4.4.2.1 Lý do để thực hiện biện pháp
Nhƣ đã phân tích, chi phí nguyên vật liệu là khỏan mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm cá tra Phi-lê (85,3%). Vì vậy khi hạ 1% giá trị của khoản mục này cũng sẽ làm giảm một khoảng tƣơng đối lớn trong giá thành sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chịu tác động bởi hai nhân tố là lƣợng tiêu hao nguyên vật liệu và giá mua nguyên vật liệu.
Việc tăng giảm giá nguyên vật liệu là do ảnh hƣởng của biến động giá cả thị trƣờng, rất khó tác động. Tuy nhiên chúng ta có thể hạn chế đƣợc phần nào những ảnh hƣởng của nó bằng cách lập kế hoạch sản xuất sát thực tế và đƣa ra mức dự trữ tồn kho hợp lý. Đồng thời, tìm kiếm nguồn cung cấp từ
69
các nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lƣợng nguyên vật liệu với mức giá hợp lý, giảm các chi phí thu mua, vận chuyển nguyên vật liệu về Công ty.
4.4.2.2 Nội dung của biện pháp
a) Giảm định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trên 1 đơn vị sản phẩm
Nhƣ ta đã biết định mức tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm của Công ty biến động đơn đặt hàng của khách, chất lƣợng nguyên vật liệu cung ứng và phụ thuộc vào nhân công trực tiếp sản xuất.
- Yếu tố đơn đặt hàng của khách hàng là yếu tố khách quan nên ta bị hạn chế khi tác động.
- Chất lƣợng nguyên vật liệu, Công ty có thể chủ động tìm kiếm nguồn cung trên thị trƣờng, tạo mối quan hệ mật thiết với các hộ nuôi cá uy tín, chủ động xây dựng vùng nguyên liệu cho Công ty.
- Kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, tránh hao tốn nguyên vật liệu, khuyến khích tiết kiệm chi phí trong từng khâu sản xuất. Nâng cao trình độ tay nghề công nhân, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Lập kế hoạch và tổ chức nghiêm túc việc bảo dƣỡng, sửa chữa thƣờng xuyên, sửa chữa lớn để đảm bảo cho máy móc, thiết bị luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất đáp ứng yêu cầu quá trình sản xuất liên tục.
- Xây dựng và áp dụng quy chế khoán chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu, có chế tài thƣởng phạt về tiết kiệm (lãng phí) nguyên vật liệu trong sản xuất để động viên, khuyến khích cán bộ, công nhân trong việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.
b) Giảm giá mua nguyên vật liệu
Giá mua nguyên vật liệu đầu vào có ảnh hƣởng khá lớn đến chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản xuất cá tra phi lê.
Tuy nhiên giá mua nguyên vật liệu chủ yếu do thị trƣờng quyết định. Công ty chỉ có thể hạn chế đƣợc một phần ảnh hƣởng biến động của thị trƣờng đến giá mua nguyên vật liệu đầu vào. Công ty thực hiện mua nguyên vật liệu thông qua chào hàng cạnh tranh để tìm đƣợc nhà cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo đáp ứng đồng thời các tiêu chí: giá mua, chất lƣợng và tiến độ cung cấp nguyên vật liệu phù hợp yêu cầu của Công ty.
Hiện tại Công ty đang thực hiện tốt và có hiệu quả việc thu mua nguyên vật liệu, bên cạnh đó do hai năm gần đây giá cá tra trên thị trƣờng không còn “nóng” nhƣ những năm trƣớc đó, nên giá cá nguyên liệu cũng đang theo chiều hƣớng giảm.
70
4.4.2.3 Tính toán hiệu quả mong đợi
a. Đối với việc giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Chi phí để thực hiện biện pháp
- Chi phí đào tạo lại cán bộ quản lý (năm)
100 người x 400.000 đồng/người x 3 đợt/năm = 120.000.000 đồng
- Chi phí giám sát
20 người x 500.000 đồng/người x 12 tháng = 120.000.000 đồng
- Đánh giá lại hệ thống máy móc sản xuất
8 đợt x 10.000.000 đồng/đợt = 80.000.000 đồng
- Chi phí khen thƣởng khi hoàn thành chỉ tiêu khoán định mức
500.000.000 đồng/năm
- Chi phí tập huấn công nhân
4 đợt x 50.000.000 = 200.000.000 đồng
Lợi ích của biện pháp
Nhƣ ta biết định mức tiêu hao nguyên vật liệu 2,1kg/ sản phẩm, với giá mua kế hoạch 23.200 đồng/kg. Nhƣng thực tế tháng 6 mức tiêu hao nguyên vật liệu chính giảm xuống ở mức 1,86 kg/sản phẩm, Công ty phấn đấu giữ mức tiêu hao này, nếu vẫn theo giá mua kế hoạch thì chi phí nguyên vật liệu sẽ tiết kiệm 0,24 x 23.200 = 5.568 đồng/sản phẩm.
Khi đó, ứng với sản lƣợng sản xuất kế hoạch 495.238 sản phẩm/tháng, sẽ giảm đƣợc mức chi phí là:
5.568 x 495.238 x 12 = 33.089.822.208 đồng
Hiệu quả kinh tế của biện pháp
33.089.822.208 – 1.020.000.000 = 32.069.822.208 đồng/năm
b. Quản lý tốt giá mua nguyên vật liệu
Đây là yếu tố rất khó dự đoán và tác động tuy nhiên nếu quản lý tốt giá mua nguyên vật liệu ở mức 21.000 đồng/kg thì mức tiết kiệm đƣợc theo kế hoạch là 2.200 đồng/kg nguyên liệu.
71