6. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Quan niệm, mục tiêu và nguyên tắc hợp tác của TrungQuốc
Sông Mê Công trên lãnh thổ Trung Quốc chảy qua các tỉnh và khu tự trị Thanh Hải, Tây Tạng và Vân Nam. Tuy nhiên hiện nay, Trung Quốc quan niệm tiếp giáp với 5 nước GMS về phía Trung Quốc không chỉ có tỉnh Vân Nam nơi sông Lan Thương chảy qua mà còn bao gồm cả khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Theo thống kê, tỉnh Vân Nam có chiều dài biên giới với các nước Mianma, Lào và Việt Nam là 4060km, là chiếc cầu lục địa thông sang Đông Nam Á, được ví như “con đường tơ lụa phía Nam” của Trung Quốc. Còn Quảng Tây có đường biên giới giáp với Việt Nam dài 637 km, được xem là địa phương duy nhất của Trung Quốc tiếp giáp với Đông Nam Á cả đường bộ và đường biển. Về mặt diện tích và dân số, Vân Nam và Quảng Tây có tổng diện tích là 360.000 km2
, dân số tổng là 97 triệu người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 36%. Về mặt kinh tế, trãi qua ¼ thế kỉ thực hiện cải cách mở cửa, cùng những thành tựu trong cả nước, hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đã thay đổi nhanh chóng. Theo thống kê năm 2004, GDP của hai tỉnh đạt 75,87 tỉ nhân dân tệ ( 9,2 tỉ USD). Như vậy, sự hợp tác chủ yếu của Trung Quốc với các nước trong GMS là sự hợp tác giữa Vân Nam và Quảng Tây. Thực tế, có những thành phố khác cũng tham gia vào hợp tác GMS nhưng phải thông qua Vân Nam và Quảng Tây [50, tr.44].
41
Trung Quốc đã ban hành bốn bản báo cáo nhà nước về thực trạng Trung Quốc tham gia hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công trong năm 2002, 2005, 2008 và 2011. Được lập bởi Ủy ban cải cách và phát triển, Bộ ngoại giao và Bộ tài chính Trung Quốc. Theo các bản báo cáo này thì mục tiêu tổng thể của Trung Quốc khi tham gia hợp tác GMS là nhằm liên kết các hành lang kinh tế và thị trường giữa Tây Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, tăng cường trao đổi lẫn nhau về kinh tế, đẩy mạnh và đa dạng hợp tác kinh tế và công nghệ, thực hiện phát triển bền vững trong tiểu vùng. Qua đó, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Thông qua cơ chế đối thoại và thực hiện chung các dự án, thiết lập quan hệ kinh tế hai bên cùng có lợi, xây dựng môi trường thương mại và đầu tư quốc tế thích hợp và thông thoáng, thúc đẩy hòa bình và phát triển trong tiểu vùng.
Khi tiến hành hợp tác với các nước GMS, Trung Quốc đã lấy việc hợp tác này nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược to lớn của quá trình cải cách và mở cửa đất nước. Thứ nhất, tạo một môi trường quốc tế thuận lợi cho cải cách mở cửa và hiện đại hóa đất nước. Thứ hai, xây dựng mạng lưới giao thông và các hành lang kinh tế miền Tây Nam (Trung Quốc) với Đông Nam Á tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của người và hàng hóa giữa hai bên, tăng cường hội nhập kinh tế tiểu vùng. Thứ ba, để làm cho những vùng kém phát triển Tây Nam – Trung Quốc và các nước trong tiểu vùng tăng tốc độ phát triển kinh tế xã hội, nhận ra lợi ích của nhau và giành những thắng lợi to lớn thông qua hợp tác GMS.
Hợp tác phát triển với các nước GMS được coi là bộ phận hợp thành quan trọng của chính sách ngoại giao láng giềng và dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây: “Bình đẳng
hiệp thương; Cùng ưu đãi, cùng có lợi; Cùng phát triển”. Trên cơ sở nguyên tắc này trong
những năm qua, Trung Quốc đã tích cực tham gia hợp tác GMS trên các lĩnh vực khác nhau và giành những thắng lợi lớn [50, tr.45].
1.2.3. Trung Quốc tham gia hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công trước năm 2002
Về chính trị và ngoại giao: Sự kết thúc của chiến tranh lạnh vào những năm 90 làm
cho tình hình thế giới chuyển biến theo hướng tích cực. Phát triển kinh tế trở thành nhiệm vụ hàng đầu của các quốc gia. Các nước trong lưu vực sông Mê Công đều hoan nghênh xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, tích cực tham gia sự phân chia quốc tế về lao động, thương mại và đầu tư. Cũng trong thời gian này, Trung Quốc và ASEAN bắt đầu quá trình bình thường hóa quan hệ, tạo ra bầu không khí chính trị lành mạnh trong khu vực. Đó là điều kiện thuận
42
lợi để Trung Quốc và các nước trong lưu vực sông Mê Công hợp tác cùng phát triển. Trung Quốc phát triển sự kết nối của mình xuống các quốc gia láng giềng phía Nam. Tháng 10/1989, Tổng Bí Thư Đảng nhân dân cách mạng Lào, Cayxỏn Phomvihản đến thăm Trung Quốc, hai bên chính thức bình thường hóa quan hệ. Tháng 11/1991, Tổng Bí Thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã đến thăm Trung Quốc, hai bên thiết lập mối quan hệ trở lại. Trung Quốc và Thái Lan cũng đã thiết lập quan hệ từ năm 1975 đến những năm 90 đã nâng lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Quan hệ Trung Quốc - Campuchia phát triển ổn định sau năm 1991, sự gia tăng hiểu biết lẫn nhau mang lại sự tin tưởng cho cả hai bên. Đó chính là nền tảng cho Trung Quốc và các nước GMS tăng cường hợp tác kinh tế [151].
Trong 10 năm (1992 - 2002), Trung Quốc và các nước GMS đã thực hiện một loạt các hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, viễn thông, du lịch, môi trường, thương mại, đầu tư và phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, Trung Quốc tích cực thúc đẩy tham gia hợp tác đa phương và tỏ ra rất coi trọng hợp tác tiểu vùng. Vào năm 1994, Trung Quốc đã có một loạt các động thái nhằm thực hiện chương trình hợp tác GMS. Để có hiệu quả trong việc hướng dẫn công việc kịp thời Chính phủ Trung Quốc đã thành lập “Nhóm điều phối quốc gia nghiên cứu về phát triển hợp tác Lan Thương – Mê Công”. Nhóm chuyên viên cao cấp này cùng với Ủy ban nhà nước về cải cách và phát triển, Bộ tài chính, Ủy ban nhà nước về khoa học và công nghệ đã triệu tập nhiều cuộc hội thảo bàn về chính sách, biện pháp cho hợp tác tại khu vực [155]. Chủ tịch Giang Trạch Dân và các nhà lãnh đạo ASEAN cũng đã kí tuyên bố chung tại Hội nghị Trung Quốc – ASEAN (16/12/1997). Tuyên bố chỉ ra rằng, Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN coi trọng quan hệ đối tác láng giềng và tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên, tái khẳng định lợi ích chung trong hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công và cam kết tăng cường hỗ trợ cho các quốc gia ven sông bằng cách thúc đẩy hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, du lịch và giao thông vận tải.
Trung Quốc cũng đã kí rất nhiều hiệp định song phương với các nước GMS. Từ năm 1991 – 1995, Trung Quốc và Việt Nam đã kí 16 thỏa thuận liên quan đến hợp tác kinh tế như Hiệp định về thương mại (11/1991), Hiệp định về hợp tác kinh tế (2/1992), Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn thuế (5/1995). Sau khi bình thường hóa quan hệ Trung Quốc - Thái Lan hai nước đã kí kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác thương mại kinh tế và kỹ thuật (1997). Đặc biệt quan hệ Trung - Thái lên tầm cao mới sau chuyến thăm Thái Lan của Bộ trưởng ngoại giao Đường Gia Triền (2/1999), hai bên đã kí một bản “Tuyên bố
43
chung về kế hoạch hành động cho thế kỉ XXI”. Trung Quốc và Mianma đã kí kết một số thỏa thuận song phương như Hiệp định thúc đẩy hợp tác kinh tế (5/1997), Hiệp định hợp tác kinh tế và kỹ thuật (6/2000). Trung Quốc và Campuchia đã kí kết Hiệp định về bảo hộ đầu tư (1996), Hiệp định về thành lập Ủy ban hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Campuchia (2000). Trung Quốc và Lào đã kí hiệp định hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (1999), ký kết Bản ghi nhớ chung về hợp tác song phương (11/2000).
Về thương mại và đầu tư: Trong những năm 90, thương mại giữa Trung Quốc và các
nước GMS tăng lên đều đặn. Thương mại Trung Quốc - Thái Lan vượt quá 3 tỉ USD, từ năm 1991 - 2002, tổng giá trị mậu dịch giữa hai nước tăng lên 32 %, năm 1995 mậu dịch hai nước lên tới đỉnh tăng trưởng 61,5%. Trong năm 2000, Thái Lan và Trung Quốc đạt được thỏa thuận về giảm thuế nhập khẩu cho Thái Lan 136 mặt hàng từ mức 37,6 % xuống mức trung bình là 13,1%.
Bảng 1.4. Khối lượng thương mại giữa Trung Quốc và các nước GMS (1992 - 2002)
Đơn vị: 100 triệu USD
Nước Năm Trung Quốc – Thái Lan Trung Quốc – Việt Nam Trung Quốc - Mianma Trung Quốc - Lào Trung Quốc - Campuchia 1992 13.19 1.79 3.90 - 0.13 1993 13.52 3.99 4.90 - 0.19 1994 20.24 5.33 5.12 0.40 0.36 1995 33.63 10.52 7.67 0.54 0.57 1996 31.45 11.51 6.59 0.35 0.70 1997 35.15 14.36 6.43 0.29 1.21 1998 36.72 12.46 5.80 0.26 1.62 1999 42.16 13.18 5.08 0.32 1.60 2000 66.24 24.66 6.21 0.41 2.24 2001 70.50 28.15 6.32 0.62 2.40 2002 85.57 32.65 8.62 0.64 2.77
44
Năm 2000, Trung Quốc là bạn hàng lớn thứ 7 của Thái Lan. Thương mại Trung Quốc - Việt Nam vượt qua 1 tỉ USD. Thương mại Trung Quốc - Mianma cũng đạt đến đỉnh cao trong năm 1995 với giá trị thương mại hai chiều là 1.5 tỉ USD tương đương 60% giá trị ngoại thương của Mianma. Thương mại Trung Quốc - Campuchia không đáng kể trong những năm 1990, tuy nhiên cũng phát triển theo chiều hướng đi lên và ngày càng được tăng cường với khối lượng thương mại từ 121 triệu USD năm 1997 lên tới 277 triệu USD năm 2002. Thương mại Trung Quốc - Lào chiếm khối lượng ít nhất trong 5 nước GMS còn lại, từ năm 1994 mới bắt đầu khởi động, nhưng khối lượng thương mại giữa hai bên cũng tăng lên rất đều. Từ năm 1997 đến 2001, do khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á nên quan hệ kinh tế thương mại bị giảm sút, tuy nhiên thương mại giữa Trung Quốc và các nước GMS vẫn được duy trì rất đều đặn.
Về đầu tư giữa Trung Quốc với các nước GMS tăng nhanh kể từ năm 1990. Trước năm 2002, Thái Lan đầu tư rất mạnh vào Trung Quốc. Những năm 1990 được coi là kỉ nguyên vàng cho Thái Lan đầu tư vào Trung Quốc, hàng năm khoảng 200 – 300 triệu USD, đóng góp to lớn vào sự phát triển của kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khủng hoảng tài chính thì đầu tư của Thái Lan vào Trung Quốc suy giảm, thậm trí chưa hồi phục cho tới hiện nay. Trước năm 2002, Trung Quốc là nước đang thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, nên họ đầu tư chưa nhiều vào các nước GMS. Năm 1996, Trung Quốc đầu tư vào Thái Lan 39 triệu USD, chiếm 0,06 % tổng kim ngạch đầu tư nước ngoài vào Thái Lan. Cuối năm 1999, các công ty liên doanh Trung Quốc được phê chuẩn đầu tư vào Thái Lan với số vốn là 193 triệu USD, trong đó phía Trung Quốc đầu tư là 84,28 triệu USD. Tính đến tháng 11/2000, số hạng mục đầu tư của Trung Quốc vào Lào đạt 83 dự án, vốn đầu tư theo thỏa thuận là hơn 7.4 tỉ USD, giữ vị trí thứ 6 trong số các đối tác nước ngoài tại Lào. Trung Quốc trở thành đối tác lớn thứ 3 và là bạn hàng lớn nhất của Lào. Từ năm 1994 – 1999, các dự án kinh doanh của Trung Quốc được Campuchia phê duyệt với số vốn 213,4 triệu USD. Đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia tăng nhanh với số vốn đầu tư trực tiếp là 28,4 triệu USD năm 2000. Đối với Việt Nam, trong 9 năm (1991 - 1999) Trung Quốc có 76 dự án với tổng số vốn đầu tư theo giấy phép là 130 triệu USD. Chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc đầu tư ở Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia vào các lĩnh vực chế biến với quy mô vừa và nhỏ, các dự án lắp ráp và sản xuất với số vốn chỉ khoảng 1 triệu USD cho mỗi dự án.
45
Về viện trợ: Từ những năm 1990, Trung Quốc tăng cường viện trợ xuống Đông Nam
Á cùng với tăng cường sức mạnh tổng thể quốc gia và điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình. Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, Trung Quốc khẳng định không giảm giá đồng nhân dân tệ và cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước GMS. Ví như, Trung Quốc đã cung cấp 1 tỉ USD cho Thái Lan vay khẩn cấp. Trung Quốc cũng góp phần duy trì ổn định nền tài chính khu vực. Từ cuối những năm 1990, Trung Quốc đã hỗ trợ Lào nhiều khoản viện trợ khủng hoảng, các khoản vay lãi xuất thấp, các chương trình phát triển, hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư trực tiếp. Từ năm 1992 – 2000, Trung Quốc đã cho vay không tính lãi hoặc lãi xuất thấp với thời hạn 10 năm trị giá 300 triệu nhân dân tệ. Đầu năm 2000, chính phủ Trung Quốc và một số doanh nghiệp đã cung cấp viện trợ không hoàn lại cho dự án thay thế thuốc phiện ở khu vực biên giới Trung Quốc - Lào, Trung Quốc - Mianma. Trung Quốc đã cung cấp 30 triệu USD cho việc xây dựng phần đường cao tốc Côn Minh – Băng Cốc qua Lào. Đối với Campuchia, các khoản viện trợ của Trung Quốc không ngừng tăng trong những năm 90 cho đến thập niên đầu của thế kỉ XXI. Sau chuyến thăm của Thủ tướng Hunsen (2/1999), Trung Quốc lập tức cho Campuchia vay không tính lãi 200 triệu USD và viện trợ 18,3 triệu USD theo khoản bảo lãnh trợ giúp nước ngoài. Tháng 7/2000, Trung Quốc cho Campuchia vay 11 triệu USD và theo thỏa thuận mới Trung Quốc sẽ viện trợ và cho vay thêm 12 triệu USD [12], [14], [19]. Những con số thống kê về viện trợ trên không được đầy đủ, nhưng nó cũng chứng tỏ Trung Quốc đã sớm tăng cường mối quan hệ với các quốc gia trong tiểu vùng qua những nỗ lực viện trợ của họ.
Về giao thông vận tải: Trung Quốc và các nước GMS đã chú trọng từ những năm 90,
nhất là sự hợp tác giữa Trung Quốc với Lào, Thái Lan và Mianma. Trung Quốc giúp Mianma nâng cấp các tuyến quốc lộ và cầu cống nối với thủ phủ Côn Minh, giúp chuyên gia xây dựng và cho vay tiền với lãi xuất thấp. Trung Quốc muốn xây dựng tuyến đường sắt dài 1300km từ Côn Minh qua Lào, Mianma nối với Băng Cốc. Từ năm 1995, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mianma đã thực hiện xây dựng tuyến đường vận tải từ Côn Minh tới thủ đô Yanggoon (Mianma) dẫn tới Bhamô (Bắc Mianma) sau đó xuôi theo dòng Irrawaddy ra biển. Các con đường thủy bộ qua Mianma đến Ấn Độ Dương có ý nghĩa to lớn đối với Trung Quốc. Đây là lối thoát ra Ấn Độ Dương cho cả vùng Tây Nam Trung Quốc, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc tiếp cận với khu vực Đông Nam Á lục địa nhanh nhiều hơn, tỉnh Vân Nam có điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền kinh tế có tộc độ tăng trưởng nhanh của khu vực và thế giới. Để tăng cường hơn nữa liên kết kinh tế giữa các nước GMS, năm 1998,
46
Trung Quốc và các nước GMS nhất trí với sáng kiến xây dựng các hành lang kinh tế: Bắc – Nam, Đông – Tây và phía Nam.
Về hợp tác khai thác vận tải trên sông Mê Công. Năm 1990, đoàn khảo sát chung 4 bên gồm Trung Quốc – Lào – Mianma – Thái Lan đã tiến hành khảo sát trên tuyến đường thủy Lan Thương - Mê Công dài 786 km. Đợt khảo sát này làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa 4 nước. Đến nay, 4 nước đã tiến hành thương lượng nhiều lần, kí một loạt các hiệp định song phương và đa phương về khai thác chung tuyến đường thủy quốc tế trên sông Lan Thương – Mê Công. Năm 1994, Chính phủ Trung Quốc phê chuẩn đưa việc khai thác hạ lưu sông Lan Thương – Mê Công vào dự án ưu tiên của “Chương trình nghị sự thế kỉ XXI của Trung Quốc”. Tháng 11/1994, chính phủ Trung Quốc cho thành lập “Tiểu ban lãnh đạo điều hòa, nghiên cứu, khai thác lưu vực sông Lan Thương” cấp nhà nước. Sau đó tỉnh Vân Nam cũng thành lập một cơ chế tương ứng nhằm chỉ đạo sát việc khai thác tuyến