Học “một mình
một gậy đi vân du”. Sư Hiện Quang “đi vân du khắp chốn tùng lâm tìm thầy học
đạo”.Sư Viên Học “Sư quanh năm chỉ một manh áo nẹp, đeo bình bát đi du phương
khai hóa”,… Những chuyến đi đó nhằm tìm về sự yên tĩnh của cuộc sống tu hành. Đó
là những chuyến hành hương về đất Phật. Bashô, nhà sư – nhà thơ Haiku nổi tiếng của Nhật từng có những cuộc du hành dài như thế. Ông “phơi thân đồng nội” qua những “cánh đồng hoang” theo “con đường sâu thẳm” tìm “lối lên miền Ô – ku”… chuyến hành trình càng dài người hành hương càng thấu triệt về đạo và những bài thơ Haiku thấm đẫm hương thiền cũng “đầy lên trong đãy”.
Ngoài ra, còn có môtip tu thiền khổ hạnh với hình ảnh các nhà sư tọa thiền lưng không bén chiếu, ăn rau mặc lá,… công phu dày dặn, miệt mài như người nghèo đào kho báu. Môtip ngộ đạo tức thì (đốn ngộ) chỉ nhờ một câu nói của thầy hay sự im lặng, cú đánh, tiếng hét, hành động “chỉ cây thôi lư”… thể hiện cách quán cơ khá đặc biệt của thiền sư rất khác với lối giáo huấn của Nho gia. Những môtip này cũng xuất hiện trong nhiều tiểu truyện.
Các môtip nghệ thuật làm cho phần kể về hành trạng sinh động hấp dẫn, vượt ra khỏi phạm vi “tiểu sử” đến gần với “truyện tiểu sử” hay nói khác đi nó đã chắp đôi cánh cho Thiền uyển tập anh lướt nhẹ tới mảnh đất văn chương.
Đặc điểm của ngữ lục – hạt nhân của ngữ lục, kệ thị tịch.
Ngữ lục phần nhiều là những lời nói, lời vấn đáp. Đó là những lời của thiền sư với một nhân vật xác định như vua, sư thầy, đạo hữu, đệ tử, tăng chúng... bàn luận về phép tu hành, lẽ sinh tử, thuyết giảng về tri thức, Phật pháp, chân tâm, ngũ uẩn... Đó là lời chất vấn nhằm thông tỏ chân lý, lời giảng pháp nhằm khai ngộ và truyền đạo cho đệ tử.
Ngữ lục thường được bố trí ở phần giữa, trung tâm của tiểu truyện. Ngữ lục có thể xuất hiện trong hình thức độc thoại, như lời sư Cứu Chỉ. “Từ nhỏ hiếu học, đọc
khắp các sách kinh điển Nho, Phật. Một hôm ông gập sách lại, than rằng:
- Khổng, Mặc cố chấp cái “hữu”. Lão, Trang chìm đắm cái “vô” (không),
sách vở thế tục không phải là phép giải thoát. Chỉ có Phật giáo là không chấp không
và có, liễu thoát sinh tử, nhưng phải tu trì giữ giới tinh tiến. Lại phải tìm người thiện
trí thức ấn chứng mới được.”
Hay lời tâm nguyện của sư Tín Học, khi đứng trước tượng Phật đốt ngón tay phát nguyện:
- Đệ tử này đã bao kiếp lao khốn trong vòng trần ai. Nay xin dứt hẳn không
quay lại nữa.
Tuy nhiên, phần nhiều vẫn là lời đối thoại. Trong đó, có những cách nói thông tục, hóm hỉnh, có những lời giảng theo hệ thống, lời lẽ trau chuốt, uyên thâm. Chẳng hạn lời sư Thông Biện giải thích với thái hậu về nguồn gốc và các tông phái Phật Tổ. Hay lời sư Bảo Giám thường dặn bảo học trò:
- Muốn lên cổ xe truyền đạo của Phật thì phải siêng năng. Muốn thành tựu
được sự chính giác của Phật thì phải có trí tuệ. Cũng như người bắn cung, ngoài một trăm bước thì phải dùng sức để bắn tới nơi, nhưng để trúng đích thì không cần dùng sức vậy.
Về dung lượng, có những đoạn ngữ lục rất ngắn, một câu hỏi một lời đáp; có những đoạn rất dài như đoạn đối đáp rất đặc sắc giữa sư Viên Chiếu với học trò, đề cập tới nhiều vấn đề trọng yếu của giáo lý Thiền tông. Về hình thức, những lời vấn đáp có khi được diễn đạt bằng hình thức văn xuôi, cũng có khi được diễn đạt bằng những câu thơ bóng bẩy, giàu hình ảnh sinh động:
Có vị tăng hỏi:
- Đi đứng nằm ngồi đều là Phật tâm. Vậy thế nào là Phật tâm?
Sư (Đạo Hạnh) đọc kệ đáp:
- Tác hữu trần sa hữu
Vi không nhất thiết không
Vật trước hữu không không.
(Có thì muôn sự có
Không thì tất cả không
Có, không trăng đáy nước Đừng vướng có không không.)
Người nói vận dụng phép “dẫn thiền nhập thi” để tạo ra những thoại đầu, những “thiền ngữ thi ca” nhằm giác ngộ người học đạo. Các nhà sư mượn thơ để nói thiền, yếu tố thi ca làm cho ngôn ngữ hàm súc, có tác dụng giác ngộ cao. Lối nói thơ đó chịu ảnh hưởng của hình thức thơ thù tiếp và phong cách giao tiếp của giới trí thức ngày xưa, chuộng lối tầm chương trích cú, mài giũa câu văn du dương, hoa mỹ. Vì vậy, tác phẩm không chỉ là tập giáo lý, mà còn là tập thi ca có giá trị văn học.
Trong bộ phận thi ca đó, phần hạt nhân chính là những bài kệ thị tịch. Trong số 70 bài kệ xuất hiện trong tác phẩm có 38 bài kệ thị tịch của 30 vị thiền sư (các vị Đạo Huệ, Bảo Giám, Bản Tịnh, Đại Xả, Tịnh Giới, Nguyện Học, Huệ Sinh, Trí Thiền có 2 bài, trừ 1 bài của sư Bảo Giác không có tiểu truyện).
Về nội dung, đó là lời bàn về các vấn đề: hữu – vô, sắc – không, vô tướng – thực tướng, tứ xà, ngũ uẩn… Đó là kinh nghiệm ngộ đạo, bài học, lời chỉ dẫn về con đường tu mà thiền sư trao truyền cho đệ tử:
Đắc thành chính giác hãn bằng tu Chỉ vị lao lung trí tuệ ưu
(Mấy ai thành phật ở tu hành
Chỉ trói cùm thêm trí óc mình) (sư Bảo Giám)
Đạo vô ảnh tượng Xúc mục phi dao Tự phản suy cầu Mạc cầu tha đắc (Đạo không hình ảnh Trước mắt chẳng xa Xoay lại tìm ta
Tham dục truất trừ thiên lý ngoại
Hi Di chi lý nhật bao dung
(Đuổi ngoài nghìn dăm niềm tham muốn Để lẽ huyền vi chứa ở trong) (sư Trí Thiền)
Mê chi cầu Phật
Hoặc chi cầu thiền.
(Mê, mới cầu Phật
Hoặc, mới cầu thiền.) (ni sư Diệu Nhân)
Đó là giọt mật mà con ong đi bao quãng đường, lấy bao nhụy hoa mới có được. Đó là thành quả của cả một đời tu hành của mình.
Về hình thức, kệ thị tịch rất cô đọng dưới hình thức thơ, nhằm khai thị cho học trò. Bài kệ rất ngắn nhưng cũng cho ta thấy được phong cách khai thị giáo lý độc đáo, khai thị bằng thi ca. Hình ảnh giàu sức gợi có tác dụng giác ngộ cao, giúp người cầu đạo bừng tỉnh, thông tỏ chân lí.
Về vị trí, kệ thị tịch được đặt ở cuối tác phẩm, như là lời tổng kết cho cuộc đời tu hành giáo hóa của các vị thiền sư. Họ về cõi Phật nhưng tư tưởng còn để lại dẫn dắt thế hệ sau. Đó là ngọn lửa truyền đăng được trao truyền và thắp sáng. Hành động gọi trò đến đọc bài kệ cũng giống như hành động thắp đuốc. Những bài kệ này vừa thể hiện tài năng thi ca, tâm hồn phóng khoáng của các thiền sư đồng thời cũng thể hiện tài năng của người biên soạn trong việc chọn lựa và sắp xếp các đoạn ngữ lục để tạo sự chặt chẽ trong tổ chức tác phẩm.
Ở Thiền uyển tập anh, ngữ lục đã phối hợp hài hòa với hành trạng một cách tự
nhiên trong mạch truyện dẫn dắt hứng thú của người đọc từ đầu đến cuối:
Một hôm, đệ tử thân cận là Đa Bảo hỏi sư (Khuông Việt):
- Thế nào là thủy chung của đạo học?
Sư đáp:
- Thủy chung vô vật diệu hư không
Hội đắc chân như thể tự đồng.
(Thủy chung không vật thảy hư không
Đa Bảo hỏi:
- Lấy gì bảo chứng?
Sư đáp:
- Không có chỗ cho người hạ thủ.
Đa Bảo thưa:
- Hòa thượng nói rõ rồi.
Sư đáp:
- Ngươi hiểu thế nào?
Đa Bảo bèn hét lên một tiếng.
Có người hỏi sư (Vô Ngôn Thông):
- Thầy là thiền sư chăng?
Sư đáp:
- Bần đạo chưa từng học thiền.
Hồi lâu sau sư mới gọi người kia, chỉ vào cây thôi lư. Người ấy im lặng không
hỏi nữa.
Hành động hét của sư Đa Bảo là nhằm cực tả niềm vui đạt ngộ. Đó là cảm giác, sự thông tỏ không thể trao truyền, giải thích bằng lời. Hành động đó tỏ rõ sư là một pháp khí. Hành động “chỉ vào cây thôi lư” nhằm ý nói: thiền hay thiền sư không phải là một cái gì có thể định nghĩa được, như cây thôi lư kia, nhìn vào thì thấy ngay, không cần qua trung gian ngôn ngữ và khái niệm. Ngữ lục phối hợp với hành trạng để hoàn chỉnh bức chân dung nhân vật.
Các tập truyện “Góp nhặt cát đá” “Vô môn quan” cũng rất chú ý ghi lại hành trạng và ngữ lục của các vị thiền sư. Tuy nhiên, đó chỉ là một lát cắt, một đoạn ngắn trong cuộc đời nhằm gửi gắm bài học lớn về thiền. Ngữ lục và hành trạng trong Thiền
uyển tập anh không chỉ là bài học về thiền mà còn là yếu tố quan trọng để xây dựng
chân dung nhân vật.
Yếu tố hình thức giữ vai trò nối kết hành trạng và ngữ lục
Mỗi tiểu truyện trong tập truyện này vốn có sự liên kết nội tại rất chặt chẽ, cả về nội dung và hình thức. Một trong những yếu tố hình thức đóng vai trò làm phương
tiện liên kết là: từ chỉ thời gian. Ta hãy dừng lại ở hai tiểu truyện về thiền sư Vô Ngôn Thông và thiền sư Cảm Thành:
“Thuở nhỏ ham thích môn Không học bỏ gia sản đến thụ nghiệp tại chùa Song
Lâm ở Vụ Châu […]
Một hôm sư đang lễ Phật có vị thiền khách đến hỏi: […]
Tối hôm ấy, sư ăn mặc chỉnh tề đến lạy vị thiền khách, thưa rằng: […]