NHỮNG BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu kế toán giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm sông hậu (Trang 76)

4.4.1 Những biện pháp pháp hạ giá thành đơn vị sản phẩm

Qua việc phân tích đã cho ta biết giá thành sản xuất chịu ảnh hƣởng của 2 nhân tố chính sản lƣợng sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm, vì vậy muốn hạ giá thành đơn vị sản phẩm không còn cách nào khác khác ngoài tác động vào 2 nhân tố trên. Từ thực tế, Công ty đã và đang thực hiện tốt các biện pháp làm giảm chi phí tạo ra sản phẩm tuy nhiên nếu chi phí sản xuất sản phẩm vẫn đáp ứng đƣợc các tiêu chí về mặt kỹ thuật mà chi phí hạ thì vẫn tốt hơn. Sau đây tôi xin đề xuất một số biện pháp hạ giá thành đơn vị sản phẩm tại Công ty nhƣ sau:

- Biện pháp 1: Hạ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng cách giảm định mức tiêu hao và giảm giá mua nguyên vật liệu

- Biện pháp 2: Giảm chi phí cố định trên 1 đơn vị sản phẩm

4.4.2 Biện pháp 1

4.4.2.1 Lý do để thực hiện biện pháp

Nhƣ đã phân tích, chi phí nguyên vật liệu là khỏan mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm cá tra Phi-lê (85,3%). Vì vậy khi hạ 1% giá trị của khoản mục này cũng sẽ làm giảm một khoảng tƣơng đối lớn trong giá thành sản phẩm.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chịu tác động bởi hai nhân tố là lƣợng tiêu hao nguyên vật liệu và giá mua nguyên vật liệu.

Việc tăng giảm giá nguyên vật liệu là do ảnh hƣởng của biến động giá cả thị trƣờng, rất khó tác động. Tuy nhiên chúng ta có thể hạn chế đƣợc phần nào những ảnh hƣởng của nó bằng cách lập kế hoạch sản xuất sát thực tế và đƣa ra mức dự trữ tồn kho hợp lý. Đồng thời, tìm kiếm nguồn cung cấp từ

69

các nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lƣợng nguyên vật liệu với mức giá hợp lý, giảm các chi phí thu mua, vận chuyển nguyên vật liệu về Công ty.

4.4.2.2 Nội dung của biện pháp

a) Giảm định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trên 1 đơn vị sản phẩm

Nhƣ ta đã biết định mức tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm của Công ty biến động đơn đặt hàng của khách, chất lƣợng nguyên vật liệu cung ứng và phụ thuộc vào nhân công trực tiếp sản xuất.

- Yếu tố đơn đặt hàng của khách hàng là yếu tố khách quan nên ta bị hạn chế khi tác động.

- Chất lƣợng nguyên vật liệu, Công ty có thể chủ động tìm kiếm nguồn cung trên thị trƣờng, tạo mối quan hệ mật thiết với các hộ nuôi cá uy tín, chủ động xây dựng vùng nguyên liệu cho Công ty.

- Kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, tránh hao tốn nguyên vật liệu, khuyến khích tiết kiệm chi phí trong từng khâu sản xuất. Nâng cao trình độ tay nghề công nhân, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Lập kế hoạch và tổ chức nghiêm túc việc bảo dƣỡng, sửa chữa thƣờng xuyên, sửa chữa lớn để đảm bảo cho máy móc, thiết bị luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất đáp ứng yêu cầu quá trình sản xuất liên tục.

- Xây dựng và áp dụng quy chế khoán chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu, có chế tài thƣởng phạt về tiết kiệm (lãng phí) nguyên vật liệu trong sản xuất để động viên, khuyến khích cán bộ, công nhân trong việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.

b) Giảm giá mua nguyên vật liệu

Giá mua nguyên vật liệu đầu vào có ảnh hƣởng khá lớn đến chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản xuất cá tra phi lê.

Tuy nhiên giá mua nguyên vật liệu chủ yếu do thị trƣờng quyết định. Công ty chỉ có thể hạn chế đƣợc một phần ảnh hƣởng biến động của thị trƣờng đến giá mua nguyên vật liệu đầu vào. Công ty thực hiện mua nguyên vật liệu thông qua chào hàng cạnh tranh để tìm đƣợc nhà cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo đáp ứng đồng thời các tiêu chí: giá mua, chất lƣợng và tiến độ cung cấp nguyên vật liệu phù hợp yêu cầu của Công ty.

Hiện tại Công ty đang thực hiện tốt và có hiệu quả việc thu mua nguyên vật liệu, bên cạnh đó do hai năm gần đây giá cá tra trên thị trƣờng không còn “nóng” nhƣ những năm trƣớc đó, nên giá cá nguyên liệu cũng đang theo chiều hƣớng giảm.

70

4.4.2.3 Tính toán hiệu quả mong đợi

a. Đối với việc giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu

Chi phí để thực hiện biện pháp

- Chi phí đào tạo lại cán bộ quản lý (năm)

100 người x 400.000 đồng/người x 3 đợt/năm = 120.000.000 đồng

- Chi phí giám sát

20 người x 500.000 đồng/người x 12 tháng = 120.000.000 đồng

- Đánh giá lại hệ thống máy móc sản xuất

8 đợt x 10.000.000 đồng/đợt = 80.000.000 đồng

- Chi phí khen thƣởng khi hoàn thành chỉ tiêu khoán định mức

500.000.000 đồng/năm

- Chi phí tập huấn công nhân

4 đợt x 50.000.000 = 200.000.000 đồng

Lợi ích của biện pháp

Nhƣ ta biết định mức tiêu hao nguyên vật liệu 2,1kg/ sản phẩm, với giá mua kế hoạch 23.200 đồng/kg. Nhƣng thực tế tháng 6 mức tiêu hao nguyên vật liệu chính giảm xuống ở mức 1,86 kg/sản phẩm, Công ty phấn đấu giữ mức tiêu hao này, nếu vẫn theo giá mua kế hoạch thì chi phí nguyên vật liệu sẽ tiết kiệm 0,24 x 23.200 = 5.568 đồng/sản phẩm.

Khi đó, ứng với sản lƣợng sản xuất kế hoạch 495.238 sản phẩm/tháng, sẽ giảm đƣợc mức chi phí là:

5.568 x 495.238 x 12 = 33.089.822.208 đồng

Hiệu quả kinh tế của biện pháp

33.089.822.208 – 1.020.000.000 = 32.069.822.208 đồng/năm

b. Quản lý tốt giá mua nguyên vật liệu

Đây là yếu tố rất khó dự đoán và tác động tuy nhiên nếu quản lý tốt giá mua nguyên vật liệu ở mức 21.000 đồng/kg thì mức tiết kiệm đƣợc theo kế hoạch là 2.200 đồng/kg nguyên liệu.

71

4.4.3 Biện pháp 2

4.4.3.1 Lý do để thực hiện biện pháp

Tăng sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sẽ làm giảm chi phí cố định trên 1 đơn vị sản phẩm, từ đó hạ giá thành.

4.4.3.2 Nội dung của biện pháp

a) Về sản xuất

Lập kế hoạch sản xuất sát thực, chi tiết đến từng quí, tháng, tuần bao gồm;

- Kế hoạch sản xuất;

- Kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu đầu vào;

- Kế hoạch bố trí, sử dụng lao động, đào tạo và đào tạo lại, tuyển dụng cán bộ công nhân viên;

- Kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị, kế hoạch sửa chữa lớn, bảo dƣỡng định kỳ máy móc, thiết bị;

- Kế hoạch huy động, sử dụng vốn lƣu động…

Hệ thống này phải đồng bộ với nhau theo mục tiêu chung là sản xuất đƣợc với sản lƣợng lớn hơn hoặc bằng 40 tấn/ngày.

Tổ chức thực hiện một cách kiên quyết các kế hoạch đã lập, thƣờng xuyên tìm tòi, áp dụng các giải pháp mới. Từng tuần, tháng, quý phải thống kê, đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch đã lập, tìm rõ nguyên nhân không hoàn thành, đề ra các giải pháp khắc phục và tổ chức thực hiện ngày để bù lại khối lƣợng đã thiếu hụt kỳ trƣớc.

Thực hiện phán chi phí tiền lƣơng gán liền với khoán các chi phí nguyên vật liệu, thời gian làm việc của máy móc thiết bị… để gắn quyền lợi ngƣời lao động với hiệu quả công việc của họ.

Tăng hiệu suất làm việc của máy móc, thiết bị cả về năng suất và thời gian làm việc. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch chạy máy, bão dƣỡng, sửa chữa định kỳ nhằm phát hiện và sử lý kịp thời các hƣ hỏng, ngăn chặn việc phản ứng dây chuyền gây hƣ hỏng các bộ phận máy móc, thiết bị khác do không phát hiện, xử lý kịp thời.

72

b) Về tiêu thụ sản phẩm

Củng cố vững chắc thị trƣờng tiêu thụ hiện có của Công ty để giữ vững thị phần thông qua việc cung cấp sản phẩm luôn đảm bảo chất lƣợng, giá cả cạnh tranh.

Thực hiện tốt công tác bán hàng từ việc có chính sách ƣu đãi, giữ chân khách hàng truyền thống, tìm kiếm them khách hàng mới; thực hiện cơ chế bán hàng, thanh toán linh hoạt đối với từng đối tƣợng khách hàng.

73

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN

THỰC PHẨM SÔNG HẬU

5.1 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

5.1.1 Nhận xét tổng quát công tác kế toán

5.1.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của công ty đƣợc tổ chức và hoạt động hiệu quả nhờ cách bố trí đội ngũ nhân viên hợp lý.

Nhân viên phòng kế toán đều có trình độ và nghiệp vụ vững vàng, mỗi phần hành kế toán đều đƣợc một kế toán viên đảm nhiệm đƣợc phân công, phân nhiệm theo trình độ chuyên môn của mỗi ngƣời. Đồng thời luôn có sự kiểm tra đối chiếu lẫn nhau nhằm phát hiện kịp thời những sai sót có thể xảy ra.

Bộ phận kế toán đã phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc hạch toán các nghiệp vụ, cung cấp số liệu kịp thời cho Ban giám đốc để có biện pháp xử lý nhanh chống những thiếu sót trong sản xuất và có đƣợc quyết định đúng đắn trong kinh doanh.

Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung, các công việc kế toán nhƣ phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp và chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo … đều đƣợc thực hiện tập trung tại phòng kế toán – thống kê của doanh nghiệp. Các tổ chức trực thuộc chỉ tổ chức khâu ghi chép ban đầu cần thiết phục vụ cho sự chỉ đạo của đơn vị trực thuộc. Hình thức này có ƣu điểm là đảm bảo sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán giúp doanh nghiệp kiểm tra, chỉ đạo sản xuất kịp thời, chuyên môn hoá cán bộ, tạo điều kiện cho việc ứng dụng các biện pháp tính toán hiện đại có hiệu quả. Tuy nhiên cũng tồn tại nhƣợc điểm là không cung cấp kịp thời các số liệu cần thiết cho các đơn vị trực thuộc cho nội bộ doanh nghiệp

5.1.1.2 Về hình thức kế toán

Căn cứ vào qui mô, đặc điểm, yêu cầu và trình độ quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty, cũng nhƣ việc đáp ứng yêu cầu cụ thể. Công ty cổ

74

phần chế biến thực phẩm Sông Hậu đã xây dựng hình thức kế toán cho Công ty là hình thức “Nhật ký chung”.

Hình thức này có ƣu điểm thuận tiện đối chiếu, kiểm tra chi tiết theo từng chứng từ gốc, tiện lợi cho việc sử dụng máy. Tuy nhiên, một số nghiệp vụ bị trùng lắp do vậy cuối tháng phải loại bỏ số liệu trùng mới ghi vào sổ cái.

5.1.1.3 Về chứng từ, sổ sách kế toán

Chứng từ kế toán là cơ sở đầu tiên và cực kì quan trọng trong quá trình ghi chép lƣu trữ. Hiểu đƣợc điều này, Công ty đã tổ chức tốt việc ghi chép, luân chuyển, lƣu giữ chứng từ rất khoa học từ khâu lập chứng từ cho đến khâu kiểm tra chứng từ.

Phòng kế toán của công ty sử dụng phần lớn chứng từ gốc để làm chứng từ và ghi sổ kế toán.

Chứng từ đƣợc lập theo đúng qui định, ghi chép đầy đủ, kịp thời đúng với sự thực nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Công ty đã chấp hành đúng nguyên tắc chứng từ do Bộ tài chính quy định.

Chứng từ kế toán khi đƣợc ghi sổ xong đều đƣợc bảo quản chu đáo và có hệ thống.

Toàn bộ hệ thống sổ sách kế toán đƣợc lập, theo dõi trên máy vi tính và lƣu dữ trữ liệu trên máy. Định kỳ theo đúng quy định kế toán các phần hành có liên quan chịu trách nhiệm in ấn và đóng thành tập đƣa vào kho lƣu trữ. Tuy nhiên việc tin học hóa cũng có mặt ƣu điểm và nhƣợc điểm. Ƣu điểm là tiện lợi và nhanh chóng, nhƣợc điểm là dễ chỉnh lý và xóa mất dữ liệu, nếu nhƣ không cẩn trọng trong các thao tác sẽ gây ảnh hƣởng đến tính hình chung của công ty.

Công ty đã lập đầy đủ báo cáo kế toán theo đúng quy định của chế độ kế toán tài chính hiện nay bao gồm: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối tài khoản, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

5.1.3.4 Về tài khoản kế toán

Nhìn chung Công ty đã áp dụng các tài khoản theo quy định thống nhất của Bộ Tài Chính và luôn cập nhật sự thay đổi của hệ thống.

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều đƣợc kế toán phản ánh đúng theo nguyên tắc hạch toán của các tài khoản. Để giúp cho công việc quản lí tài

75

chính đạt hiệu quả, ngoài những tài khoản cấp 1 Công ty còn mở thêm rất nhiều tài khoản cấp 2, 3.

5.1.2 Nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thành sản phẩm

5.1.2.1 Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sản lƣợng và chất lƣợng sản phẩm. Hiểu đƣợc điều này Công ty đã tổ chức tốt đội thu mua và kiểm tra chất lƣợng nguyên liệu trƣớc khi đƣa vào sản xuất.

Công ty có vị trí gần nguồn nguyên liệu, tiết kiệm đƣợc chi phí vận chuyển nguyên liệu, đây cũng là một lợi thế cạnh tranh của Công ty.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (chiếm 85% trong chi phí sản xuất), năng suất hoạt động sản xuất của Công ty chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, trong môi trƣờng lạm phát chi phí đầu vào tăng, lãi suất ngân hàng cao nhƣ hiện nay nếu thiếu nguyên liệu, hoạt động không hết công suất Công ty sẽ phải bù thêm nhiều chi phí. Do đó, việc tìm kiếm một nguồn nguyên liệu đầy đủ, ổn định lâu dài là rất cần thiết. Vì vậy, để không bị động trong việc thu mua nguyên liệu Công ty đã kí hợp đồng với một số hộ nông dân nuôi cá tra.

Nhìn chung, hiện nay giá nguyên vật liệu không ổn định và tăng, giảm bất thƣờng, gây khó khăn trong việc sản xuất sản phẩm.

Việc theo dõi và ghi chép của kế toán vật tƣ khi xuất – nhập nguyên liệu khá rõ ràng, chính xác và đầy đủ.

5.1.2.2 Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Công ty áp dụng hình thức trả lƣơng theo sản phẩm. Vào cuối tháng, bộ phận tính lƣơng sẽ căn cứ vào đơn giá tiền lƣơng và phiếu khoán sản phẩm sẽ tính lƣơng cho từng công nhân.

Việc trả lƣơng theo sản phẩm sẽ khuyến khích ngƣời lao động tăng năng suất lao động.Tuy nhiên, nó cũng có mặt tiêu cực nhƣ một số công nhân vì chạy theo số lƣợng mà làm ẩu gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm.

Do số ngày và năng suất sản xuất của mỗi tháng là không giống nhau nên chi phí nhân công giữa các tháng sẽ không cố định mà có thể chênh lệch lớn, tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu đƣa vào sản xuất. Ngoài ra, vào những ngày thu mua nguyên liệu Công ty sẽ có thêm tiền bồi dƣỡng cho các công nhân chuyển cá từ trạm thu mua vào kho.

76

Nhìn chung, Công ty đã sử dụng lao động và quỹ tiền lƣơng có hiệu quả.

5.1.2.3 Về kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung ở Công ty đƣợc tổ chức theo dõi riêng vào cuối mỗi kỳ mới phân bổ và kết chuyển vào chi phí sản xuất.

Vì sản phẩm của Công ty chỉ gồm một chủng loại la cá tra Phi-lê, nên nhìn chung chi phí sản xuất chung đƣợc phân bổ chính xác và hợp lí.

Công tác quản lí chi phí sản xuất chung đã và đang thực hiện tốt. Vì thế, Công ty cần tiếp tục duy trì để mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành ngày càng

Một phần của tài liệu kế toán giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm sông hậu (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)