Nghệ thuật kết hợp giữa truyện (văn xuôi) và thơ (văn vần)

Một phần của tài liệu thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương (Trang 46 - 53)

Thiền uyển tập anh có hình thức xen kẽ giữa văn vần và văn xuôi. Trên mô

hình kể việc của truyện, các yếu tố văn vần và văn xuôi, phần thơ và phần truyện đan xen hòa kết, tạo da thịt cho bộ xương sự việc trở thành một chỉnh thể sống động. Trong sự gắn kết chặt chẽ đó, mỗi phần có vị trí nhất định làm nên giá trị văn chương của tác phẩm.

Lối kết cấu này xuất phát từ thói quen sử dụng ngôn ngữ và cảm thức tư duy của người Việt. Người Việt chuộng lối nói cô đọng, có vần có điệu, thiên về tư duy cảm tính, trừu tượng, lối tư duy của người phương Đông. Nét tư duy đó in dấu ấn trên ngôn ngữ vì ngôn ngữ là sản phẩm của tư duy. Lối tư duy cùng thói quen ăn nói đó để lại dấu ấn trong văn chương. Cho nên thơ phong phú hơn văn xuôi. Thơ tràn cả vào lãnh địa của văn xuôi, làm phong phú diện mạo của văn xuôi với hình thức truyện – thơ xen kẽ.

Trong Thiền uyển tập anh, sự xen kẽ văn vần với văn xuôi khá tự do, không theo quy luật. Dù xuất hiện ở vị trí nào, phần văn vần cũng quan hệ chặt chẽ với cốt truyện, liên quan tới giá trị nội dung và thi pháp truyện.

Nếu đặt trong chiều dài cuộc đời các thiền sư từ lúc sinh ra đến khi thị tịch có thể chia phần văn vần làm 3 loại: thơ kệ đối đáp, kệ thị tịch và thơ kệ đề tặng truy táng. Kệ thị tịch chiếm số lượng nhiều nhất. Thơ kệ đề tặng truy táng có số lượng ít nhất, 6 bài (3 bài của Đoàn Văn Khâm, 1 bài của Lý Thái Tông, 2 bài của Lý Nhân Tông). Những vần thơ đề tặng như để nối tiếp câu chuyện Thiền không đoạn kết.

Xuất hiện ở mỗi thời điểm, phần văn vần có một chức năng khác nhau nhằm bổ sung cho phần truyện kể.

Nếu xét về thể loại, chiếm số lượng nhiều nhất là kệ, 70 bài, gồm kệ truyền giảng, kệ thị tịch và kệ truy tán. Một số bài trong tác phẩm không ghi là kệ nhưng người viết xét thấy: được các thiền sư nói với thiền sinh hoặc được đọc liên tục với bài kệ đi trước nhằm truyền giảng giáo lý thì cũng xếp vào thể loại kệ. (Đó là bốn bài của thiền sư Vô Ngôn Thông, Bản Tịnh, Nguyện Học, Thường Chiếu chứa đựng thiền vị; năm bài của Đạo Huệ, Đạo Hạnh, Huệ Sinh, Trí Thiền, Y Sơn đọc liên tục với một bài kệ khác). Các đoạn văn vần rất đa dạng về hình thức. Có hình thức cặp câu, bài thơ ngắn, thơ trường thiên. Được viết chủ yếu theo hai hình thức ngũ ngôn và thất ngôn. Trong số 70 bài, có 28 bài theo thể ngũ ngôn, 24 bài theo thể tứ tuyệt, 4 bài theo thể thất ngôn bát cú, có 10 bài theo thể vãn bốn, 4 bài viết theo hình thức khác.

Các đoạn văn vần thường xuất hiện trong lời đối đáp, dặn bảo. Lời kể và lời thơ hài hòa, hình thức kết hợp đó làm cốt truyện phát triển, trôi chảy rất tự nhiên. Hình thức xuất hiện cũng rất phong phú, xem bảng thống kê sau:

Thiền phái Số lượng truyện Số lượng truyện có xen kẽ văn xuôi – văn vần Hình thức xuất hiện Thơ Kệ Lời đối đáp bằng thơ Thơ – Kệ Lời đối đáp bằng thơ – Kệ Thơ – Kệ – Lời đối đáp bằng thơ Vô Ngôn Thông 38 29 1 21 1 2 3 1 Tì ni đa lưu chi 28 17 1 13 1 1 X 1

Theo bảng thống kê trên, thiền phái Vô Ngôn Thông có 29/38 truyện có hiện tượng xen kẽ văn xuôi – văn vần. Trong số 29 truyện đó, 21 truyện đoạn văn vần

thuộc loại kệ, 1 truyện đoạn văn vần có hình thức thơ, 1 truyện đoạn văn vần có hình thức lời đối đáp bằng thơ, 2 truyện phối hợp hình thức thơ – kệ, 3 truyện phối hợp hình thức lời đối đáp bằng thơ – kệ, 1 truyện kết hợp ba hình thức thơ – kệ – lời đối đáp bằng thơ. Thiền phái Tì ni đa lưu chi có 17/18 truyện có hiện tượng xen kẽ văn xuôi – văn vần. Trong số 17 truyện đó, 13 truyện đoạn văn vần thuộc loại kệ, 1 truyện đoạn văn vần có hình thức thơ, 1 truyện đoạn văn vần có hình thức lời đối đáp bằng thơ, 1 truyện phối hợp hình thức thơ – kệ, 1 truyện kết hợp ba hình thức thơ – kệ – lời đối đáp bằng thơ. Như vậy, kệ là hình thức xuất hiện trong nhiều tiểu truyện nhất. Kế đến là các hình thức phối hợp. Điều này có thể lý giải dễ dàng bởi Thiền uyển tập

anh nằm trong bộ phận văn học chức năng, chức năng tôn giáo là mục đích hướng tới

của người biên soạn, là phương diện cơ bản làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Nên những bài kệ ra đời nhằm mục đích phục vụ yêu cầu truyền đạo. Kết tinh trong những bài kệ ấy là tư tưởng Thiền, giọt mật tinh túy kết đọng từ quá trình tu hành khổ hạnh của các thiền sư.

Sự phong phú của hình thức thơ thể hiện tài năng văn chương của các thiền sư. Phần lớn họ được rèn luyện qua sách vở kinh điển của Nho gia. Tư chất văn hay chữ tốt hiển lộ ra ngoài qua những lời hay ý đẹp. Họ thích nói thơ. Sính thơ là một khía cạnh trong phong thái của giới trí thức ngày xưa.

Mật độ dày đặc của thơ khiến Thiền uyển tập anh trở thành một tuyển tập thi ca đồ sộ thời bấy giờ, trước cả những tuyển tập thơ nổi tiếng như Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương hay Toàn Việt thi tập của Lê Quý Đôn. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng nếu không có Thiền uyển tập anh thì thơ văn nước ta suốt mấy trăm năm dưới thời Ngô, Đinh, Lê, Lý đến đầu thời Trần không khảo vào đâu được.

Thơ thường đi cùng văn xuôi trong lời đối đáp. Đó là lời đối đáp của thiền sư với thiền sinh trao đổi về Phật, Thiền, con đường tu niệm để ngộ ra chân lý, nhìn thấy Niết bàn. Chẳng hạn, cuộc đối đáp giữa thiền sư Viên Chiếu và một vị tăng:

Hỏi:

- Tất cả chúng sinh từ đâu tới, trăm năm sau về đâu?

- Manh quy xuyên thạch bích

Phả miết thướng cao sơn

(Rùa mù đào vách núi

Trạch què ngược núi cao)

Hỏi:

- Trúc biếc xanh xanh cũng đều là Chân như. Như vậy, cái “dụng” của Chân

như là thế nào? Đáp:

- Tặng quân thiên lý viễn

Tiếu bà nhất bình trà

(Tặng người đi ngàn dặm

Cười đưa một ấm trà)

Với những câu nói có vẻ như chẳng liên quan gì đến vấn đề trò muốn hỏi, thầy muốn đưa trò trở về thực tại thể nghiệm những điều đơn giản nhất về chúng sinh, về chân như chứ không câu chấp vào khái niệm, triết lý.

Một vị trí khá đặc biệt của bộ phận văn vần, đó là phần kết của truyện. Trước khi thị tịch, thầy dặn bảo học trò mấy lời tâm huyết trong bài kệ. Đó là bài kệ đầy chất thơ của Mãn Giác thiền sư:

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

(Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua, sân trước, một cành mai)

Đó là bài kệ của thiền sư Bảo Giám, kim chỉ nam cho những người đang tìm đường tới Niết bàn:

Đắc thành chính giác hãn bằng tu Chỉ vị lao lung trí tuệ ưu

Nhận đắc ma ni huyền diệu lý

Chỉ như thiên thượng hiểu kim ô.

(Mấy ai thành Phật ở tu hành? Chỉ trói cùm thêm trí óc mình

Thấu lẽ huyền vi trong ngọc sáng Là vầng dương hiện giữa trời xanh.)

Dù những bài kệ này xuất hiện ở cuối tác phẩm nhưng nó vẫn có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến nội dung câu chuyện chứ không phải là phần thêm vào, quan hệ lỏng lẻo với cốt truyện như ở truyện cổ tích.

Mối quan hệ giữa truyện và thơ hài hòa, do thơ có giọng điệu phù hợp với nội dung phần truyện đứng trước và sau nó. Thầy gọi trò đến đọc bài kệ thì lời lẽ tha thiết, khẳng khái. Nhà sư mất, vua viết bài kệ truy tán thì giọng nhớ tiếc, ngợi ca. Không có giọng thơ bi thương, hẳn là vì người trong đạo phần nhiều giữ được sự cân bằng của lòng thiền. Khi kể chuyện ngoài đời, tái hiện lại lịch sử xã hội thì thơ cũng đậm chất thế tục. Đó là bài thơ đối đáp của sư Pháp Thuận với Lý Giác giọng điệu vui tươi, bài thơ sư Pháp Thuận trả lời vua khẳng khái, tự hào. Bài từ Ngọc lang quy của sư Khuông Việt tiễn sứ Lý Giác thắm tình ly biệt.

Tình thắm thiết Chén lên đường Vin xe sứ vấn vương

Xin đem thâm ý vì Nam cương

Tâu vua tôi tỏ tường.

(Tình thảm thiết Đối ly trường

Phan luyến sứ tinh lang

Nguyện tương thâm ý vị Nam cương Phân minh báo ngã hoàng.)

Bài thơ vừa chứa đựng những lưu luyến, vấn vương của thơ tống biệt, vừa có sự kiên định, khẳng khái của vị quốc sư triều đình đối với sứ thần ngoại quốc. Bài thơ đồng thời thể hiện quan điểm rạch ròi, dứt khoát trong mối bang giao với nước láng giềng. Giọng thơ hài hòa với nội dung thông báo. Nhờ thế, phần truyện thêm sinh động, không gây nhàm chán dù được biên soạn theo lối viết sử.

Đọc Thiền uyển tập anh, không ai có thể phủ nhận, sự kết hợp truyện – thơ với

trầm bổng nhịp nhàng, lối nói vần vè ở các câu đối đáp, bài kệ. Chất thơ đậm đặc hơn vì các nhà sư mượn cảnh, mượn vật ngụ thiền. Cảm xúc thiền phả vào những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Càng về sau các bài kệ càng mềm mại uyển chuyển, đầy chất thơ.

Bên cạnh đó, những đoạn văn vần còn đóng vai trò dẫn dắt cốt truyện, tạo chất keo kết dính các đoạn văn xuôi với nhau:

Sư (trưởng lão Định Hương) lâm bệnh, gọi đệ tử đến đọc bài kệ vĩnh biệt:

Bản lai vô xứ sở

Xứ sở thị chân tông

Chân tông như thị ảo Ảo hữu tức không không (Xưa nay không xứ sở

Xứ sở ấy chân tông

Chân tông hư ảo thế

“Có” ảo tức “không” không.) Nói xong sư im lặng mà quy hóa.

Khoảng niên hiệu Thông Thụy (1034 – 1038) vua Lý Thái Tông thường đến

thăm chùa. Vua hỏi:

- Hòa thượng trụ ở núi này đã bao lâu?

Sư (thiền sư Thiền Lão) đáp:

- Đản tri kim nhật nguyệt

Thùy thức cựu xuân thu

(Tháng ngày rày biết rõ

Xuân thu cũ ai hay.) Vua lại hỏi:

- Hàng ngày hòa thượng làm gì?

Đáp:

- Thủy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh

Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân

Trăng trong mây trắng rõ toàn chân)

Một sự nối kết tự nhiên, thơ ca như hoa văn tô điểm cho nền tảng truyện ký thêm đẹp và liền mạch.

Đặc biệt, bộ phận thơ ca còn góp phần hoàn chỉnh bức chân dung nhân vật. Nhân vật thiền sư, bức chân dung được xây dựng qua lời nói và hành động. Những lời đối đáp, phần nhiều được thể hiện dưới hình thức thơ ca, chính là phần quan trọng để khắc họa vẻ đẹp của hình tượng nhân vật. Đó là đoạn đối đáp giữa đại sư Khuông Việt với thiền sư Đa Bảo, thiền sư Thiền Lão với vua Lý Thái Tông, thiền sư Tịnh Không với đệ tử, thiền sư Hiện Quang với một thầy tăng, sư Viên Chiếu với thiền sinh, sư Pháp Thuận với Lý Giác và vua (về vận nước), sư Chân Không với đệ tử. Hai lời đáp của sư Pháp Thuận với sứ nhà Tống và vua Lê (Tiền Lê) hoàn chỉnh hai bài thơ nổi tiếng ở giai đoạn đầu. Đó là những hạt giống đầu mùa của văn chương. Thơ làm cho truyện sinh động, mềm mại và gợi cảm. Đạo Phật tìm đạo ở ngay trong lòng cõi ta bà này. Thế nên đạo gắn với đời. Trong đạo có thơ, trong đạo có văn, trong văn có thơ. Bức chân dung các thiền sư thi sĩ không thể hoàn thiện nếu thiếu đi những đoạn đối thoại hoặc các bài kệ, các đoạn đối đáp đầy chất thơ đó. Đó là nét cọ cuối cùng, sau những nét về nguồn gốc xuất thân, hành trạng, nhưng lại là nét họa nên thần thái, hoàn chỉnh bức chân dung.

Nhìn chung, 67 câu chuyện về cuộc đời của 67 vị thiền sư có kết cấu tương đối thống nhất. Không gian mở ra và bao trùm trong đó toàn bộ cuộc đời – hành trạng của nhân vật. Với cơ cấu nghệ thuật “đại đồng, tiểu dị”, mỗi tiểu truyện ví như một viên ngọc trong xâu chuỗi ngọc tập truyện Thiền uyển tập anh. Vẻ đẹp của xâu chuỗi ngọc ấy càng lấp lánh bởi sự kết hợp hài hòa của hai yếu tố truyện và thơ.

Kết cấu của Thiền uyển tập anh lấp lánh vẻ đẹp của nghệ thuật văn chương. Kết cấu ấy, trong loại hình truyện ký, tiểu loại tiểu truyện nhân vật, nhằm làm nổi bật hình tượng nhân vật, đối tượng trung tâm mà tác phẩm chú ý xây dựng.

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT

Một phần của tài liệu thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)