Giảm giá thành ngành xây dựng

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 85 - 86)

Phân theo yếu tố đầu vào: Giá thành của một công trình xây dựng bao gồm 60%-70% chi phí nguyên vật liệu, 10%-20% chi phí nhân công, 10%-20% chi phí máy thi công, trong đó thép chiếm 60%-70%, xi măng chiếm 10%-15% trong cơ cấu vật liệu xây dựng. Để giảm giá thành xây dựng thì phải làm tốt công tác dự báo giá nguyên liệu trước khi lập dự toán chào thầu cho các gói thầu xây dựng, tổ chức các biện pháp thi công để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.

Chi phí thiết kế thường chiếm khoảng 5% đến 10% chi phí trong gói thầu xây dựng nhưng lại ảnh hưởng đến hơn 70% chất lượng và hiệu quả công trình. Bên cạnh đó, những thay đổi trong thiết kế là nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ và tăng chi phí cho công trình. Vì vậy, những nỗ lực trong thiết kế sẽ làm giảm thiểu rủi ro và gia tăng chất lượng của công trình.

Khâu thi công nền, móng có vai trò quyết định đảm bảo chất lượng công trình, đặc biệt các công trình cao tầng. Các phương pháp thi công hiện nay để giảm chi phí và thời gian thi công như:

Phương pháp top-based áp dụng cho các công trình có độ cao 25-30 tầng, tiết giảm 30%-60% giá thành và 50% thời gian thi công.

Công nghệ cố kết chân không có thể tiết kiệm 50% chi phí và thời gian thi công so với phương pháp truyền thống.

Công nghệ cọc cát dầm có thể nâng năng suất lên 71% so với các công nghệ thông thường.

Công nghệ thi công top-down có thể rút ngắn thời gian thi công đến 30% và tiết kiệm 30% chi phí.

Một số phương pháp mới được ứng dụng cho thi công sàn trên thế giới như hệ thống sàn Waffel (Waffel Unit Floring System) hay sàn bóng (Bubble deck Slab). Các phương pháp này có thể giảm 30% khối lượng công trình, giảm 30%-50% lượng xi

măng cần dùng cho mỗi sàn và tăng độ chịu lực gấp đôi. Bên cạnh đó cũng giảm thời gian xây dựng cho mỗi sàn từ 5 -7 ngày.

Phương pháp dự ứng lực tạo ra sự linh hoạt trong thiết kế và bố trí mặt bằng. Ngoài ra phương pháp này còn có thể làm giảm giá thành 10%-15% và 25%-50% thời gian thi công so với giải pháp sàn truyền thống do giảm được trọng lượng phần thân dẫn đến tiết kiệm chi phí nền móng.

Từ năm 2011, chính phủ đã ra quy định bắt buộc các tòa nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) phải sử dụng 30% vật liệu không nung để thi công tường. Có hai loại vật liệu không nung là gạch không nung và bê tông nhẹ.

Gạch không nung (Gạch bê tông khí chưng áp-AAC): Với trọng lượng bằng ½ hoặc thậm chí 1/3 so với gạch nung thông thường, làm giảm 50% khối lượng công trình, do đó giảm chi phí xử lý nền móng và kết cấu, giảm 30% thời gian thi công. Do vậy, sử dụng gạch không nung góp phần làm giảm mức đầu tư xây dựng công trình từ 7% đến 10%

Công nghệ bê tông nhẹ (bê tông bọt): Giảm được 70% vữa xây, tăng 150 % năng suất lao động của thợ xây, chi phí vận chuyển bằng 70 % chi phí vận chuyển bê tông thông thường, giảm 30% trọng tải truyền xuống móng, giúp giảm chi phí gia cố nền, móng, do đó sẽ giảm 5%-7% đối với nhà từ 3-5 tầng, giảm hơn 7% với nhà từ tầng 6 trở lên.

Đối với xây dựng công nghiệp và cơ sở hạ tầng

Nhà thép tiền chế là loại nhà thép được làm theo yêu cầu bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật chỉ định sẵn.

Cấu kiện bê tông đúc sẵn sẽ được sản xuất trước theo thiết kế kỹ thuật tại nhà máy sau đó vận chuyển và lắp đặt tại công trường thi công. Giảm 25-35% thời gian và giá thành xây dựng.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)