nhuận giữ lại đến giá cổ phiếu tại Nepal
Shyam Pradhan, R, (2003) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của việc chi trả cổ tức và lợi nhuận giữ lại đến giá chứng khoán tại Nepal. Trong 110 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Nepal tác giả đã lựa chọn ra 29 công ty phù hợp với mục đích nghiên cứu trong thời gian 9 năm từ năm 1991 đến năm 1999 với tổng số quan sát là 177 quan sát.
Ông đã sử dụng các mô hình sau để nghiên cứu:
MPSit = a+b DPSit + c REit +eit (2.3.2-1) MPSit = a+b DPSit + c REit + (PE)it-1 +eit (2.3.2-2) MPSit = a+b DPSit + c REit + (MPS)it-1 +eit (2.3.2-3) Trong đó
Chỉ số “i” biểu thị công ty cổ phần thứ i trong mẫu gồm “n” công ty cổ phần được chọn để nghiên cứu.
Chỉ số “t” : Là dữ liệu thời gian nghiên cứu (năm) MPSit : Giá thị trường trên mỗi cổ phiếu DPSit : Cổ tức trên mỗi cổ phiếu
REit : Lợi nhuận giữ lại trên mỗi cổ phiếu (PE)it-1 : Tỷ số giá trên thu nhập mỗi cổ phần
(MPS)it-1 : Giá thị trường trên mỗi cổ phiếu của năm trước
Sử dụng dữ liệu chéo của 29 công ty trong thời gian nghiên cứu từ năm 1991 đến năm 1999 với tổng số 177 quan sát. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chia cổ tức có tác động tích cực đến giá cổ phiếu, khi chia cổ tức tăng thì giá cổ phiếu cũng tăng. Tuy nhiên, các công ty tăng trưởng thì lợi nhuận giữ lại càng nhiều càng làm gia tăng giá cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc thanh toán cổ tức quan trọng hơn so với lợi nhuận giữ lại. Cổ tức ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong khi đó lợi nhuận không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Nếu các công ty giữ lại lợi nhuận nhiều thì giá cổ phiếu có thể giảm.
Trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến việc chia cổ tức, tuy nhiên tác giả cũng khuyến nghị việc xem xét lãi vốn, chi phí phát hành chứng khoán, cổ tức cho cổ đông ưu đãi có tác động như thế nào đến giá trị tài sản cổ đông.