Hợp tác về quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu trung quốc tham gia hợp tác tiểu vùng sông mê công mở rộng 2002 2012 (Trang 79 - 81)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Hợp tác về quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trong những năm qua, Trung Quốc đã xây dựng nhiều đập thủy điện trên sông Lan Thương, thực hiện chuyên chở dầu dọc sông Mê Công đã gây ra những tác động vô cùng nghiêm trọng với nguồn tài nguyên và môi trường trong lưu vực, nhất là đối với các nước ở hạ lưu con sông.

Tuy nhiên, trong quá trình tham gia hợp tác GMS Trung Quốc đã có những động thái tích cực. Bước sang thế kỉ XXI, khi Trung Quốc tăng cường liên kết khu vực cũng là lúc vấn đề tăng trưởng bền vững được quan tâm. Vào thời điểm này, Trung Quốc quan tâm đến vấn đề làm sao duy trì tăng trưởng kinh tế mà vẫn đảm bảo không bị ô nhiễm môi trường. Đối mặt với thách thức này, các chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển được chính

78

phủ Trung Quốc ban hành. Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt các dự án nghiên cứu khác nhau về phát triển môi trường bền vững. Trung Quốc đã thực hiện 10 chính sách chiến lược về môi trường và chủ trương áp dụng chiến lược phát triển bền vững là nền tảng. Tinh thần này được chính quyền Vân Nam và Quảng Tây quán triệt cụ thể và triệt để [40, tr.85]. Trong báo cáo nhà nước năm 2005, Trung Quốc nhấn mạnh tăng cường xây dựng sinh thái, bảo vệ môi trường, thúc đẩy hợp tác bảo vệ môi trường với các nước GMS, đi theo con đường phát triển bền vững. Đối với thượng nguồn sông Lan Thương – Mê Công, Trung Quốc sẽ làm tốt công tác bảo vệ rừng phòng hộ, khống chế cơ bản việc lưu tán của nước và đất, tăng cường bảo vệ nguồn nước và chất lượng nước, tích cực thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng sạch, khống chế chặt chẽ lượng nước thải ở các thành phố phía thượng nguồn. Trung Quốc cũng khẳng định, sẽ cùng các nước GMS thúc đẩy việc xây dựng hành lang đa dạng sinh học, đưa ra kế hoạch hành động cụ thể, tiến hành khảo sát và đánh giá chung về đa dạng sinh học; xây mạng lưới bảo vệ tài nguyên tự nhiên, bảo vệ các giống cây trồng và vật nuôi quý hiếm; thực hiện cùng xử lý ô nhiễm môi trường; phấn đấu đạt được mục tiêu thúc đẩy bảo hộ đa dạng sinh học và sử dụng lâu dài tài nguyên môi trường.

Năm 2007, Trung Quốc đã tích cực và nỗ lực xây dựng một hành lang bảo vệ đa dạng sinh học, thành lập một đơn vị hỗ trợ quốc gia (NSU) cho dự án này bao gồm các vùng Xishuangbanna và Shangrila – Deqin thuộc Vân Nam là vùng trọng điểm cho giai đoạn đầu tiên của dự án. Cũng năm 2007, Trung Quốc đã tài trợ cho cuộc họp lần thứ 13 của Nhóm công tác môi trường GMS và diễn đàn quốc tế bảo vệ đa dạng sinh học ở Quảng Tây và Vân Nam thành công, mở rộng sự tham gia của Trung Quốc vào hợp tác môi trường GMS và ảnh hưởng của các chương trình bảo vệ đa dạng sinh học. Cuộc họp này cũng tuyên bố, Quảng Tây sẽ tham gia vào giai đoạn hai của chương trình bảo vệ đa dạng sinh học.

Như vậy, Trung Quốc đã tích cực trong việc tham gia và phát huy vai trò của họ vào chương trình môi trường: Sáng kiến hành lang đa dạng sinh học GMS (CEP-BCI) từ 2006 - 2011. Các khu vực tham gia trọng điểm ở chương trình này là vùng Xishuangbanna, Shangrila – Deqin của Vân Nam và Jingxi của Quảng Tây. Trong tháng 4/2011, Trung Quốc đã thành công trong việc tổ chức triển lãm “Thành tựu CEP-BCI của GMS giai đoạn 1 ở Trung Quốc” thuộc tỉnh Vân Nam. Đồng thời, Trung Quốc đã thực hiện một phần tích cực trong việc xem xét xây dựng khung kế hoạch hành động cho giai đoạn 2 của CEP – BCI (2012 - 2016). Nhờ những nỗ lực của Trung Quốc, các nước thành viên GMS và ADB đã cơ bản đạt được sự đồng thuận về khuôn khổ và kế hoạch hành động của giai đoạn 2. Tháng

79

5/2012, Hội nghị thường niên thứ 18 của Nhóm làm việc môi trường GMS được tổ chức tại thành phố Jinghong, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc thông qua kế hoạch hành động chung và bắt đầu thực hiện chương trình giai đoạn thứ 2 CEP – BCI (2012 – 2016).

Một phần của tài liệu trung quốc tham gia hợp tác tiểu vùng sông mê công mở rộng 2002 2012 (Trang 79 - 81)