Mô hình 1
R2 hiệu chỉnh (Adj R-squared) là 0,2436 Như vậy 24,36% thay đổi của giá cổ phiếu của các công ty được giải thích bởi các biến cổ tức trên mỗi cổ phiếu và lợi nhuận giữ lại trên mỗi cổ phiếu.
Giá trị P_value của F-test = 0,0136< 0,05 có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với độ tin cậy 95%.
Mô hình 2
R2 hiệu chỉnh (Adj R-squared) là 0,2432. Như vậy 24,32% thay đổi của giá cổ phiếu của các công ty được giải thích bởi các biến cổ tức trên mỗi cổ phiếu và lợi nhuận giữ lại trên mỗi cổ phiếu, tỷ số giá trên thu nhập mỗi cổ phần.
Giá trị P_value của F-test = 0,0355< 0,05, có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với độ tin cậy 95%.
Mô hình 3
R2 hiệu chỉnh (Adj R-squared) là 0,276. Như vậy 27,6% thay đổi của giá cổ phiếu của các công ty được giải thích bởi các biến cổ tức trên mỗi cổ phiếu và lợi nhuận giữ lại trên mỗi cổ phiếu, giá thị trường trên mỗi cổ phiếu của năm trước.
Giá trị P_value của F-test = 0,0263< 0,05, có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với độ tin cậy 95%.
4.2.2.3 Kiểm định đa cộng tuyến
Kết quả phân tích, tính toán trong bảng 4.5 cho thấy các hệ số tương quan trong từng mô hình nghiên cứu của tất cả các biến đều nhỏ hơn 0,5 do vậy ta kết luận tất cả ba mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình.
Để khẳng định lại kết quả phân tích hiện tượng đa cộng tuyến trong bảng 4.5 tác giả tiếp tục thực hiện kiểm định VIF để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến cho từng mô hình.
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình 1
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình 2
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình 3
Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong các bảng 4.8, 4.9, 4.10 đều cho kết quả hệ số VIF <5, vì vậy có thể kết luận rằng tất cả 3 mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.