6. Cấu trúc của luận văn
2.2.4. Hợp tác trên các lĩnh vực khác
2.2.4.1. Hợp tác về viện trợ
Từ những năm 90, với sức mạnh tổng thể quốc gia, Trung Quốc bắt đầu hỗ trợ cho các chính phủ thành viên GMS các khoản vay ưu đãi, kết hợp quỹ hỗ trợ chính phủ với các khoản vay ngân hàng và hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia vào các dự án nước ngoài. Trung Quốc cũng điều chỉnh chiến lược hỗ trợ cho các nước GMS, tập trung vào lĩnh vực sản xuất và các dự án phúc lợi xã hội bằng việc hợp tác kinh tế và kỹ thuật.
Sau khi bình thường hóa quan hệ, hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc phát triển theo phương châm 16 chữ: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài và hướng tới tương lai”. Trung Quốc đã tích cực hỗ trợ cho sự phát triển của Việt Nam với nhiều hình thức viện trợ. Năm 2002, chính phủ Trung Quốc cho Việt Nam vay ưu đãi 50 triệu nhân dân tệ. Năm 2003, cho vay 104 triệu nhân dân tệ đầu tư vào dự án nhiệt điện Cao Ngạn và dự án bôxít Đắc Nông. Năm 2005, cho vay ưu đãi 1.7 tỉ nhân dân tệ và viện trợ không hoàn lại 60 triệu nhân dân tệ sử dụng trong dự án xây dựng đường sắt. Năm 2008, viện trợ không hoàn lại 41 triệu nhân dân tệ cho xây dựng kí túc xá của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với 8000m2. Việt Nam trở thành thị trường Trung Quốc kí kết hợp đồng dự án lớn nhất ở Đông Nam Á. Cuối năm 2010, các doanh nghiệp Trung Quốc đã hoàn thành 10.96 tỉ USD cho dự án ở Việt Nam, bao gồm hợp tác lao động, xây dựng và tư vấn hợp đồng. Hội chữ thập đỏ Trung Quốc (RCSC) cung cấp 300 triệu USD viện trợ cho khu vực gặp lũ lụt của Việt Nam trong năm 2011.
Đối với Campuchia, từ cuối những năm 90, quan hệ Trung Quốc - Campuchia không ngừng phát triển. Trung Quốc đã tăng cường viện trợ cho Campuchia và thúc đẩy sự hợp tác kinh tế hai bên. Năm 2004, chính phủ Trung Quốc cung cấp khoản vay ưu đãi 200 triệu USD cho việc xây dựng hai cây cầu và hai tuyến đường cao tốc. Năm 2006, Thủ tướng Hunsen sang thăm Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã cam kết viện trợ không hoàn lại 300 triệu nhân dân tệ cho Campuchia để xây dựng tòa nhà văn phòng chính phủ, 100 triệu nhân dân tệ vay không lãi và một khoản vay ưu đãi để xây dựng dự án siêu xa lộ thông tin phần của Campuchia theo chương trình GMS (GMS - IS). Trung Quốc cung cấp các loại
80
viện trợ cho Campuchia tăng 118 lần từ 1992 – 2007. Năm 2008, cung cấp 100 triệu USD cho vay ưu đãi tín dụng xây dựng đường cao tốc. Năm 2011, Trung Quốc cung cấp viện trợ nhân đạo cho Campuchia về hàng hóa nguyên liệu trị giá 50 triệu nhân dân tệ. Tháng 4/2012, Thủ tướng Hunsen đến thăm Trung Quốc, Trung Quốc cam kết viện trợ cho Campuchia 548 triệu USD cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng…
Sau khi bình thường hóa quan hệ, quan hệ Trung – Lào phát triển nhanh chóng. Trung Quốc cũng tăng cường viện trợ cho Lào. Theo một báo cáo của Ủy ban kinh tế và kỹ thuật của Trung Quốc, Trung Quốc viện trợ cho Lào 3.5 tỉ nhân dân tệ bao gồm các khoản vay không lãi. Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc đã cung cấp 230 triệu USD vay vốn với lãi suất thấp xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo số liệu của Trung Quốc, Trung Quốc cung cấp 2.7 tỉ nhân dân tệ cho Lào trong giai đoạn 1989-2008, bao gồm viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi, ưu đãi tín dụng hàng hóa và thiết bị. Viện trợ không hoàn lại bao gồm xây dựng Trung tâm Văn hóa Quốc gia Lào, Bệnh viện Hữu nghị Trung - Lào ở Luôngphabang… Năm 2003, Trung Quốc cung cấp viện trợ không hoàn lại 5 triệu USD và 500 nghìn nhân dân tệ sang Lào để nạo vét đường thủy Mê Công trong phần Lào. Trong năm 2004, chính phủ Trung Quốc cung cấp viện trợ không hoàn lại 30 triệu USD cho xây dựng 85 km đường cao tốc ở phía bắc Lào. Năm 2006, chính phủ Trung Quốc cung cấp viện trợ không hoàn lại 500 nghìn USD để xây dựng một trung tâm cai nghiện ma túy. Năm 2006, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã cam kết cung cấp 200 triệu USD khi ông đến thăm Lào. Năm 2008, Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong chuyến thăm Lào cũng cam kết cho Lào vay 100 triệu USD thực hiện dự án viễn thông và cơ sở hạ tầng. Tháng 9/2008, chính phủ Trung Quốc đã ký kết hiệp định vay vốn với Lào, cung cấp khoản vay ưu đãi 546 triệu nhân dân tệ cho các dự án điện tử. Năm 2008, đóng góp 500 nghìn USD cho Lào sản xuất ngũ cốc. Năm 2009, viện trợ xây dựng Trung tâm thể thao quốc gia Lào chuẩn bị cho Sea Game 25. Năm 2012, Trung Quốc viện trợ không hoàn lại cho Lào 150 triệu nhân dân tệ để xây dựng Trung tâm hội nghị quốc tế Lào, vay không lãi xuất 50 triệu nhân dân tệ. Đồng thời, Trung Quốc đang đưa ra kế hoạch rót thêm 7 tỉ USD vào vốn xây dựng dự án đường sắt dài 418 km nối thủ đô Viêng chăn với biên giới Lào – Trung để chở nguyên liệu thô về Trung Quốc.
Do sự phụ thuộc về lợi ích lẫn nhau, quan hệ Trung – Thái phát triển mạnh từ sau chiến tranh lạnh kết thúc cho đến nay. Năm 2011, Thái Lan bị trúng lụt, Trung Quốc đã viện trợ 40 triệu nhân dân tệ hàng hóa và nguyên vật liệu, 1 triệu USD trợ cấp tiền mặt giúp Thái Lan khắc phục khó khăn.
81
Quan hệ Trung Quốc – Mianma gắn bó khăng khít từ năm 1988. Mianma có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á. Vì thế, Trung Quốc không ngừng tăng cường viện trợ cho nước này. Trung Quốc cung cấp khoản vay tín dụng cho Mianma để xây dựng các dự án lớn như trạm thủy điện Paunglaung (280.000Kw). Trung Quốc - Mianma liên doanh xây dựng trạm thủy điện Ruili River 1 vào năm 2006, hai bên đã ký thỏa thuận theo hình thức dự án BOT. Công suất lắp đặt của trạm là 600 Mw. Điện sẽ được truyền đến cả Mianma và Trung Quốc thông qua đường dây 230 Kv và 220 Kv. Trong năm 2006, Thủ tướng Thein Sein đã đến thăm Trung Quốc và ký 8 thỏa thuận với chính phủ Trung Quốc bao gồm: Trung Quốc cung cấp khoản vay cho Mianma để xây dựng phần siêu xa lộ thông tin của Mianma thuộc chương trình GMS (GMS-IS), xây dựng nhà máy phân bón, mạng lưới giao thông và cho vay 31 triệu USD cho xây dựng công ty truyền thông. Chính phủ và các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư 500 triệu nhân dân tệ giúp Mianma thực hiện dự án thay thế cây thuốc phiện, hơn 20 ngàn ha cây thuốc phiện trong quá khứ nay đã trở thành những cánh đồng lúa và cao su. Trung Quốc cam kết cho Mianma vay lãi xuất thấp 70 triệu nhân dân tệ và 200 triệu USD, được sử dụng mua giàn khoan dầu và thực hiện các dự án làm việc tại Mianma. Khi Mianma bị cơn bão Nagis tàn phá Trung Quốc đã viện trợ 1 triệu USD, sau đó cung cấp 10 triệu USD và 30 triệu nhân dân tệ, tiếp đó cung cấp 10.000 tấn gạo giúp người dân phía bắc Mianma. Trận động đất phía đông bắc Mianma, Trung Quốc đã viện trợ 5 triệu USD tiền mặt để giúp Mianma khắc phục thiên tai. Năm 2012, Trung Quốc cung cấp cho Mianma vay 527 triệu USD phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế.
Ngoài việc, cung cấp viện trợ song phương thường xuyên, Trung Quốc cũng viện trợ kinh tế cho cơ chế hợp tác kinh tế GMS. Trong năm 2004, Trung Quốc đã thành lập một quỹ đặc biệt với tổng trị giá 20 triệu USD cho sự phát triển nguồn lực con người và xóa đói giảm nghèo trong tiểu vùng. Tại Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ 3, Trung Quốc đã thực hiện gói cam kết về tăng cường hợp tác giữa các thành viên. Trung Quốc cam kết cung cấp 20 triệu nhân dân tệ thực hiện nghiên cứu kỹ thuật xây dựng xong phần kết nối đường sắt phía đông của tuyến đường sắt Xinggapo - Côn Minh. Trung Quốc sẽ cung cấp đào tạo 1000 người từ các quốc gia trong tiểu vùng. Trung Quốc sẽ cung cấp 200 học bổng của chính phủ cho tiểu vùng tại các cơ sở đào tạo ở Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây của Trung Quốc. Một năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, Thủ tướng Ôn Gia Bảo công bố cung cấp 10 tỉ USD vào quỹ hỗ trợ hợp tác Trung Quốc – ASEAN(ưu tiên các nước GMS),
82
trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng, thông tin và truyền thông. Quỹ này còn giúp cho việc đào tạo các sinh viên kỹ thuật, nhân viên quản lý được đào tạo tại Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đã tài trợ cho 10 dự án giao lưu và đào tạo nhân lực.
2.2.4.2. Hợp tác phát triển nguồn nhân lực
Cùng đồng hành với hợp tác phát triển kinh tế là hợp tác giáo dục phát triển nguồn
nhân lực cho các quốc gia GMS. Bởi nguồn nhân lực là động lực thúc đẩy kinh tế phát
triển. Tiềm năng về nguồn nhân lực của tiểu vùng là to lớn nhưng trình độ dân trí lại thấp. Do vậy, hợp tác phát triển nhân lực là lĩnh vực mà các nước GMS quan tâm. Trong quá trình hợp tác giữa các nước GMS bên cạnh những thành tựu cũng nảy sinh những vấn đề khó khăn về tình trạng xáo trộn di cư qua biên giới, vấn đề an sinh xã hội, an ninh trật tự trong tiểu vùng. Vì thế, Trung Quốc và các nước GMS đã tham gia 11 dự án hợp tác về phát triển nhân lực. Xét tổng thể những dự án này liên quan đến các khía cạnh then chốt như giáo dục, xóa đói giảm nghèo, y tế, phòng chống ma túy và tình trạng di dân trong một khuôn khổ rộng lớn của cơ chế hợp tác GMS.
Năm 2005, Trung Quốc đã mở 20 lớp bồi dưỡng kỹ thuật và tiến tu cho các quan chức 5 nước GMS. Đồng thời, Trung Quốc đề nghị xây dựng mạng lưới giáo trình, triển khai đào tạo kỹ thuật và giáo dục hướng nghiệp cho các nước GMS. Chính phủ Trung Quốc đánh giá cao việc trao đổi nhân sự và hợp tác giữa các nước thành viên GMS. Với việc sử dụng " Quỹ hợp tác Trung Quốc-ASEAN " và " Quỹ hợp tác đặc biệt khu vực Châu Á " do Trung Quốc tài trợ, Trung Quốc đã tích cực tham gia hợp tác với các nước thành viên GMS trong phát triển nguồn nhân lực. Từ năm 2005, thông qua việc tổ chức các hội thảo và các lớp học khác nhau đào tạo công nghệ, chính phủ Trung Quốc mỗi năm đào tạo một số lượng lớn cán bộ, công chức, nhân viên kỹ thuật cho các nước GMS. Năm 2007, qua hai phiên giao dịch đầu tiên của "Chương trình PhnômPênh" về phát triển quản lý GMS, Trung Quốc đã cung cấp hơn 900 người cho các nước GMS. Trung Quốc đã tích cực tham gia, cung cấp hỗ trợ tài chính trong "Kế hoạch Quản lý và phát triển PhnômPênh" thúc đẩy khả năng xây dựng nhân lực trong nước thông qua đào tạo
Đáp ứng nhu cầu của các nước thành viên GMS, Trung Quốc đã tiến hành hợp tác và trao đổi định kỳ với các nước bằng cách tổ chức các cuộc hội thảo cấp cao, các buổi đào tạo cho cán bộ và thông qua các hình thức giao lưu thân thiện khác. Từ năm 2008, Trung Quốc đã tổ chức ba hội thảo cấp cao về nguồn nhân lực và an sinh xã hội để chia sẻ kinh nghiệm
83
thực tiễn trong việc cải thiện hệ thống an ninh xã hội, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong năm 2008 và 2009, thông qua Trung tâm đào tạo phụ nữ Trung Quốc - ASEAN tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc đã đào tạo hơn 40 nữ lãnh đạo cao cấp cho các nước Lào và Mianma. Trung Quốc cung cấp cơ sở vật chất cho cơ quan, tổ chức của phụ nữ trong các nước GMS để cứu trợ thiên tai và phát triển phụ nữ giá trị 2.7 triệu nhân dân tệ. Thành lập Trung tâm đào tạo Phụ nữ Trung Quốc - Lào và Trung Quốc - Thái Lan tại Lào và Thái Lan để đào tạo phụ nữ địa phương áp dụng công nghệ [149], [150].
Từ năm 2008 - 2010, Trung Quốc đã tổ chức một chương trình đào tạo hàng năm cho cán bộ trẻ các nước GMS. Cho đến năm 2011, Trung Quốc đã đào tạo được 418 cán bộ trẻ từ Lào, Việt Nam, Mianma, Campuchia và Thái Lan. Trung Quốc đã làm việc với Thái Lan để tổ chức “Chương trình giao lưu hữu nghị thanh niên Lan Thương - Mê Công" với 199 thanh niên trẻ tham gia. Năm 2010, khoảng 8000 sinh viên từ các nước khu vực Mê Công đã ghi danh tại các tổ chức giáo dục ở Vân Nam. Thông qua quan hệ hợp tác Trung Quốc – ASEAN, Trung Quốc đã góp phần phát triển nguồn nhân lực cho 5 nước GMS. Năm 2012, Trung Quốc đã tổ chức 4 lớp đào tạo cho 200 quan chức trẻ của các nước ASEAN. Trong tháng 5/2012, Chương trình giao lưu thanh niên Lan Thương – Mê Công tổ chức lần thứ 8 tại Trung Quốc, Thái Lan và Campuchia với sự tham gia của 68 đại diện thanh niên đến từ sáu nước GMS. Cho đến nay, chương trình đã tổ chức 8 lần với sự tham gia của 519 đại diện thanh niên đến từ các nước GMS [146].
Vấn đề xóa đói giảm nghèo là một trong những thách thức lớn với tiểu vùng. Tỉ lệ
dân cư nghèo trong tiểu vùng còn cao. Trong số các nước ASEAN ở Tiểu vùng sông Mê Công thì 3 nước Lào, Mianma, Campuchia là những quốc gia có chỉ số phát triển thấp nhất. Cuối thập niên 90, Campuchia có 36% dân số sống dưới mức nghèo khổ (gần đây giảm còn 25%). Ở Lào, tỉ lệ người nghèo là 46% (gần đây giảm còn 27,8%). Vân Nam là một tỉnh nghèo của Trung Quốc và có mức thu nhập thấp nhất trong các tỉnh ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, tỉ lệ người nghèo còn cao năm 2008 là 14,5 %. Để vượt qua thách thức này, theo sáng kiến của ADB, Trung Quốc và các nước GMS đã tham gia tích cực vào hợp tác phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và mức sống cho người dân. Trung Quốc đã có những biện pháp tích cực tham gia vào chương trình xóa đói giảm nghèo. Thông qua cơ chế hợp tác GMS và hợp tác Trung Quốc - ASEAN, Trung Quốc đã đóng góp đáng kể vào phát triển an sinh xã hội. Năm 2004, Trung Quốc thành lập quỹ đặc
84
biệt với tổng trị giá 20 triệu USD vào quỹ phát triển nguồn nhân lực và xóa đói giảm nghèo ở Châu Á do ADB chủ trì. Từ năm 2002 đến nay, Trung Quốc đã tổ chức các Diễn đàn phát triển xã hội và xóa đói giảm nghèo Trung Quốc – ASEAN hàng năm. Năm 2012, diễn đàn này được tổ chức tại Quảng Tây với chủ đề: “Trung Quốc – ASEAN: Phát triển và xóa đói giảm nghèo mang tính bao dung”. Tháng 9/2012, Hội nghị quan chức cao cấp phúc lợi xã hội và phát triển Trung Quốc – ASEAN lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội. Trung Quốc tổ chức Hội thảo chia sẻ sản phẩm thông tin không gian trong lĩnh vực giảm thiểu rủi ro thiên tai Trung Quốc – ASEAN.
Nạn buôn bán phụ nữ và trẻ emcũng diễn ra rất nghiêm trọng tại các vùng biên giới.
Các nước Tiểu vùng sông Mê Công đang tìm cách đối phó với nạn buôn bán người. Các nước GMS đang tích cực tham gia Dự án phòng ngừa buôn bán phụ nữ và trẻ em tại Tiểu vùng sông Mê Công của Tổ chức lao động quốc tế ILO từ năm 2001. Dự án này của ILO đang hợp tác với phòng lao động của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc để triển khai một chiến dịch tăng cường dịch vụ của phòng lao động tại các thôn trong vùng dự án. Trung Quốc đã tích cực tiến hành nghiên cứu và tổ chức hội thảo về phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em và đảm bảo sự an toàn của những người nhập cư. Ngoài ra, Trung Quốc tích cực tham gia các diễn đàn về phòng ngừa buôn bán người. Tại Diễn đàn Mê Công về phòng ngừa buôn