Truyện ngắn Đỗ Chu trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam những năm

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn đỗ chu (Trang 43)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.3.Truyện ngắn Đỗ Chu trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam những năm

Từ những năm 1960 - 1980, tương ứng với sự chuyển mình của đất nước sau thắng lợi của chiến dịch mùa xuân năm 1975, văn học Việt Nam nói chung, truyện ngắn nói riêng chia thành 2 giai đoạn vận động và phát triển, tạm gọi là giai đoạn chống Mỹ và giai đoạn nước nhà vừa độc lập.

Ở thời chống Mỹ, truyện ngắn Việt Nam chịu tác động bởi quy luật thời chiến. Về tư tưởng, giới cầm bút đều phải quán triệt đường lối lãnh đạo Đảng đã đề ra “Đối với anh chị em văn nghệ sĩ của ta, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản phải là mục đích và lí tưởng đẹp đẽ nhất, tổ quốc, nhân dân và cách mạng là đối tượng phục vụ cao quý nhất. Văn hóa và tư tưởng là chiến trường, tác phẩm văn học nghệ thuật là vũ khí sắc bén”[58]. Hơn bao giờ hết, đội ngũ nhà văn ý thức được trách nhiệm, sứ mệnh của mình “Một người cầm bút nghiêm túc bao giờ cũng muốn xác định cho mình một tư cách, một bản lĩnh nghề nghiệp. Trong giai đoạn có chiến tranh, bản lĩnh nhà văn thể hiện ở tinh thần công dân, ở vai trò “chiến sĩ”, ở việc lựa chọn sự hi sinh nghệ thuật cho những yêu cầu sống còn của cộng đồng” [4, tr.31]. Kiểu nhà văn - chiến sĩ xuất hiện nhiều. Họ yêu nước, có tài, có những trải nghiệm quý báu từ cuộc kháng chiến, tạo nên sức sống cho những trang viết. Có thể nói, công cuộc trường chinh của dân tộc đã được họ theo sát và phản ánh kịp thời để cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàn dân. Khi giặc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, nhân dân 2 miền Nam - Bắc đồng lòng chung sức diệt Mỹ với một quyết tâm cao độ. Chế Lan Viên gọi những năm tháng ấy là “Những năm toàn đất nước có một tâm hồn, có chung khuôn mặt”[45, tr.78]. Do đó, đề tài chủ yếu mà truyện ngắn hướng tới là những vấn đề gắn với cuộc chiến vĩ đại của dân tộc, với vận mệnh của đất nước. Những sáng tác của Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Kiên, Nguyễn Thành Long, Ma Văn Kháng, Đỗ Chu,... tạo nên một dòng chảy của văn học yêu nước, tuyên truyền cách mạng, cổ động kháng chiến.

42

Về cảm hứng, truyện ngắn giai đoạn này thống nhất một khuynh hướng cảm hứng. Đó là cảm hứng ca ngợi đất nước giàu đẹp, nhân dân anh hùng. Hiện thực trong tác phẩm được tiếp cận và phản ánh với cái nhìn lãng mạn. Nguyễn Minh Châu nhận thấy văn học của ta trong giai đoạn viết về chiến tranh “minh họa” cho chính trị đã “tráng lên hiện thực một lớp men trữ tình hơi dày”“sự kiện lấn át con người” [4, tr.33]. Con người xuất hiện trong tác phẩm cũng nhằm minh họa cho các sự kiện lịch sử. Do đó, con người được khắc họa thấm nhuần tinh thần sử thi, chú ý “con người cộng đồng”, con người tập thể, con người của sự nghiệp chung, con người luôn “khoác bộ áo xã hội”, luôn “trùng khít với địa vị xã hội của mình”, “nó là con người đơn trị, dễ hiểu, đẹp đến mức hoàn hảo, thánh thiện” [4, tr.45], chưa chú ý con người cá nhân với những vấn đề riêng tư của nó.

Về mặt nghệ thuật, không gian truyện là không gian lịch sử rộng lớn gắn với những sinh hoạt cộng đồng, thời gian gắn liền với những biến cố lịch sử, mang cảm quan lịch sử, được trình bày chủ yếu theo tuyến tính, điểm nhìn của người trần thuật đặt ở tương lai, ngôn ngữ giàu chất thơ, trang trọng, mực thước, nhất quán một giọng điệu: giọng khẳng định, ngợi ca.

Về mặt phong cách, căn cứ vào lối viết, các nhà nghiên cứu nhận thấy nổi bật 3 khuynh hướng phong cách: phong cách truyện - ký (Nguyễn Khải, Xuân Cang, Vũ Thị Thường, ...), phong cách sử thi (Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng...), phong cách trữ tình ( Nguyễn Thành Long, Đỗ Chu, Nguyễn Minh Châu,...).

Như vậy, từ một dòng chủ lưu, mỗi tác giả với sở trường, phong cách riêng đã tạo nên một nhánh rẽ, làm phong phú hơn dòng văn học yêu nước chống Mỹ. Trong dòng chảy đó, truyện ngắn Đỗ Chu có điểm tương đồng về tư tưởng, cảm hứng, thủ pháp, song có những biến tấu để tạo nên nét riêng. Cũng viết về quê hương, Đỗ Chu hướng về miền quê - miền sáng tạo của mình - vùng đất Kinh Bắc. Cũng là Kinh Bắc nhưng Kinh Bắc của Đỗ Chu có điểm khác với Hoàng Cầm bởi mỗi vùng, miền có nếp sống, nếp sinh hoạt riêng. Cũng viết về chiến tranh, viết về người lính, Đỗ Chu không hướng đến những trận đánh ác liệt của những người lính trận ở ngoài chiến trường mà là những trận đánh trả của những pháo thủ quyết bảo vệ khung trời phía Bắc, hướng về những con người ở hậu phương với những hi sinh, những đóng góp thầm lặng cho cuộc chiến. Ngay từ sớm, Đỗ Chu đã xác định lối viết của mình, lối viết trữ tình, đậm chất thơ, đi sâu vào những cảm nhận tinh tế trong tâm hồn

43

con người, sử dụng một số thủ thuật hiện đại như kể chuyện bằng dòng hồi tưởng của nhân vật, chuyển dịch điểm nhìn, kết thúc để ngỏ.

Sau 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ giành được thắng lợi, một kỉ nguyên mới được mở ra. Thời cơ cũng nhiều, thách thức cũng không ít. Trong thời gian đó, đất nước đối mặt với nhiều khó khăn. Nguyễn Khải nhận thấy “Chiến tranh náo động ồn ào mà lại có cái yêu tĩnh giản dị của nó. Hòa bình mà lại chứa chất những sóng ngầm, gió xoáy bên trong” [4, tr.23]. Nhà văn càng phải thể hiện rõ vai trò của mình trong cuộc chiến chống lại cái ác, cái xấu đang từng ngày, từng giờ tác động đến đời sống, nhân cách con người. Nguyễn Minh Châu xác định “Bây giờ ta phải chiến đấu cho quyền sống của dân tộc, sau này ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng con người, làm sao cho con người ngày càng tốt đẹp. Chính cuộc chiến đấu ấy mới lâu dài”, “Cuộc sống trên trái đất này thời nào và ở đâu cũng đầy rẫy oan khiên, oan khuất, cái ác bao giờ cũng mạnh mẽ và lẫm liệt, đầy mưu ma chước quỷ, còn cái thiện thì ngu ngơ và ngây thơ, lại thường cả tin. Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: Để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những kẻ cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại trên đời để bênh vực cho những con người không còn có ai để bênh vực” [4, tr.46]. Truyện ngắn giai đoạn này chịu tác động của các quy luật thời bình, nhất là quy luật của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa.

Thời gian đầu, văn xuôi vẫn theo quán tính cũ, văn học chưa có thành tựu nổi bật, dường như dậm chân tại chỗ. Đại hội Đảng lần VI đề ra đường lối đổi mới “Đối với nước ta, đổi mới đang là nhu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”, “phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy” [4, tr.12], nhấn mạnh nhân tố con người

“tôn trọng con người, phát huy sức sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân ...xây dựng từng con người, quan tâm phát hiện và bồi dưỡng nhân tài”, “con người vừa là động lực vừa là mục đích của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước”[4, tr.46]. Sau đó là Nghị quyết 05 của Bộ chính trị “Đảng khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo, khuyến khích và yêu cầu có những thể nghiệm mạnh bạo và rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật và phát triển các loại hình và thể loại nghệ thuật, các hình thức biểu hiện” [4, tr.12], “Tự do sáng tác là điều kiện sống còn để tạo nên các giá trị đích thực trong văn hóa nghệ thuật, để phát triển tài năng” [4, tr.34], kêu gọi văn nghệ sĩ phấn đấu tạo được “những tác phẩm có giá trị tư

44

tưởng và nghệ thuật cao, tác động sâu sắc đến việc đổi mới nếp nghĩ nếp sống, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ thẩm mĩ cuả nhân dân” [4, tr.34]. Sự giao lưu văn hóa đa chiều, đa phương đã góp phần thúc đẩy thêm khát vọng tìm tòi, khám phá “làm mới”, “làm khác” của nghệ sĩ. Văn học Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới. Truyện ngắn được mở rộng biên độ, có điều kiện phát triển. Hiện thực cuộc sống được tiếp cận và phản ánh toàn diện, nhiều chiều, kể cả những mặt trái, những tiêu cực “Hiện thực là cái chưa biết, không thể biết hết, hiện thực phức tạp, cần phải khám phá, tìm tòi”[4, tr.17]. Văn học giai đoạn này xuất hiện nhiều khuynh hướng như khuynh hướng nhận thức lại, cảm hứng phê phán, đối thoại, chiêm nghiệm. Từ 1986, xuất hiện dòng “văn học chống tiêu cực”

phanh phui mổ xẻ những cái xấu, cái ác trong cuộc sống. Con người được nhìn nhận và khám phá ở góc độ cá nhân với những vấn đề riêng tư, không lí tưởng hóa như trước, xuất hiện con người “không trùng khít với chính mình”, xuất hiện các kiểu con người như con người lịch sử, con người duy ý chí, ảo tưởng, con người mang thuộc tính nhân loại, con người bản năng, con người tâm linh... Về cảm hứng, xuất hiện cảm hứng thế sự - đời tư, cảm hứng bi kịch.

Về nghệ thuật, cách viết nhạt dần chất sử thi, tăng dần chất tiểu thuyết, không gian nghệ thuật phổ biến là không gian sinh hoạt đời thường, mang tính cá nhân riêng tư, thời gian sự kiện rất ngắn, thời gian tâm lí, thời gian hồi tưởng có thể mở ra đến vô cùng, thời gian đồng hiện, trần thuật từ nhiều điểm nhìn, ngôn ngữ đậm chất hiện thực - đời thường, tăng cường tốc độ thông tin và tính triết luận, đa dạng về giọng điệu: bên cạnh giọng tự tin, hào sảng, trầm tĩnh, khách quan, có giọng phê phán, giọng hoài nghi, giọng chất vấn đay đả, giọng chiêm nghiệm, giọng giễu nhại.

Trong đội ngũ cầm bút, bên cạnh những cây bút thế hệ trước như Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu,... xuất hiện những cây bút mới như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, ...

Đỗ Chu thuộc thế hệ nhà văn cũ, nhưng có sự “lột xác”, làm mới mình. Truyện ngắn Đỗ Chu trong giai đoạn này thật sự nhập cuộc, bắt nhịp được với công cuộc đổi mới, bởi theo ông “Bắt đầu vào đổi mới thì viết sướng hơn, những vùng cấm nay được mở ra, được nhìn nhận một cách bình tĩnh và thẳng thắn” [85]. Bắt rễ với đời sống hiện thực, Đỗ Chu đi vào phản ánh đời sống, tâm tư của con người thời hậu chiến, chịu tác động bởi quy luật kinh tế thị trường. Ông cũng viết về người lính khi trở về với cuộc sống đời thường, đem cái nhìn

45

của thời chiến tranh soi vào hiện thực để rồi cảm thấy buồn chán, cô đơn, cũng viết về những cái nhố nhăng đang nhũng nhiễu đời sống, con người, nhưng cách viết của Đỗ Chu có phần nhẹ nhàng hơn, không gay gắt, không nặng lời mà vẫn thâm thúy. Dù thế nào, ông cũng vẫn có cái nhìn bao dung, lạc quan, nhân hậu. Hoài niệm về quê nhà, tuổi thơ cũng là một cách tìm về, khám phá đời sống tâm hồn của con người cá nhân. Những sáng tác của Đỗ Chu giai đoạn này bên cạnh việc giữ lối viết trữ tình, đã gia tăng nhiều yếu tố hiện đại.

Đặt truyện ngắn Đỗ Chu vào dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam những năm 1960- 1980 để thấy được những điểm tương đồng và những nét riêng. Có thể nói, Đỗ Chu đã bằng một giọng riêng của mình, giúp cho truyện ngắn Việt Nam giai đoạn này cất lên một tiếng nói dõng dạc, oai hùng khi chống Mỹ, và một bản hòa ca nhiều sắc giọng khi đất nước bước vào thời kỳ mở cửa và hội nhập.

46

CHƯƠNG 2: ĐỀ TÀI, TƯ TƯỞNG, CẢM THỨC CON NGƯỜI

TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ CHU 2.1. Đề tài

Đề tài là phạm vi hiện thực của đời sống được miêu tả và thể hiện trong sáng tác văn học. Hiện thực đời sống rất phong phú, nên đề tài trong các sáng tác văn học rất đa dạng. Mỗi một nhà văn khi sáng tác sẽ lựa chọn những mảng đề tài riêng và có cách xử lí riêng.

Truyện ngắn tuy chỉ là một lát cắt của đời sống, một bức ảnh chụp một góc nhỏ của thế giới nhưng nó có sức chứa và sức bùng nổ rất lớn. Những yếu tố tạo nên sức bật cho truyện ngắn là nội dung, tư tưởng, hình tượng nhân vật, cách viết độc đáo. Bởi thế, Nguyễn Văn Thọ ví “Truyện ngắn giống như một cơn lốc xoáy, hình thù đa dạng. Nó có thể nói về một khoảnh khắc của đời người, lại có thể nói cả một đời người. Truyện ngắn thành công thường gây bất ngờ cho người đọc, giống như một cơn lốc xoáy bỗng vụt biến thành con đại bàng tung cánh” [56, tr.176].

Khảo sát truyện ngắn của Đỗ Chu, chúng tôi nhận thấy nhà văn chủ yếu viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ ở miền Bắc, phản ánh hiện thực đất nước từ sau 1975, bộc bạch những hoài niệm về quê hương và tuổi thơ.

2.1.1. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ ở miền Bắc

2.1.1.1. Không khí khẩn trương xây dựng chủ nghĩa xã hội

Cuộc kháng chiến chống Pháp thành công, cả nước bước vào công cuộc xây dựng đất nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa. Dường như khi tiếng súng ngừng, mọi người dân đều ý thức được trách nhiệm của mình. Xưa, họ hăng hái cầm vũ khí chiến đấu, có mặt ở muôn nẻo đường kháng chiến. Nay, họ hồ hởi tăng gia sản xuất, góp sức phục sinh đất nước.

Trong truyện ngắn Đỗ Chu, khung cảnh xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc diễn ra thật rộn rịp ở một số làng nghề truyền thống như làng gốm (Phù sa), làng nuôi cá bột (Mùa cá bột). Đến đâu ta cũng bắt gặp vẻ khẩn trương, hăng hái làm việc, không ngại khó ngại khổ của con người. Cái gian nan của nghề làm gốm là phải đi tìm, phân tích, khai quật trữ lượng đất sét, canh lửa trong lò nung, dùng đôi bàn tay khéo léo nặn những thỏi đất thô sơ thành những chum, vại đẹp đẽ. Bởi vậy khi đọc Phù sa, thật dễ chia sẻ với niềm hạnh phúc của Nham và đội thợ đấu khi hăng hái đến bãi Tiên tìm đất sét “Hơn ba chục con người kéo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

47

lên bãi Tiên. Những vết chân in chồng lên nhau trên mặt đất mềm” [7, tr.19]. Còn ở những làng nuôi cá bột (Mùa cá bột), khi vào mùa, người dân ai nấy đều bận rộn với nhiều công việc “nhổ cỏ đay, dậm xen vừng ba tháng vào những chỗ đay bị muội”, “gieo mạ mùa vào ngày tua rua mọc”, “gọi nhau ra ngủ ở ngoài bãi”vào ban đêm để canh cho bột không trào ra [7, tr.21].

Không khí khẩn trương xây dựng cuộc sống mới còn được thể hiện qua sự thay đổi ở thị xã Bắc Ninh trong Chân trời, “từ một thành phố buôn bán xa xỉ dần dần đã trở thành một nơi lao động thật sự”, người người “rời bỏ các quầy hàng chật hẹp của mình để đi vào làm việc trong các xí nghiệp của nhà nước hoặc của hợp tác xã”, nhà nhà “bịt kín cửa hiệu lại, mua khung cửi về; trong phố đêm ngày vang lên tiếng máy dệt vải gia công cho mậu dịch”. Tất cả khiến “đường phố thay đổi hẳn” [7, tr.125].

Ta có thể cảm nhận được nhịp điệu náo nức của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đang diễn ra tại thành phố mỏ Hồng gai (Gió qua thung lũng) với “những người thợ vẫn bám mỏ làm việc, những chiếc xe gòong vẫn chuyên cần chở thanh ra cảng và những phao đèn ngoài khơi đêm đêm vẫn lấp lánh tỏa sáng” [8, tr.109]; tại những nông trường với âm thanh rộn rã của những chiếc “máy cày chạy nghe ì ầm, lúc to lúc nhỏ”, với ánh sáng của

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn đỗ chu (Trang 43)