Cạnh tranh kinh tế giữa TrungQuốc và các nước GMS

Một phần của tài liệu trung quốc tham gia hợp tác tiểu vùng sông mê công mở rộng 2002 2012 (Trang 99 - 100)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Cạnh tranh kinh tế giữa TrungQuốc và các nước GMS

Hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và các nước GMS tuy đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Cơ cấu kinh tế của Trung Quốc và các nước GMS có tính bổ sung mạnh mẽ, nhưng lại tương tự nhau, vì vậy sẽ cạnh tranh gay gắt với nhau, gây trở ngại trong hợp tác song phương. Bên cạnh đó, quan hệ kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế hai bên, trao đổi hàng hóa và thương mại chủ yếu diễn ra giữa các tỉnh thuộc

98

khu vực Tây Nam Trung Quốc, là những tỉnh nằm trong danh sách các tỉnh kém phát triển nhất Trung Quốc nên hiệu quả hợp tác còn hạn chế.

Cạnh tranh giành giật thị trường nội bộ và thị trường xuất khẩu cũng diễn ra. Cùng với sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, các nước GMS còn lại thấy đó vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức to lớn đối với nền kinh tế các nước thành viên. Trung Quốc là một nước láng giềng lớn, thị trường tiêu thụ rộng lớn đã mở ra cơ hội lớn cho các nước GMS. Nhưng các quốc gia này cũng phải đối mặt với thách thức lớn là hàng hóa Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường GMS, đặc biệt là có những luồng hàng hóa rẻ tiền luôn luồn vào thị trường các nước GMS, tác động mạnh vào nền sản xuất và hàng hóa của GMS, khiến cán cân thương mại của các nước này bị thâm hụt. Với trình độ phát triển kinh tế chênh lệch không lớn, cơ cấu ngành nghề giống nhau, tập trung vào những ngành cần nhiều lao động, thị trường xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ, Nhật, EU và các nước trong khu vực, sự cọ sát trong thương mại là không tránh khỏi.

Trong những năm gần đây đầu tư nước ngoài đổ vào Trung Quốc ngày càng nhiều, còn đầu tư vào các nước ASEAN thì lại giảm đi. Hiện nay, Trung Quốc và các nước GMS đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên cần nhiều vốn để thực hiện, cả hai bên đều đang gia sức cạnh tranh, tạo môi trường thông thoáng để hợp tác đầu tư. Điều đó dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ngày nay, nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cho rằng mối đe dọa trực tiếp nhất, nghiêm trọng nhất của Trung Quốc đối với Đông Nam Á không phải trên lĩnh vực quân sự, an ninh mà là trên lĩnh vực kinh tế đúng như Thủ tướng Malaixia Mahathir đã nói trong bài phát biểu tại Hội thảo quốc tế tổ chức ở Nhật Bản vào tháng 5-2002: Chúng tôi cho rằng, Trung Quốc không thể đe dọa về mặt quân sự, vì vậy các nước ASEAN không cần phải lo lắng về sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc là mối đe dọa kinh tế mà các nước Đông Nam Á phải đối mặt…hoàn toàn có thể gây thiệt hại lớn tới nền kinh tế của các nước Đông Nam Á [32, tr.318].

Một phần của tài liệu trung quốc tham gia hợp tác tiểu vùng sông mê công mở rộng 2002 2012 (Trang 99 - 100)