Chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước GMS và giữa các nước GMS vớ

Một phần của tài liệu trung quốc tham gia hợp tác tiểu vùng sông mê công mở rộng 2002 2012 (Trang 110 - 112)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước GMS và giữa các nước GMS vớ

GMS với các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước lớn

Sau hai thập kỉ tăng cường hợp tác, các nước GMS đã đạt được nhiều tiến bộ nhất định trong phát triển nguồn nhân lực và nâng cao mức sống người dân. Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại: 1)Sự chênh lệch khá rõ rệt giữa các nước thành viên GMS về thực trạng phát triển nguồn nhân lực do sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên.2) Sự phụ thuộc quá lớn trong cải cách phát triển nguồn nhân lực của các nhóm nước chậm phát triển hơn như Lào và Campuchia. 3) Việc tài trợ thông qua các dự án mà phạm vi áp dụng các dự án chưa đủ rộng, nên tác động lan tỏa của chúng còn hạn chế. 4) Sự chênh lệch về khả năng tiếp cận, về chất lượng dịch vụ, về chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các nhóm dân cư, các vùng, các nước trong khu vực đang còn tồn tại và chưa được giải quyết [41, tr.57].

Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế thể hiện trước hết theo GDP bình quân đầu người. Trong GMS, nhóm các nước Đông Dương và Mianma là những nền kinh tế có thu nhập thấp, các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung Quốc thấp thứ 2 và Thái Lan là quốc gia có thu nhập bình quân theo đầu người cao nhất trong GMS. Thu nhập bình quân đầu người 1 USD một ngày vẫn tồn tại khá phổ biến trong tiểu khu vực. Bất chấp các nỗ lực tăng trưởng, chênh lệch phát triển vẫn là vấn đề nổi cộm nhất trong GMS. Theo đó sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị là rất lớn, khoảng cách giàu và nghèo trong các vùng miền ngày càng gia tăng, sự chênh lệch giữa các dân tộc, bất bình đẳng giới và thiếu chăm sóc về y tế, giáo dục còn rất phổ biến; các nỗ lực bảo vệ môi trường vẫn chưa đủ để đảm bảo cuộc sống bình thường của người dân trong tiểu vùng. Theo phân loại của Ngân hàng thế giới, các nước CLVM là những nước có thu nhập thấp tỷ lệ đói nghèo và bất bình đẳng tương đối cao. Tỉ lệ nghèo đói ở GMS rất cao, chiếm khoảng 25% - 40 %, tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn. Đây là thách thức lớn đối với các chính phủ trong tiểu vùng ( xem bảng 3.2) [45, tr.94].

Bảng 3.2. Bảng thu nhập bình quân theo đầu người vùng lãnh thổ và các nước GMS (đơn vị: USD)

109 Năm

Nước

Campuchia Trung Quốc

Lào Mianma Thái Lan Việt Nam

1999 260 780 290 189 1.980 360 2000 270 840 290 210 2.020 390 2001 270 890 300 162 1.940 410 2004 305 1.270 364 179 2.241 550 2005 360 1.410 420 190 2.450 640 2006 410 1.560 490 210 2.660 720

Nguồn: ASEAN FMSU Database, 2006; World bank, 2005.

Chênh lệch về phát triển cơ sở hạ tầng trong các nước GMS là rất lớn, bình quân cơ sở hạ tầng của Thái Lan và Trung Quốc tốt gấp 2 lần ở các nước Campuchia, Lào, Việt Nam và Mianma (CLVM). Khoảng cách về công nghệ số giữa các nước GMS cũng khá lớn. Khi mức độ tiếp cận các nguồn thông tin trở thành một tiêu chí quan trọng đánh giá trình độ phát triển thì các nước CLVM ở mức độ thấp.

Khoảng cách về kỹ thuật số giữa các nước GMS thể hiện qua tỉ lệ số máy tính và số người sử dụng Internet trên 1.000 dân cũng khá cao, trong đó Thái Lan và Trung Quốc có mức phát triển cao hơn, Việt Nam thứ hai và cuối cùng là Campuchia, Lào và Mianma. Vì thế, việc phát triển khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và viễn thông được các nước GMS rất chú trọng.

Những khác biệt về thể chế cũng quyết định sự khác biệt về thành tựu phát triển kinh tế. Trong GMS, Thái Lan theo thể chế kinh tế thị trường lấy xuất khẩu làm trụ cột và có một thời gian phát triển kinh tế thị trường khá dài, trong khi Trung Quốc và các nước CLVM đều là những nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Do đó, các nước CLVM gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội phát triển. Các nhân tố định hình nên một thể chế tốt như tính minh bạch, trách nhiệm, pháp luật, hiệu lực của bộ máy hành chính công còn khá thấp ở các nước CLVM và Trung Quốc. Các nước CLVM có các chỉ số tự do kinh tế thấp và tham nhũng diễn ra trầm trọng. Hiệu quả của các chính sách phát triển và quản lý kinh tế còn khá yếu ở các nước CLVM, có khoảng cách khá xa so với các nước Thái Lan và Trung Quốc [45, tr.94 - 97].

Như vậy, chúng ta đều thấy, những khó khăn và thách thức về trình độ phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến mức độ hội nhập khu vực và toàn cầu đang diễn ra hết sức sôi

110

động. Các nền kinh tế CLVM vẫn là những nền kinh tế tăng trưởng dựa vào các yếu tố cấu thành đầu vào cơ bản như: đất đai, lao động, tài nguyên…nghĩa là chỉ dựa trên những lợi thế so sánh bậc thấp, chỉ có Việt Nam là nước tăng trưởng dựa trên đầu tư. Trong khi Thái Lan đã bắt đầu bước vào tăng trưởng dựa trên đổi mới công nghệ và dịch vụ, còn Trung Quốc hiện nay đã trở thành một điểm đến hấp dẫn với đầu tư và thương mại quốc tế. Các nước GMS (trừ Thái Lan và Trung Quốc), trình độ phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ số phát triển con người đều thấp hơn so với các nước ASEAN và thấp hơn nhiều so với các nước lớn. Vì vậy, chính phủ và nhân dân các nước Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng phải có chính sách và biện pháp nâng cao trình độ phát triển của quốc gia trong tương lai nhằm giảm khoảng cách chênh lệch so với trình độ phát triển của thế giới.

Một phần của tài liệu trung quốc tham gia hợp tác tiểu vùng sông mê công mở rộng 2002 2012 (Trang 110 - 112)