phiếu của các công ty cổ phần tại Pakistan.
Theo Sajid Gul, Muhammad sajid, Nasin Razzaq, Muhammad Farrukh Iqbal (2012) đã nghiên cứu sự tác động của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu của 75 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán KSE trong thời gian 6 năm từ 2005 đến 2010 bằng phương pháp hồi quy đa biến và hồi quy từng phần. Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng nghiên cứu của R. Azhagaiah and Sabari Priya. N (2008) hồi quy đa biến để tìm ra mô hình tốt nhất dự đoán mối liên hệ giữa giá cổ phiếu và chính sách cổ tức.
Các ông đã sử dụng các mô hình sau để nghiên cứu:
MPSit = a+b DPSit +eit (2.3.3-1)
MPSit = a+b DPSit + c REit +eit (2.3.3-2) MPSit = a+b DPSit + c REit + (PE)it-1 +eit (2.3.3-3) MPSit = a+b DPSit + c REit + (MPS)it-1 +eit (2.3.3-4) Trong đó
Chỉ số “i” biểu thị công ty cổ phần thứ i trong mẫu gồm “n” công ty cổ phần được chọn để nghiên cứu.
Chỉ số “t” : Là dữ liệu thời gian nghiên cứu (năm) MPSit : Giá thị trường trên mỗi cổ phiếu DPSit : Cổ tức trên mỗi cổ phiếu
REit : Lợi nhuận giữ lại trên mỗi cổ phiếu (PE)it-1 : Tỷ số giá trên thu nhập mỗi cổ phần
(MPS)it-1 : Giá thị trường trên mỗi cổ phiếu của năm trước
Nghiên cứu đã sử dụng giá cổ phiếu là biến phụ thuộc có nghĩa là giá thị trường trên mỗi cổ phiếu, cổ tức trên mỗi cổ phiếu, lợi nhuận giữ lại, giá thị trường trên mỗi cổ phiếu của năm trước là biến giải thích. Dữ liệu lấy từ báo cáo hàng năm của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán KSE và của ngân hàng Pakistan. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự khác biệt về giá trị thị trường trung bình so với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu giữa các công ty chi trả cổ tức và các công ty không trả cổ tức. Lợi nhuận giữ lại có ảnh hưởng không đáng kể đến giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu. Chính sách cổ tức có ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu tại các công ty có chi trả cổ tức. Chỉ số giá thị trường năm trước dường như không có bất kỳ ảnh hưởng đáng kế đến giá cổ phiếutrong khi giá thị trường năm trước có tác động đáng kể đến giá thị trường của mỗi cổ phần.
Kết quả nghiên cứu tác động của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Pakistan cho thấy: Cổ tức trên mỗi cổ phiếu, giá thị trường trên mỗi cổ phiếu của năm trước có quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê với giá cổ phiếu, như vậy khi tỷ lệ chi trả cổ tức tăng, giá cổ phiếu năm trước càng cao thì giá cổ
phiếu càng gia tăng. Lợi nhuận giữ lại, tỷ số giá trên thu nhập mỗi cổ phần có quan hệ nghịch chiều không có ý nghĩa thống kê với giá cổ phiếu.
Nghiên cứu vẫn chỉ phân tích tác động của chính sách chia cổ tức và lợi nhuận giữ lại đến giá cổ phiếu. Các yếu tố khác như: Chính sách thuế, quan điểm nhà quản lý, chính sách đầu tư và chính sách tài trợ có tác động như thế nào đến quyết định chia cổ tức của công ty cũng như gián tiếp tác động đến giá cổ phiếu trong tương lai?
2.3.4 Công trình nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chính sách cổ tức đến
giá cổ phiếungành đường tại Pakistan
Theo Mohammad Salman Sarwar (2013) nghiên cứu tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu của 33 công ty ngành đường tại Pakistan từ năm 2006 đến năm 2011.
Để đo lường tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu các công ty ngành đường, tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy đa biến, các biến DPS(cổ tức trên mỗi cổ phiếu), EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu), LMPR (giá thị trường trên mỗi cổ phiếu của năm trước), PER (tỷ số giá trên thu nhập mỗi cổ phần), RER(lợi nhuận giữ lại trên mỗi cổ phiếu) là biến độc lập. Biến MPS (giá thị trường mỗi cổ phiếu) là biến phụ thuộc.
Ông đã sử dụng các mô hình sau để nghiên cứu:
MPS = b0+b1 DPS + b2 EPS+b3 LMPR+b4 LPER+b5 PER+b6RER +e (2.3.4) Trong đó
MPS : Giá thị trường trên mỗi cổ phiếu DPS : Cổ tức trên mỗi cổ phiếu
EPS : Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
LMPR : Giá thị trường trên mỗi cổ phiếu của năm trước LPER : Tỷ số giá trên thu nhập mỗi cổ phần năm trước PER : Tỷ số giá trên thu nhập mỗi cổ phần
RER : Lợi nhuận giữ lại trên mỗi cổ phiếu
Bằng mô hình hồi quy Pooled OLS và mô tả thống kê, tác giả đã chỉ ra rằng cổ tức trên mỗi cổ phiếu, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, giá thị trường trên mỗi cổ phiếu của
năm trước mang dấu dương có ý nghĩa thống kê có tác động tích cực đến giá cổ phiếu trong khi tỷ số giá trên thu nhập mỗi cổ phần, lợi nhuận giữ lại trên mỗi cổ phiếu mang dấu dương không có ý nghĩa thống kê, có tác động không đáng kể đến giá cổ phiếu, tỷ số giá trên thu nhập mỗi cổ phần năm trước mang dấu âm có ý nghĩa thống kê có tác động nghịch chiều lên giá cổ phiếu.
Lợi nhuận sau thuế chia làm hai phần: lợi nhuận giữ lại và cổ tức. Lợi nhuận giữ lại có có thể đem đi tái đầu tư xem như nguồn vốn dài hạn. Cổ tức sẽ được chia cho cổ đông để tối đa hóa giá trị tài sản của họ khi họ đầu tư và mong đợi khoản thu nhập tốt hơn. Nghiên cứu chỉ phân tích dừng lại ảnh hưởng của việc chi cổ tức đến giá cổ phiếu của các công ty ngành đường tại Pakistan.
2.3.5 Công trình nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chính sách cổ tức đến
giá cổ phiếu ngành bán lẻ tại Anh
Joseph Chenchechene and Kingsford Mensah (2015) nghiên cứu tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu của 25 công ty ngành bán lẻ tại Anh từ năm 2004 đến năm 2008.
Để đo lường tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu các công ty ngành bán lẻ, tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng để hồi quy theo Pooled OLS, REM, FEM, ước lượng vững bằng phần mềm SPSS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách cổ tức có tác động đến giá cổ phiếu các công ty ngành bán lẻ tại Anh. Các cổ đông có thể đánh giá quyết định tài chính của ban lãnh đạo và tin chắc chính sách cổ tức sẽ giúp các cổ đông nhận được cổ tức cao và gia tăng giá trị tài sản trong tương lai. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh các quyết định tài trợ và quyết định đầu tư phải được xem xét một cách thận trọng khi thực hiện chính sách cổ tức. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quy mô công ty không phải lúc nào cũng làm gia tăng giá cổ phiếu. Cuối cùng, tác giả khuyến nghị ban lãnh đạo và quản trị tài chính về các yếu tố: Thu nhập trên mỗi cổ phần, dòng tiền, quy mô công ty và đầu tư cao sau khi chia cổ tức là phương thức tốt nhất làm gia tăng giá cổ phiếu.
Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu đã chỉ ra rằng các biến cổ tức trên mỗi cổ phiếu năm trước, đòn bẩy tài chính, thu nhập trên mỗi cổ phần, tỷ suất sinh lời trên tài
sản, giá cổ phiếu, đầu tư mang dấu dương, có ý nghĩa thống kê ở các mức 1 % và 5% đã giải thích được 79% sự thay đổi của giá cổ phiếu.