Xuất chính sách

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84)

Kết quả hồi quy cho thấy chính sách cổ tức có tác động đến giá cổ phiếu, tài sản của cổ đông. Chính sách cổ tức là một trong ba quyết định tài chính quan trọng nhằm gia tăng giá trị công ty hay tài sản của cổ đông. Kết hợp kinh nghiệm thực tế như hoàn cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp và tình hình thị trường kết hợp với một số lý thuyết kinh tế, công ty nên cân nhắc, thực hiện một số chính sách sau:

5.2.1 Xuất phát từ mối quan hệ cùng chiều giữa EPSit và MPSit

Kết quả mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê giữa EPSit và MPSit cho thấy rằng thu nhập của mỗi cổ phiếu càng tăng thì giá cổ phiếu càng tăng, hay nói cách khác để gia tăng giá cổ phiếu thì phải gia tăng thu nhập trên mỗi cổ phần. Các khuyến nghị dưới đây nhằm gia tăng EPSit:

5.2.1.1 Ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin cho xây dựng

Hiện nay hệ thống BIM (Building information Modeling) để kiểm soát các khâu trong quá trình xây dựng, tối ưu hóa thời gian xây dựng và tiết kiệm chi phí. Hệ thống

learn –Bim – Prefarication & modularization (Tiết giảm –Bim – Tiền chế) đang được ứng dụng tại các nước phát triển.

5.2.1.2 Giảm giá thành ngành xây dựng

Phân theo yếu tố đầu vào: Giá thành của một công trình xây dựng bao gồm 60%-70% chi phí nguyên vật liệu, 10%-20% chi phí nhân công, 10%-20% chi phí máy thi công, trong đó thép chiếm 60%-70%, xi măng chiếm 10%-15% trong cơ cấu vật liệu xây dựng. Để giảm giá thành xây dựng thì phải làm tốt công tác dự báo giá nguyên liệu trước khi lập dự toán chào thầu cho các gói thầu xây dựng, tổ chức các biện pháp thi công để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.

Chi phí thiết kế thường chiếm khoảng 5% đến 10% chi phí trong gói thầu xây dựng nhưng lại ảnh hưởng đến hơn 70% chất lượng và hiệu quả công trình. Bên cạnh đó, những thay đổi trong thiết kế là nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ và tăng chi phí cho công trình. Vì vậy, những nỗ lực trong thiết kế sẽ làm giảm thiểu rủi ro và gia tăng chất lượng của công trình.

Khâu thi công nền, móng có vai trò quyết định đảm bảo chất lượng công trình, đặc biệt các công trình cao tầng. Các phương pháp thi công hiện nay để giảm chi phí và thời gian thi công như:

Phương pháp top-based áp dụng cho các công trình có độ cao 25-30 tầng, tiết giảm 30%-60% giá thành và 50% thời gian thi công.

Công nghệ cố kết chân không có thể tiết kiệm 50% chi phí và thời gian thi công so với phương pháp truyền thống.

Công nghệ cọc cát dầm có thể nâng năng suất lên 71% so với các công nghệ thông thường.

Công nghệ thi công top-down có thể rút ngắn thời gian thi công đến 30% và tiết kiệm 30% chi phí.

Một số phương pháp mới được ứng dụng cho thi công sàn trên thế giới như hệ thống sàn Waffel (Waffel Unit Floring System) hay sàn bóng (Bubble deck Slab). Các phương pháp này có thể giảm 30% khối lượng công trình, giảm 30%-50% lượng xi

măng cần dùng cho mỗi sàn và tăng độ chịu lực gấp đôi. Bên cạnh đó cũng giảm thời gian xây dựng cho mỗi sàn từ 5 -7 ngày.

Phương pháp dự ứng lực tạo ra sự linh hoạt trong thiết kế và bố trí mặt bằng. Ngoài ra phương pháp này còn có thể làm giảm giá thành 10%-15% và 25%-50% thời gian thi công so với giải pháp sàn truyền thống do giảm được trọng lượng phần thân dẫn đến tiết kiệm chi phí nền móng.

Từ năm 2011, chính phủ đã ra quy định bắt buộc các tòa nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) phải sử dụng 30% vật liệu không nung để thi công tường. Có hai loại vật liệu không nung là gạch không nung và bê tông nhẹ.

Gạch không nung (Gạch bê tông khí chưng áp-AAC): Với trọng lượng bằng ½ hoặc thậm chí 1/3 so với gạch nung thông thường, làm giảm 50% khối lượng công trình, do đó giảm chi phí xử lý nền móng và kết cấu, giảm 30% thời gian thi công. Do vậy, sử dụng gạch không nung góp phần làm giảm mức đầu tư xây dựng công trình từ 7% đến 10%

Công nghệ bê tông nhẹ (bê tông bọt): Giảm được 70% vữa xây, tăng 150 % năng suất lao động của thợ xây, chi phí vận chuyển bằng 70 % chi phí vận chuyển bê tông thông thường, giảm 30% trọng tải truyền xuống móng, giúp giảm chi phí gia cố nền, móng, do đó sẽ giảm 5%-7% đối với nhà từ 3-5 tầng, giảm hơn 7% với nhà từ tầng 6 trở lên.

Đối với xây dựng công nghiệp và cơ sở hạ tầng

Nhà thép tiền chế là loại nhà thép được làm theo yêu cầu bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật chỉ định sẵn.

Cấu kiện bê tông đúc sẵn sẽ được sản xuất trước theo thiết kế kỹ thuật tại nhà máy sau đó vận chuyển và lắp đặt tại công trường thi công. Giảm 25-35% thời gian và giá thành xây dựng.

5.2.1.3 Kiểm soát khâu chào thầu

Công ty cần xây dựng quy trình kiểm tra hồ sơ thầu, để đánh giá năng lực tài chính của chủ đầu tư như khả năng thanh toán, khả năng thanh toán ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, yêu cầu chủ đầu tư cung cấp chứng thư bảo lãnh thanh toán, từ các điều

kiện chào thầu làm căn cứ soạn thảo hợp đồng, đảm bảo tính chặt chẽ trong hợp đồng xây dựng.

5.2.1.4 Xây dựng chính sách bán hàng

Công ty cần có chính sách chiết khấu, giảm giá thầu khi chủ đầu tư thanh toán sớm, chính sách tính lãi đối với các hợp đồng trả chậm và ràng buộc thời gian trả chậm, trong trường hợp cho khách hàng trả chậm có tính lãi phải thực hiện kiểm soát chặt chẽ thông qua chứng thư bảo lãnh thanh toán để hạn chế rủi ro thu hồi công nợ

5.2.1.5 Xây dựng chính sách công nợ phải thu

Công ty cần thực hiện kiểm soát, đối chiếu công nợ hàng tháng, nhân viên của bộ phận chuyên trách thu hồi công nợ phải được đào tạo kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết phục, khả năng xử lý các tình huống khó, có kỹ năng kiểm tra hồ sơ thanh toán khối lượng trong xây dựng, xử lý nhanh các yêu cầu của chủ đầu tư để thu hồi công nợ. Việc thu hồi công nợ đúng kế hoạch sẽ giúp các công ty hạn chế sử dụng nguồn tài trợ cho xây dựng, từ đó giảm chi phí lãi vay nhất là trong hoàn cảnh lãi suất cho vay cao.

5.2.1.6 Xây dựng chính sách công nợ phải trả

Thực hiện báo cáo công nợ theo thời hạn, hàng tháng thực hiện kiểm tra đối chiếu công nợ trong hạn, công nợ quá hạn (công nợ quá hạn 30 ngày, 60 ngày, trên chín mươi ngày) để lên kế hoạch thanh toán.

Thực hiện ký kết hợp đồng nguyên tắc về giá, thời gian nợ, mặt hàng cung ứng với một số đối tác chiến lược, biện pháp mua hàng tập trung sẽ giúp các công ty có được nhiều ưu đãi như ưu đãi về giá, thời hạn thanh toán. Đối với các mặt hàng vật liệu xây dựng, phương thức mua hàng không qua kho mà chuyển thẳng đến công trình, do đó khi làm tốt công tác dự báo thì công ty có thể ký các hợp đồng quyền chọn để hạn chế rủi ro giá trong tương lai khi các nhà thầu ký hợp đồng giá cố định với các chủ đầu tư.

Khi các chính sách thu hồi công nợ, chính sách chi trả nhà cung cấp, biện pháp thi công, ứng dụng công nghệ thông tin vào thi công được thực thi tốt sẽ góp phần làm cho giá thành xây dựng thấp và chất lượng xây dựng đạt hiệu quả cao, thời gian thi

công ngắn (do các biện pháp kỹ thuật mới, ứng dụng công nghệ thông tin, không có gián đoạn thi công) đến lượt nó lại tạo ra năng lực cạnh tranh cho công ty, góp phần tăng doanh thu, cải thiện lợi nhuận biên và cuối cùng làm tăng thu nhập cho mỗi cổ phần, từ đó giá trị của công ty được tạo ra và giá cổ phiếu cũng tăng lên.

5.2.2 Xuất phát từ mối quan hệ nghịch chiều giữa DPS và MPS

Mối quan hệ nghịch chiều giữa DPSit và MPSit cho thấy hiện tượng giá cổ phiếu bị pha loãng khi thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu. Trong giai đoạn 2011-2014, khi thị trường chứng khoán Việt Nam không còn sự hấp dẫn với nhà đầu tư, hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro thị trường đi xuống, sự pha loãng cổ phiếu làm cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu giảm, dẫn đến giá trị thị trường của cổ phiếu giảm. Trường hợp chia cổ tức bằng cổ phiếu của công ty AMS đã làm cho giá cổ phiếu liên tục giảm từ 63.500 đồng trong năm 2010 xuống còn 6.650 đồng vào năm 2013 và tăng lại 8.350 đồng vào năm 2014 là một điển hình. Như vậy, các công ty chỉ nên thực hiện phát hành chia cổ tức bằng cổ phiếu hay chia thưởng bằng cổ phiếu khi thị trường chứng khoán đang đi lên, hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng, nhà đầu tư quan tâm.

Giai đoạn 2011-2014 là giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế, trong bối cảnh lãi suất cho vay cao, chi phí lãi vay của các công ty ngành xây dựng phải chi trả cao dẫn đến tỷ lệ ROE tăng trưởng âm vào những năm 2012-2013(Xem bảng 5.1).

Bảng 5.1 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu ngành xây dựng giai đoạn 2011-2014

Năm 2011 2012 2013 2014

ROE 10% -2% -4% 9%

Tổng Nợ/VCSH 344% 337% 351% 303%

Nguồn : Cổ phiếu 68 và tác giả tự tổng hợp

Thực hiện tốt công tác phân tích, dự báo, đánh giá tác động bên trong và bên ngoài công ty, các rủi ro tiềm tàng cũng như phát huy nội lực của mỗi công ty để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn nhằm nâng cao giá trị công ty hay gia tăng giá cổ phiếu.

Chính sách chia cổ tức an toàn, đảm bảo sự ổn định, nhất quán trong chính sách cổ tức ngay khi lợi nhuận giảm. Ngành xây dựng là ngành có tính đặc thù cao, tăng

trưởng hay suy thoái theo chu kỳ phát triển kinh tế của đất nước, sử dụng đòn bẩy tài chính cao, rủi ro kinh doanh cao do chu kỳ thu hồi vốn dài. Như vậy, chính sách cổ tức sẽ cần cân nhắc đến các cơ hội đầu tư trong tương lai sẽ giúp các công ty có sự chủ động về tài chính, giảm các chi phí khi sử dụng phương án tài trợ từ bên ngoài khi có các rủi ro về lãi suất của thị trường. Tuy nhiên, khi công ty cắt giảm cổ tức đột ngột thường gây tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu của công ty. Vì vậy, các công ty cổ phần ngành xây dựng nên theo đuổi chính sách cổ tức ổn định, an toàn, nhất quán để tránh phải cắt giảm cổ tức khi có cơ hội đầu tư hay rủi ro từ hoạt động kinh doanh mang lại.

5.2.3 Xuất phát từ mối quan hệ nghịch chiều giữa RE và MPS

Mục đích cuối cùng của các nhà đầu tư là lợi nhuận, tuy nhiên các nhà đầu tư cũng phải cân nhắc và đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro thì ngân hàng là kênh đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư khi lợi nhuận thu về cao và an toàn mặc dù nhà nước đã liên tục điều chỉnh chính sách lãi suất huy động và cho vay theo xu hướng giảm. Trong điều kiện đó, các công ty cổ phần ngành xây dựng lại gặp khó khăn đầu ra cũng như áp lực tài chính cho các khoản vay cũng như thu hồi công nợ. Chính những thực trạng trên dẫn đến nhà đầu tư không mặn mà với những kỳ vọng tương lai của các công ty.

Mối quan hệ cùng chiều giữa REit và MPSit cho thấy các cơ hội đầu tư trong giai đoạn 2011-2014 có xu hướng tăng. Khi phân tích tác động cố định một chiều cho thấy tác động của yếu tố thời gian lên mô hình có xu hướng tăng. Các công ty nên giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư kết hợp với phân tích dự báo ngành nhận thấy giai đoạn 2009-2013 là giai đoạn đỉnh cao của lãi suất huy động và cho vay, khuynh hưởng giảm lãi suất là tất yếu để vực dậy thị trường bất động sản, thị trường vốn và giải cứu các công ty trong tình trạng khánh kiệt tài chính. Lợi nhuận giữ lại trong giai đoạn 2011- 2014 để các công ty thực hiện đầu tư sẽ kỳ vọng sự tăng giá khi thị trường ổn định và tăng trưởng sau năm 2014, làm gia tăng giá cổ phiếu trong tương lai.

5.2.4 Xuất phát từ mối quan hệ cùng chiều giữa MPSit-1 và MPS

Mối quan hệ cùng chiều này cho thấy các nhà đầu tư có kỳ vọng tăng giá ở tương lai khi giá cổ phiếu năm trước cao. Những thông tin tốt từ thị trường, uy tín của ban lãnh đạo công ty, thu nhập trên mỗi cổ phần của năm trước, chính sách chia cổ tức

và lợi nhuận giữ lại năm trước hợp lý sẽ thúc đẩy giá thị trường năm trước cao, đó cũng là kỳ vọng về sự phát triển cũng như chính sách điều hành và quản lý tốt trong tương lai để tăng giá cổ phiếu.

5.2.5 Xuất phát từ mối quan hệ cùng chiều giữa LEVit và MPS

Sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hợp lý giúp các công ty nhanh chóng gia tăng giá trị tài sản. Khi phân tích, dự báo thống kê và phân tích kết quả hồi quy cho thấy LEVit có tác động cùng chiều với giá cổ phiếu, có nghĩa là khi gia tăng phương án tài trợ nợ sẽ làm gia tăng giá trị tài sản của công ty. Khi lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm, thị trường chứng khoán ảm đạm, phát hành chứng khoán khó thu được thặng dư vốn cổ phần, tốn kém chi phí phát hành. Như vậy thì tài trợ nợ là một phương án cần được ban giám đốc cân nhắc và xem xét để gia tăng giá cổ phiếu thông qua đó làm gia tăng giá cổ phiếu.

5.3 ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 5.3.1 Đóng góp 5.3.1 Đóng góp

Đề tài đã xây dựng mô hình lượng hóa để đánh giá mức độ tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu công ty cổ phần ngành xây dựng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính sách cổ tức có tác động đến giá cổ phiếu công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán HOSE và HNX.

Đề tài cũng đã khái quát tình hình chi trả cổ tức giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014, khái quát đặc thù của ngành, những triển vọng tiềm năng và cả rủi ro của ngành từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách cổ tức đối với các công ty cổ phần ngành xây dựng.

5.3.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Trong quá trình nghiên cứu tuy tác giả đã cố gắng hết sức để hoàn thành luận văn một cách tốt nhất, tuy nhiên trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã gặp phải những vấn đề mang tính khách quan và chủ quan dẫn đến các hạn chế khó tránh khỏi.

Do hạn chế về nguồn lực, thời gian nghiên cứu và dữ liệu thu thập được, nghiên cứu chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác có tác động như thế nào đến giá cổ phiếu và có chi phối đến mức độ tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu.

Nghiên cứu thực hiện sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới, thời gian nghiên cứu chưa đủ lớn nên kết quả đưa ra có thể có phần sai lệch.

Xuất phát từ những hạn chế của đề tài tác giả đưa ra những khuyến nghị cho các hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

Đề tài nên mở rộng mẫu dữ liệu nghiên cứu cả về số lượng và thời gian để đưa ra kết quả chính xác và toàn diện hơn.

Nghiên cứu tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu cho các ngành khác.

Trong hướng nghiên cứu tiếp theo nên đưa vào mô hình các biến nghiên cứu khác như tăng trưởng doanh thu, cải thiện lợi nhuận biên, đầu tư vốn (cả vốn lưu động

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)