Vấn đề phát triển quan hệ giữa hai bên trên các lĩnh vực hợp tác

Một phần của tài liệu trung quốc tham gia hợp tác tiểu vùng sông mê công mở rộng 2002 2012 (Trang 124 - 152)

6. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Vấn đề phát triển quan hệ giữa hai bên trên các lĩnh vực hợp tác

Về thương mại và đầu tư: Trung Quốc và các nước trong GMS tranh thủ vị thế thuận

lợi có được khi gia nhập tổ chức WTO và bối cảnh hội nhập khu vực. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hợp tác thương mại cả hai bên, có những điều chỉnh phù hợp với các cam kết quốc tế (ACFTA, WTO), nâng cao tính hiệu lực của các điều khoản đã cam kết. Điều chỉnh và bổ sung các chính sách giữa Trung Quốc với từng nước theo hướng tạo cơ chế mở cho hoạt động thương mại trên các hành lang, hoàn thiện chính sách thuế quan tạo môi trường thuận lợi cho thương mại và đầu tư như áp dụng chính sách ưu đãi tài chính đối với vùng kinh tế cửa khẩu, cải thiện hệ thống thanh toán, tăng cường phối hợp trao đổi định kì các biện pháp quản lý và giám sát buôn bán biên giới. Hai bên cần chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu để tận dụng lợi thế của nhau trong quan hệ thương mại, giảm thâm hụt thương mại. Phát triển, mở rộng hợp tác ở nhiều cấp độ khác nhau cấp quốc gia, cấp liên tỉnh, cấp tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba phạm vi: quốc gia – doanh nghiệp – sản phẩm, thực thi tự do hóa thương mại với những bước đi và tốc độ phù hợp với hoàn cảnh từng quốc

123

gia. Hai bên phải chú ý trau dồi trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, nâng cao nhận thức của họ về bảo vệ môi trường, quan hệ với giới thông tin và truyền thông, hợp tác tích cực với các tổ chức phi chính phủ. Nếu như vậy, quan hệ của Trung Quốc với các nước trong tiểu vùng sẽ phát triển ổn định, lành mạnh và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của các nước trong tiểu vùng và cho khu vực Đông Nam Á.

Về giao thông vận tải: Trung Quốc và các nước thành viên GMS cần có biện pháp

huy động nguồn vốn nhằm thúc đẩy mạnh hơn việc xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông vận tải. Về phía Trung Quốc, là một quốc gia mạnh về kinh tế sẽ tích cực hơn trong việc giúp các nước trong tiểu vùng xây dựng hệ thống giao thông liên kết hiện đại thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các quốc gia trong tiểu vùng.

Về năng lượng: Trung Quốc tiếp tục hợp tác hiệu quả với các nước GMS, hình thành

mạng lưới kết nối năng lượng liên thông trong tiểu vùng, cung cấp năng lượng cho hoạt động kinh tế của các quốc gia trong lưu vực sông Mê Công. Tuy nhiên, Trung Quốc và các nước GMS cần có những hoạt động nghiên cứu, thăm dò cẩn thận hơn, chú ý đến hậu quả của vấn đề xây dựng các đập thủy điện trên sông Mê Công. Nếu có khả năng xây dựng thì phải có những biện pháp hợp lý giảm đến mức tối đa sự hủy hoại môi sinh đối với lưu vực sông Mê Công.

Về khai thác hợp lý sông Mê Công: Để giải quyết tranh chấp trong khai thác sông

Mê Công, Trung Quốc và Mianma cần tham gia hợp tác tích cực và trở thành thành viên của Ủy hội sông Mê Công, cung cấp thông tin trung thực, đầy đủ về tình hình các trạm thủy điện trên thượng nguồn sông Lan Thương - Mê Công để các nước hạ lưu có thể ứng phó linh động với những biến động xảy ra cho hoạt động kinh tế, môi trường và sinh hoạt của nhân dân ven sông. Mê Công là một con sông quốc tế, Trung Quốc cần tỏ rõ thiện chí, hợp tác thân thiện, chia sẻ lợi ích vì quyền lợi của tất cả các nước trong lưu vực. Nếu vấn đề này được giải quyết, các bên trong cơ chế hợp tác GMS sẽ có thêm sự tin cậy lẫn nhau, tăng thêm tình hữu nghị đoàn kết thúc đẩy GMS lên tầm cao mới. Nếu ngược lại, có thể ảnh hưởng đến nhiều nội dung và tiến độ hợp tác của chương trình hợp tác GMS trong tương lai.

Về văn hóa – xã hội: Đối với các lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, hợp

tác về khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, giáo dục, các vấn đề an ninh phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu hàng hóa và ma túy, ngăn chặn dịch bệnh qua biên giới… Trung Quốc và các nước GMS cần tăng cường hợp tác hơn nữa, với nhiều hình thức sáng tạo trao đổi thông tin, chuyển giao tri thức khoa học công nghệ, tổ chức hội thảo, diễn

124

đàn trao đổi, chương trình giao lưu thanh niên, giao lưu tọa đàm giữa các ban ngành, giữa cán bộ cấp cao hai bên … Những hoạt động này, sẽ vừa giảm khoảng cách về trình độ phát triển giữa các thành viên GMS, xóa đói giảm nghèo cho cư dân trong các vùng kém phát triển vừa tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước vừa tăng thêm sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa Trung Quốc với các nước GMS.

Về tăng cường năng lực của các cơ quan hữu quan và huy động nguồn lực: Các

quốc gia cần tăng cường năng lực của các bộ, cơ quan, ban ngành tham gia thực hiện hợp tác tiểu vùng, nhất là phải hỗ trợ đắc lực cho các chính quyền địa phương tham gia hợp tác GMS có đủ năng lực thực hiện các chương trình hợp tác. Các đơn vị chức năng, các viện nghiên cứu cần nghiên cứu nghiêm túc về hợp tác tiểu vùng để tham gia hợp tác hiệu quả và mang lại lợi ích cho nhân dân các nước. Các quốc gia trong tiểu vùng cần có những cơ chế để tham gia hợp tác đủ mạnh để hỗ trợ thực hiện các hoạt động hợp tác của tiểu vùng.

Vấn đề cải cách hành chính và cải cách kinh tế hiện nay được tất cả các nước GMS quan tâm. Cải cách hành chính và cải cách kinh tế tạo nên những cơ hội phát triển mới. Các chính phủ trung ương cần tư vấn và có sự hỗ trợ tài chính nhân lực cho các chính quyền địa phương nhằm giải quyết những bất cập trong quá trình cải cách. Các chính quyền địa phương cần sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có và huy động nguồn vốn từ việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các hoạt động, từ huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức… Các chính quyền địa phương phải làm tốt nhất khâu giám sát đảm bảo cho những cải cách được duy trì lâu dài và đạt kết quả tốt.

Quá trình phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các cam kết hội nhập GMS tiếp tục phụ thuộc vào các nguồn vốn vay và viện trợ từ bên ngoài. Các quốc gia và địa phương tham gia hợp tác cần chủ động lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo cách tiếp cận từ dưới lên, xác định các dự án trọng điểm và kêu gọi đầu tư cả trong và ngoài nước.

Về việc tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu: Các quốc gia cần thiết phải tìm

kiếm giải pháp cho các vấn đề toàn cầu như an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu… Thực tế cho thấy, tăng cường hợp tác quốc tế là lựa chọn hợp lý nhất cho vấn đề này. Trong bối cảnh hoạt động phối hợp giữa các thành viên và các bên liên quan trong việc thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập còn gặp nhiều khó khăn thì giải pháp hợp lý cho vấn đề này là tăng cường hợp tác quốc tế. Với sự có mặt của các cường quốc trong tiểu vùng, các nước GMS sẽ nắm bắt được cơ hội hợp tác lớn hơn. Hiện nay, Trung Quốc và Nhật Bản đang có những liên kết hợp tác tích cực tại tiểu vùng.

125

Tiểu kết

Trung Quốc tham gia hợp tác GMS đã tạo nên những tác động tích cực và hạn chế. Tuy nhiên yếu tố tích cực từ quá trình hợp tác mà Trung Quốc đưa đến cho GMS thì chúng ta phải công nhận là đã tạo nên những biến đổi khá lớn cho tiểu vùng. Vấn đề hợp tác Trung Quốc – GMS còn gặp những khó khăn, nhưng trong tương lai sẽ khắc phục được. Ngày nay, không một quốc gia nào đứng ngoài hay đi ngược với xu hướng toàn cầu hóa. Chính vì thế, các nước trong tiểu vùng cần chủ động hội nhập vào sự phát triển của tiểu vùng, khu vực và thế giới. Sự chủ động đó còn nhằm ứng phó linh hoạt với những biến động và thách thức do xu hướng toàn cầu hóa gây ra. Tiểu vùng còn có sự tham gia hợp tác của các cường quốc lớn khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, EU…với những chương trình và cơ chế hợp tác đan xen. Sự cạnh tranh chiến lược của các nước lớn tại tiểu vùng gây ra khó khăn cho các nước GMS khi tham gia hợp tác và chọn đối tác. Các nước GMS còn lại sẽ phải khó khăn trong chọn lựa đối tác giữa Trung Quốc và các nước trên. Tình hình đó, buộc các nước GMS phải ứng biến sao cho hài hòa, cân bằng vừa tranh thủ được nguồn lực để phát triển đất nước lại vừa củng cố mối quan hệ bền vững tốt đẹp với các cường quốc, thực hiện được chiến lược đối ngoại cân bằng ảnh hưởng giữa các nước lớn trong tiểu vùng nói chung và quốc gia nói riêng.

126

KẾT LUẬN

Trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, tình hình thế giới có những biến động lớn, tác động sâu sắc đến đời sống quốc tế cũng như đối với mỗi quốc gia - dân tộc. Trong thời gian này, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc thể hiện ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt rõ nét tại khu vực Đông Nam Á và Châu Phi. Những năm đầu sau chiến tranh lạnh, Trung Quốc bằng những con đường, cách thức khác nhau tìm mọi cách cho sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á. Trung Quốc, thực hiện quá trình mở đường xuống phía Nam với các nước trong Tiểu vùng Mê Công, vừa tăng cường hợp tác toàn diện với Đông Nam Á, vừa tìm cách phát huy vai trò của mình hạn chế được ảnh hưởng của các cường quốc khác ở đây, tìm cách phá thế bị bao vây, kiềm tỏa về chiến lược của Mỹ và phương Tây. Hợp tác với ASEAN và GMS cũng là thử nghiệm đầu tiên của Trung Quốc trong chiến lược hội nhập khu vực, từ đó tạo cơ sở để Trung Quốc mở rộng tiến trình hội nhập quốc tế.

Thành công điển hình trong chiến lược ngoại giao nước lớn, ngoại giao đa phương của Trung Quốc là chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS). Đây là cơ chế hợp tác hiệu quả nhất của Trung Quốc ở Tiểu vùng Mê Công và cơ chế hợp tác này đã mang lại cho Trung Quốc những lợi ích chiến lược quan trọng bậc nhất ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh hưởng của Trung Quốc vào khu vực Mê Công thể hiện trên nhiều mặt. Trung Quốc được đánh giá như một nhân tố chi phối chính và là đầu tàu dẫn đường cho sự hoạt động của chương trình hợp tác GMS, nhằm tăng cường phát triển kinh tế bền vững và hội nhập quốc tế của khu vực. Với những thành quả đạt được trong 20 năm qua, có thể khẳng định rằng với bối cảnh quốc tế và khu vực như hiện nay, Trung Quốc với tiềm lực lớn mạnh không ngừng sẽ trở thành đầu tàu của cơ chế hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng.

Cho đến nay, Trung Quốc đã tham gia hợp tác tích cực trong 11 lĩnh vực ưu tiên của chương trình hợp tác GMS. Quan hệ chính trị và ngoại giao không ngừng được tăng cường với nhiều chuyến thăm cấp cao và những hiệp định song và đa phương được kí kết. Quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia trong tiểu vùng được nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện. Trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, Trung Quốc đã tăng cường mạnh mẽ quan hệ thương mại với 5 nước GMS từ năm 2002, khối lượng thương mại ngày càng tăng mạnh và liên tục. Năm 2010, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở Lào, Mianma và Campuchia. Đồng thời, nguồn viện trợ của Trung Quốc đổ vào các quốc gia này cũng không

127

ngừng tăng lên. Trong lĩnh vực năng lượng, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư thủy điện số một trong tiểu vùng, Trung Quốc đã độc quyền trong việc xây dựng các đập thủy điện ở Campuchia, Lào và Mianma. Việc xây dựng những đập thủy điện này mang về cho quốc gia một nguồn năng lượng lớn làm quay guồng máy kinh tế khổng lồ của nước này. Trung Quốc trở thành một quốc gia sản xuất và buôn bán điện lớn nhất trong tiểu vùng. Để thực hiện chiến lược khai phá miền Tây, Trung Quốc đã tích cực hiện đại hóa giao thông từ Vân Nam đi khắp các quốc gia GMS và đã tài trợ cho các quốc gia này cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông rất đáng kể. Trong các lĩnh vực hợp tác về nông nghiệp, du lịch, y tế, phát triển nguồn nhân lực, viễn thông…Trung Quốc đã đóng góp nhiều sáng kiến quan trọng cho hợp tác GMS, thúc đẩy các ngành kinh tế - văn hóa - xã hội các nước GMS phát triển.

Có thể khẳng định rằng, thành tựu của hợp tác GMS là to lớn. Trung Quốc và các nước GMS đều đạt được những lợi ích chiến lược trong hợp tác GMS. Đối với các nước GMS, nhờ có nguồn viện trợ đầu tư của Trung Quốc kinh tế các nước trong tiểu vùng đã được thúc đẩy mạnh mẽ, giao thông vận tải được nâng cấp hiện đại hơn, có thêm nhiều kinh nghiệm kiến thức trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội khi tham gia hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên, giảm khoảng cách chênh lệch trình độ giữa các quốc gia, các vùng kinh tế trong một nước và góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong tiểu vùng. Đối với Trung Quốc, lợi ích đạt được trong chương trình hợp tác GMS là to lớn. Các nước GMS đã cung cấp nguồn nguyên liệu thô và nguồn năng lượng cho Trung Quốc nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng thần kì của nền kinh tế. Ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực ngày càng gia tăng, đa số các nước trong tiểu vùng phải phụ thuộc trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc, điển hình là Lào và Campuchia. Trung Quốc trỗi dậy với hình ảnh “vì sự hòa bình, thịnh vượng và phát triển chung của khu vực” nhưng lại khiến cho nhiều cường quốc khác lo sợ, điển hình là Nhật, Mỹ và Ấn Độ.

Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ lãnh đạo cơ chế hợp tác này đi đến đâu? Phục vụ cho lợi ích của GMS như thế nào? Liệu rằng các nước GMS có chịu sự chi phối quá mạnh của một Trung Quốc khổng lồ đã và đang gây ra sự lo sợ cho các quốc gia khác? Những vấn đề này đặt ra cùng sự thay đổi của bối cảnh lịch sử thế giới và khu vực sẽ là những vấn đề rất thời sự trong tương lai.

Hiện tại, cơ chế hợp tác này vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn và tranh cãi. Điều đó đặt ra yêu cầu, Trung Quốc và các nước GMS cần phải nỗ lực như thế nào trong tương lai, nhất là những vấn đề đặt ra với bản thân Trung Quốc. Các nước GMS là những nước đang phát

128

triển, hòa nhập và hợp tác cùng tồn tại là xu thế không thể cưỡng lại. Nhưng cần hội nhập như thế nào để bản sắc dân tộc và chủ quyền quốc gia luôn luôn được khẳng định là vấn đề cốt lõi.

Hợp tác phát triển Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng ngay từ khi thành lập với sự hỗ trợ đắc lực của Ngân hàng phát triển Châu Á(ADB) đã mang một mục tiêu đầy ý nghĩa là xóa đói giảm nghèo và nâng cao trình độ phát triển kinh tế xã hội cho tiểu vùng. Trong tương lai, Trung Quốc là một cường quốc mạnh, một đối tác mạnh sẽ cùng với các đối tác khác và các nước GMS xây dựng mục tiêu đó thành công cho tiểu vùng. Đúng như chiến lược đối ngoại “hài hòa” của Trung Quốc xây dựng một “tiểu vùng hòa bình, thịnh vượng và cùng thắng”, đúng với phương châm “làm bạn với láng giềng, làm giàu cho láng giềng và giàu có cùng láng giềng”. Xây dựng quan hệ hợp tác Trung Quốc - GMS là biểu tương

Một phần của tài liệu trung quốc tham gia hợp tác tiểu vùng sông mê công mở rộng 2002 2012 (Trang 124 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)