6. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Sự trỗi dậy của TrungQuốc và vấn đề xây dựng lòng tin giữa hai bên
“Trong thập niên tới của thế kỷ XXI, Trung Quốc vẫn ở trong thời kỳ phát triển nhanh. Về kinh tế, từ năm 1978 – 2007 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 9,8 %. Từ năm 2008 - 2010, trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng trên 9%” [25, tr.47]. Với dự trữ ngoại tệ khổng lồ, Trung Quốc thực hiện chiến lược
99
tăng cường viện trợ và đầu tư vào các nước láng giềng phía Nam nhằm tranh giành ảnh hưởng với các cường quốc khác tại tiểu vùng, buộc các nước GMS phải đi theo quỹ đạo của Trung Quốc. Ví như họ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, mong muốn Việt Nam ủng hộ những chiến lược và sáng kiến hợp tác của họ nhưng thực sự luôn cảnh giác với một Việt Nam mạnh và thân phương Tây, nên tìm cách “kiềm chế” Việt Nam, gia tăng sức ép với Việt Nam trên nhiều mặt đặc biệt về kinh tế và biển đảo. Quan hệ kinh tế - chính trị giữa Trung Quốc với Việt Nam luôn xung đột cao và Việt Nam đang hướng tới Mỹ nhằm cân bằng sức ép từ Trung Quốc. Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc tăng vọt từ 200 triệu USD (2001) đến 11 tỉ USD (2008), điều này tạo ra sự không dễ dàng với Việt Nam. Các nước đi ngược lại với lợi ích của Trung Quốc thì theo quan điểm của Trung Quốc đều phải đối mặt với thách thức. Chẳng hạn như tháng 12/2006, Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ không tiếp tục viện trợ cho Việt Nam trong năm 2007 bởi Việt Nam đưa ra lời mời chính thức với Đài Loan tham dự Hội nghị APEC tại Hà Nội tháng 11/2006. Bắc Kinh và Hà Nội lại tiếp tục cuộc xung đột về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham vọng chiếm Biển Đông của Trung Quốc đã đụng chạm đến nhiều quốc gia trong khối ASEAN. Giải quyết tranh chấp này là điều vô cùng khó khăn cho tới thời điểm hiện nay. Trung Quốc là nhân tố gây ra xu hướng ly tâm và sự chia rẽ trong nội bộ khối ASEAN. Minh chứng là ASEAN không ra được tuyên bố chung tại Hội nghị bộ trưởng lần thứ 45.
Quan hệ Trung Quốc – Mianma trong hơn hai thập niên kể từ những năm 90 đến năm 2010, mối quan hệ cộng sinh Trung – Miến đã phát triển rất tốt đẹp. Nhưng khi Mianma quá phụ thuộc Trung Quốc về nhiều mặt, Trung Quốc cũng khai thác được rất nhiều nguồn lợi tài nguyên của Mianma thì giới cầm quyền Mianma thực sự phải thức tỉnh. Một trong những lý do mà Mianma thực hiện công cuộc cải cách chính là giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Giới tình báo phương Tây cho rằng với vị trí địa lý và tài nguyên dồi dào, Mianma là một quân cờ địa chiến lược cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc. Bắc Kinh không thể để cho quốc gia Đông Nam Á này ngả theo Ấn Độ hay phương Tây. Trung Quốc lệ thuộc vào nhiều nguồn tài nguyên từ Mianma như khí đốt, thủy điện, đồng thời cũng có các mối quan hệ kinh tế, quốc phòng chặt chẽ với Mianma. Đặc biệt, quốc gia này chính là đầu cầu triển khai chiến lược hải quân của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương. Lý giải tiến trình dân chủ hóa đang diễn ra ở Mianma trên tạp chí "Focus," Tướng Jean-Bernard Pinatel, một chuyên gia địa chính trị và tình báo kinh tế của Pháp cho rằng đó là câu trả lời của phái dân tộc chủ
100
nghĩa trong giới cầm quyền quân sự Mianma đối với ý đồ thực dân hóa dần dần của Trung Quốc. Quả thực, Trung Quốc phụ thuộc vào việc vận chuyển bằng đường biển một phần lớn năng lượng của mình từ Trung Đông qua Hormuz và Malacca, hai eo biển dễ dàng bị các cường quốc hàng hải kiểm soát. Vì thế, vận chuyển dầu mỏ và khí đốt qua lãnh thổ Mianma sẽ giúp Trung Quốc khắc phục được sự lệ thuộc bắt buộc đó. Một đường ống dẫn dầu và một đường ống dẫn khí đốt sắp tới sẽ nối Côn Minh với cảng Sittwe và Kyaukpyu của Mianma. Đường ống dẫn dầu này, sẽ vận chuyển 400 ngàn thùng/ngày từ Trung Đông về. Đồng thời, đường ống dẫn khí đốt được Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đầu tư hơn 1 tỉ USD, được dùng để vận chuyển 25 tỉ mét khối khí trong 30 năm từ mỏ Shwe ở ngoài khơi Mianma được ký với PetroChina năm 2005 tổng chiều dài 1.245km chạy trên đất liền. Tầm quan trọng của tuyến đường vận chuyển năng lượng này đến mức người ta đặt câu hỏi liệu có phải từ hai chục năm nay, Trung Quốc đang tiến hành thực dân hóa dần dần vùng đất mà hai đường ống này chạy qua? Tỉnh Mandalay vốn là thành lũy bộ tộc và văn hóa truyền thống ở Mianma, nằm trên đường đi của các đường ống này, gần như bị người Trung Quốc "thôn tính". Hiện người Trung Quốc chiếm khoảng 30 - 40% số dân ở thành phố Mandalay, tức gần bằng số người Mianma, hơn nữa thành phố này còn có một cộng đồng lớn người Ấn Độ - Mianma. Tiếng Mianma vẫn là ngôn ngữ chính ở Mandalay, nhưng tiếng Quan thoại (ngôn ngữ phổ thông của Trung Quốc) ngày càng được sử dụng nhiều ở đây. Dân chúng địa phương nhận thấy hoạt động của cộng đồng người Trung Quốc ở Mianma không có lợi cho mình và than phiền những người mới di cư đến không hề có nỗ lực hòa nhập. Tâm lý chống Trung Quốc đó thể hiện trong các vụ tấn công vũ trang vào các dự án xây dựng đập nước trên sông Irrawaddy để cung cấp điện cho tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Các tổ chức phiến quân như Quân đội độc lập Kachin (KIA) và Quân đội Nhà nước Shan tổ chức phong tỏa việc vận chuyển trang thiết bị từ Trung Quốc đến, gây thiệt hại cho quân đội chính phủ được điều đến để bảo vệ người lao động Trung Quốc, nhưng lại được dân chúng ủng hộ. Đến mức ngày 30/9/2011, Thủ tướng Thein Sein thông báo ngừng việc xây đập Myitsone để "tôn trọng ý nguyện của dân chúng" khiến Chính phủ Trung Quốc nổi giận vì họ quen coi Mianma là một "nước tự trị”. Các chuyên gia cho rằng giờ đây Mianma không còn là "cánh cửa mở toang" cho Trung Quốc như trong những năm 1998 – 2010 [141]. Đây chính là một trong những ví dụ sinh động cho vấn đề các nước trong lưu vực sông Mê Công lo ngại về động cơ thầm kín của Trung Quốc về quan hệ hợp tác tốt đẹp mà họ đang tạo dựng cùng các nước GMS.
101
Hiện nay, Trung Quốc cũng đang thực hiện chiến lược lôi kéo Lào và Campuchia vào quỹ đạo của mình. Với Lào, quốc gia có một nguồn tài nguyên dồi dào nhưng chưa được khai phá nhiều, cùng với chuyển biến trong nội bộ chính phủ Lào, thì cán cân ảnh hưởng sẽ nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc. Nhận thức được điều này, Trung Quốc đã áp dụng một chiến lược ngoại giao lâu dài với Lào. Trung Quốc thực hiện việc “thu phục” các cán bộ trẻ của Lào sang Trung Quốc để đào tạo thông qua các chương trình hợp tác song và đa phương. Trung Quốc mới chỉ nối lại quan hệ với Lào từ năm 1988, nhưng đã nhanh chóng hành động để bù lại thời gian đã mất. Khi Lào gặp khó khăn do khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, Trung Quốc đã dang tay đảm bảo cho nước này thông qua tăng cường viện trợ, đầu tư và thương mại. Khoản vay không lãi xuất hào phóng khoảng 500 triệu USD đã giúp ổn định đồng kíp của Lào. Kể từ đó hàng loạt các thỏa thuận song và đa phương trên nhiều lĩnh vực được ký kết giữa hai nước về kinh tế, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, đầu tư và ngân hàng. Trung Quốc đang dựa vào những mối quan hệ kinh tế để đe dọa tiềm tàng vị thế của Việt Nam tại Lào. Các cuộc tiếp xúc giữa Quân đội Nhân Dân Lào và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã tăng lên trong thời gian gần đây. Chính phủ Lào tỏ ý muốn thông qua các mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc để hiện đại hóa quân đội của Lào.
Tuy nhiên, không phải tất cả nhân dân Lào đều hài lòng với vai trò ngày một gia tăng của Trung Quốc tại Lào. Nhiều người Lào cảm thấy vui sướng vì được tiếp cận nguồn hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc, nhưng họ không mấy hài lòng về dòng người nhập cư Trung Quốc đang ngày một gia tăng tại Lào, cũng như trước những ảnh hưởng ngày một lớn của Trung Quốc trong chính phủ Lào. Sự quan ngại của người Lào thể hiện thông qua sự phản đối của người dân về dự án đầm Thạt Luổng của chính phủ, (còn gọi là dự án “Phát triển thành phố mới”), liên doanh giữa ba công ty Trung Quốc và một đối tác Lào. Dự án này, Trung Quốc được khai thác trong 50 năm, có thể gia hạn thêm 25 năm, trong khi đối tác Lào chỉ sở hữu 5 % cổ phần của dự án. Phía Trung Quốc sẽ bàn giao dự án sau khi thời hạn trên kết thúc. Dự án gây nên sự bất mãn của nhân dân địa phương và dư luận nước Lào. Khiến chính phủ Lào phải tổ chức một cuộc họp công khai giải thích về chính sách của mình. Khi dự án này đi vào khởi động sẽ có khoảng 30.000 người Trung Quốc đến sống tại Lào, nhưng các chuyên gia đều cho rằng con số trên có thể lên gấp 10 lần. Nhiều người Viêng Chăn đang vô cùng lo ngại rằng người Trung Quốc không đơn thuần là những doanh nhân, chủ cửa hàng sống kề cận mà trên thực tế đã sở hữu một phần rộng lớn của thành phố. Trung Quốc đang khuyến khích dân di cư sang Lào nhằm chi phối đời sống văn hóa xã hội và kinh
102
doanh của thủ đô Viêng Chăn. Vấn đề này hiện vẫn vô cùng nhạy cảm và người dân rất miễn cưỡng khi thảo luận về dự án gây tranh cải này [70, tr.6 – 9].
Đối với Campuchia, sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc còn thể hiện mạnh mẽ hơn qua chính sách hợp tác song phương. Theo tờ Phnôm Pênh Post ra ngày 7/4/2006 đăng bài phân tích nhân chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đến Campuchia đã khẳng định: bằng viện trợ và những món quà tặng Trung Quốc đang kéo được Campuchia vào quỹ đạo của mình. Một nhà ngoại giao tại Phnôm Pênh đã khẳng định với “PhnômPênh Post”: “một số người Campuchia thích kiểu thỏa thuận như vậy bởi nó không minh bạch, nhưng tất cả các khoản vay này còn tùy thuộc vào những điều khác, chúng ta không biết những thỏa thuận đó là gì và những điều kiện phải đáp ứng là gì”. Các nhà ngoại giao bày tỏ lo ngại về sự rộng rãi của Trung Quốc đối với Campuchia. Họ đặt câu hỏi liệu người dân Campuchia được lợi gì từ mối quan hệ này và cái giá đối với sự suy thoái môi trường của đất nước. Nghị sĩ đảng đối lập SRP Son Chchay nói: “Từ những bài học cho thấy, Trung Quốc không hề giúp các nước khác phát triển kinh tế, Trung Quốc không hề giúp gì cả. Ở bất kì nước nào mà Trung Quốc có quan hệ, Trung Quốc đều sử dụng ảnh hưởng của mình để nguồn lực thiên nhiên và nguyên liệu thô của các nước đó phục vụ cho các mục đích thương mại cần thiết đối với họ. Trung Quốc xây dựng trụ sở cho các cơ quan hành pháp và lập pháp quốc gia ở các nước khác với ý đồ thúc đẩy các chính phủ nước này phải làm những việc có lợi cho Trung Quốc. Trung Quốc xây trụ sở mới cho Thượng viện và Hội đồng Bộ trưởng Campuchia nhằm đạt được việc kí các hợp đồng thương mại”. Đập thủy điện Kamchay, do công ty Sinohydro của Trung Quốc xây dựng hoàn thành trong năm 2010, gây lo ngại cho các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường và công luận cho rằng việc xây dựng đập thủy điện này có thể gây ngập 2600 ha rừng quốc gia Bokor, phá hoại cuộc sống của người dân địa phương. Ông Son Chchay nói: Người Trung Quốc giống như những con châu chấu, họ tàn phá những nguồn lực thiên nhiên, súc vật và khoáng sản, họ làm việc bên ngoài sự kiểm soát về môi truờng. Người Trung Quốc không biết cách quản lý những công ty của họ” [68, tr.15 – 17; 75, tr.7 - 9].
Tóm lại, Quan hệ Trung Quốc với các nước Tiểu vùng Mê Công nhìn chung là là tốt đẹp song vẫn tồn tại sự nghi ngờ của các nước này đối với Trung Quốc. Với tham vọng gây ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực Đông Nam Á, buộc các nước GMS phải phụ thuộc vào vòng ảnh hưởng của mình, muốn các nước này là nơi tiêu thụ hàng hóa rẻ tiền và khai thác cạn kiệt tài nguyên của họ, đưa dân di cư sang các nước láng giềng nhằm lấn chiếm đất đai
103
thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ, truyền bá văn hóa…đã dẫn tới tâm lý e ngại của các nước Tiểu vùng Mê Công đối với Trung Quốc. Đây sẽ là rào cản trong quan hệ của Trung Quốc với các nước Tiểu vùng Mê Công ở cả hiện tại và tương lai. Với những động cơ của Trung Quốc và sự cảnh tỉnh của các nước trong tiểu vùng khiến cho niềm tin của hai bên chưa sâu sắc và tin cậy lẫn nhau thực sự.