0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Miêu tả nội tâm nhân vật

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ CHU (Trang 113 -128 )

6. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Miêu tả nội tâm nhân vật

Đỗ Chu kể chuyện bằng dòng hoài niệm, coi trọng đời sống bên trong tâm hồn, nên nhà văn rất quan tâm đến việc miêu tả nội tâm nhân vật. Nhân vật trong truyện ngắn Đỗ Chu có đời sống nội tâm phong phú. Đây là một trong những yếu tố tạo nên chất trữ tình cho truyện ngắn Đỗ Chu. Với quan niệm “mỗi truyện ngắn là một mảnh của sự phân thân” [46, tr.73], Đỗ Chu đã thâm nhập vào hoàn cảnh của từng nhân vật, khám phá và thể hiện những trạng thái tinh vi trong tâm hồn con người.

Để miêu tả tâm trạng nhân vật, nhà văn thường dùng các từ ngữ trực tiếp thể hiện cảm xúc:“nao nao”(Phù sa), “lưu luyến” (Phù sa, Chân trời), “thao thức” (Phù sa),

“nhớ” (Phù sa, Mùa cá bột, Gia đình những người đi xa, Hương cỏ mật, Chân trời,

Chuyện mùa hạ, Trong tầm súng, Người và quặng, Trung du, Mưa tạnh, Mận trắng,

Tháng hai, Bồng chanh đỏ, Một vùng núi phía Bắc, Cánh đồng không có chân trời,

Chuyến đi cuối năm, Người và quặng...), “bồi hồi” (Gia đình những người đi xa, Mùa cá

bột, Trong tầm súng, Gió qua thung lũng, Trung du, Cánh đồng không có chân trời, Mê

lộ, Một loài chim trên sóng), “sung sướng” (Thung lũng cò), “hồi hộp” (Hương cỏ mật,

Trung du, Mưa tạnh, Bồng chanh đỏ, Một vùng phía bắc, Cánh đồng không có chân trời,

Mê lộ, Mảnh vườn xưa hoang vắng), “rạo rực” (Hương cỏ mật), “vui” (Đường qua nhà,

Người của muôn năm trước, Cánh đồng không có chân trời), “nhũn nhặn”, “kiêu hãnh”

(Đường qua nhà), “đau xót”, “bùi ngùi”, “day dứt” (Chân trời), “hối tiếc”, “dằn vặt”,

112

loài chim trên sóng), “ngại ngùng”, “giận” (Chuyện mùa hạ), “thắc thỏm” (Trong tầm

súng, Trung du, Mảnh vườn xưa hoang vắng), “thổn thức”, “lo lắng” (Trong tầm súng,

Trung du, Tâm sự người ở lại, Một vùng phía bắc, Mê lộ, Một loài chim trên sóng), “xao

xuyến” (Đường qua nhà, Chuyện mùa hạ, Trong tầm súng), “bồn chồn” (Trong tầm

súng, Gió qua thung lũng, Trung du, Bồng chanh đỏ, Một vùng núi phía Bắc, Chuyến đi

cuối năm), ”phấp phỗng” (Gió qua thung lũng, Cánh đồng không có chân trời, Trung

du, Bồng chanh đỏ), “buồn rười rượi” (Gió qua thung lũng, Mê lộ), “sướng”, “mừng”,

“thương yêu”, “giận dỗi” (Gió qua thung lũng), “băn khoăn” (Gió qua thung lũng,

Quanh một bàn tiệc), “đau đớn” (Ngọn lửa), “luyến tiếc”, “buồn” (Khoảng xanh, Tháng

hai, Cánh đồng không có chân trời, Ngày đang trôi), “bần thần”, “phấn chấn” (Nhành

quế, Bồng chanh đỏ), “não nùng”, “lúng túng”, “lo âu”, “nôn nao” (Trung du), “bối

rối” (Mưa tạnh), “thương” (Tháng hai, Bồng chanh đỏ), “ngẩn ngơ” (Tháng hai,

Chuyến đi cuối năm), “thương nhớ”, “bùi ngùi” (Tháng hai), “ngao ngán” (Đất bãi,

Bồng chanh đỏ, Mê lộ), “buồn phảng phất” (Quanh một bàn tiệc), “bực bội”, “buồn

bực”, “bực tức”, “cô đơn”, “thấp thỏm” (Một vùng phía bắc, Họa mi hót), “kinh ngạc”, “thích thú” (Một vùng phía Bắc), “đau nhói”, “sung sướng” (Họa mi hót), “vui sướng”,

“hí hửng”, “não nùng”, “mừng rỡ” (Cánh đồng không có chân trời), “thất vọng”, “đau đớn”, “mừng” (Mê lộ), “sợ”, “quyến luyến” (Một loài chim trên sóng)...

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy Đỗ Chu đi vào khám phá nhiều cung bậc trong cảm xúc của con người từ những cảm xúc gọi tên rõ ràng như buồn, vui, mừng, sướng, giận, đau đớn, bực... đến những cảm xúc mơ hồ như nao nao, ngẩn ngơ, bồi hồi, bần thần, bồn chồn, thấp thỏm... Mỗi cảm xúc lại có những sắc thái khác nhau tùy theo hoàn cảnh, tâm trạng nhân vật. Chẳng hạn như cùng là nỗi buồn nhưng với anh lớp trưởng trong Quanh một bàn tiệc đang mang nỗi ưu tư về danh vọng, địa vị, nhà văn miêu tả trên nét mắt anh “thoáng buồn phảng phất”[16, tr.728] dù đang ngồi dự tiệc. Còn với Xiêm trong Tháng hai, một cô gái đang cảm kích các anh lính địa chất khi các anh ghé làng tìm túi nước công nghiệp, lại bị một số người dân phản đối, tác giả miêu tả trực tiếp “cô đâm buồn và thương các anh”

[11, tr.110], với bà mẹ trong Cánh đồng không có chân trời, nhìn thấy con trai dẫn một cô gái đang có thai về bảo là vợ, nỗi niềm bà mẹ được diễn tả bằng vẻ “não nùng” [16, tr.840]...

113

Trong số các từ trên, chúng tôi thấy nhà văn sử dụng từ “nhớ” rất nhiều lần. Điều đó cho thấy rõ nhân vật trong truyện ngắn Đỗ Chu là nhân vật hoài niệm, người thì nhớ quê, người nhớ nhà, người nhớ đồng đội,... Rõ ràng, mạch truyện phát triển theo dòng ký ức của nhân vật.

Không những miêu tả cảm xúc, tác giả còn đi vào phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật, giúp người đọc hiểu rõ hơn nhân vật (Hương cỏ mật, Chân trời, Gia đình những người đi xa, Đường qua nhà, Ráng đỏ, Cánh đồng không có chân trời, Ngày đang trôi,...).

Đỗ Chu viết Hương cỏ mật khi là một học sinh phổ thông. Nhưng theo dõi diễn biến tâm trạng của Tuân, ta thấy nhà văn đã sớm có được sự am hiểu sâu sắc tâm lí con người, miêu tả thành công tâm trạng nhân vật. Khi bố trở về, bố con sum họp, Tuân cảm thấy “vui ít buồn nhiều, thương u biết bao” vì thầy đã về mà u thì đã mất. Ông giục thầy lấy vợ, Tuân

“không giận gì ông nhưng trong thâm tâm, cậu bé rất sợ thầy mình nghe lời ông”. Đi bộ đội, nhận được thư báo về chuyện đám cưới giữa bố với cô giáo Nhâm, trước lúc bóc thư, Tuân đã thấy “tim mình đập rất gấp, lòng cảm thấy hồi hộp”. Đọc thư, anh cảm thấy “một sự xúc động rất lớn”, lòng “rạo rực hẳn lên, vui vô cùng”, nhận ra “một thứ tình cảm mới lạ râm ran khắp người, lòng thấy như trước đó có cái gì thiếu thốn, thèm mong mà mình chưa nghĩ ra. Tai anh đỏ ửng lên như đứa trẻ mới nhận được quà. Sương muối sớm ấy đối với anh không lạnh một chút nào, đôi giầy vải ướt sũng mà hai bàn chân cứ ấm áp, dậm dật” [7, tr.75-76]. Những sắc thái, chuyển biến tâm trạng ấy của Tuân rất hợp lý theo quy luật tình cảm thông thường. Tuân đi từ sự lo sợ của một cậu bé đến sự chín chắn của một thanh niên. Từ niềm ích kỷ của muốn giữ bố cho mình đến sự cảm thông, tỏ ra biết suy nghĩ, quan tâm đến bố, xem hạnh phúc của bố là hạnh phúc của chính mình.

Trong Chân trời, sau khi nói chuyện với Triều, nhận thấy Triều không còn say mê lý tưởng như trước, Chi đã “ngồi im lặng”. Đây là dáng ngồi thể hiện tâm trạng. Phải đi từ niềm ngưỡng mộ của Chi với Triều “một thanh niên có nhiều hoài bão”, đi từ niềm “say sưa” mỗi khi nghe Triều nói về lý tưởng sống phục vụ cách mạng, đi từ cái háo hức khi tìm gặp Triều, cái cảm giác “hạnh phúc” khi ngồi bên Triều, ta mới hiểu được rằng lòng Chi đang ngổn ngang nhiều cảm xúc: buồn bã, thất vọng, băn khoăn. Rồi Chi “đau xót nhận thấy có một vết rạn đang nứt sâu mãi xuống, tách tình bạn của chúng tôi ra” [7, tr.134].

114

luyến tiếc” [7, tr.135]. Diễn biến tâm trạng của Chi thật nhiều cung bậc và Đỗ Chu đã miêu tả rất hợp lý. Từ đó, ta thấy Chi là một người rất kiên định với lý tưởng, coi trọng tình bạn.

Trong Đường qua nhà, một người lính khi hành quân được phép ghé qua nhà, không chỉ được gặp lại mẹ mà còn có thể gặp lại cô bạn hàng xóm thân quen. Tâm trạng của anh được Đỗ Chu khắc họa tinh tế “chuyến này dù chỉ đi qua chứ chưa chắc đã được dừng lại, trong lòng anh cũng vẫn nhen lên một cảm giác thật khó tả: có cái gì khiến anh vừa vui lại vừa xao xuyến, vừa mạnh mẽ, lại vừa bé bỏng, vừa nhũn nhặn lại vừa kiêu hãnh” [7, tr.77]. Cái cảm giác “vui”, “bé bỏng”, “nhũn nhặn” phải chăng là với mẹ. Còn tâm trạng “xao xuyến”, “mạnh mẽ”, “kiêu hãnh” là với cô gái kia. Những trạng thái ấy tưởng đối nghịch mà lại rất hợp với lẽ thường. Phải tinh lắm mới phát hiện và diễn tả được.

Đỗ Chu còn miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại. Ta hãy nghe cuộc đối thoại giữa người mẹ và anh con trai trong Cánh đồng không có chân trời:

“Bà mẹ với một vẻ não nùng không sao dấu được, hỏi anh nhẹ nhàng mà nghiêm khắc:

- Cô ấy là vợ anh từ lúc nào vậy? - Thì con đã thưa với mẹ rồi.

- Cả đứa bé nằm trong bụng nó cũng của anh? - Vâng của con.

Bà chẳng buồn chuyện trò gì thêm nữa, lắc đầu thở dài” [16, tr.840].

Theo dõi đoạn thoại, ta có thể cảm nhận được diễn biến tâm lí của người mẹ trong tình huống con trai đột ngột dẫn người con gái về bảo là vợ. Cô ấy lại đang có thai. Bà buồn bã. Bà biết rõ con bà là một người đàng hoàng tử tế nên bà hoài nghi. Những câu hỏi của bà ẩn chứa niềm mong muốn được biết rõ sự thật nhưng thất vọng vì con trai vẫn cố tình che giấu. Những đoạn độc thọai nội tâm trong những truyện Ráng đỏ, Trong tầm súng, Gió

qua thung lũng, Khoảng xanh, Mưa tạnh, Mê lộ, Ngày đang trôi, thể hiện năng lực đi sâu

phân tích tâm lí nhân vật của tác giả, người đọc như cùng trăn trở, suy tư cùng nhân vật, soi vào nhân vật để khám phá những bí ẩn của tâm hồn.

Trong Ráng đỏ, Hàm vốn là một anh lính lái xe. Từ niềm cảm phục trong lần gặp gỡ đầu tiên, anh đã yêu Chuyên. Hình ảnh Chuyên, “một người chỉ huy rắn rỏi, một cô gái dịu dàng và chắc chắn là rất thông minh”, lúc nào cũng choán đầy tâm hồn anh. Những lúc rãnh rỗi, anh tự hỏi “giờ đây Chuyên đang làm gì nhỉ, phá bom nổ chậm, đặt mìn mở

115

đường, dẫn trung đội chạy lên đèo cứu xe hay một mình với một bao tải và một con dao vào rừng hái măng? Lòng tôi cứ rối lên vì những câu hỏi chẳng thể trả lời được ấy và đôi lúc cảm thấy lo lắng thành thật là rất có thể khi gặp lại nhau là cô ấy đã quên mình mất rồi, bởi vì hiển nhiên đến cái tên mình cô ấy cũng đã biết đâu. Dù sao tôi cũng rất mong chóng có ngày được gặp lại người con gái đó” [8, tr.17]. Hàng loạt những câu hỏi thể hiện được tâm tư của anh lính trẻ. Ấn tượng từ lần đầu rất sâu sắc, hình thành hai sắc thái tâm trạng khác nhau, anh lo cô ấy không nhớ mình nhưng rất mong được gặp lại.

Đoạn độc thoại của Liên (Trong tầm súng) khi ngồi xuống ghế, nhìn vào chiếc gương đặt ở góc bàn thể hiện đúng trạng thái tâm lí của người con gái khi yêu “Cô đưa tay vuốt những sợi tóc mai ra phía sau, một khuôn mặt trái xoan trắng trẻo với đôi mắt mở to điềm tĩnh nhìn cô như muốn hỏi, có điều gì vui lắm đến với mày rồi phải không Liên, sao mày bồi hồi vậy, sao tim mày cứ đập lên thổn thức và khuôn mặt lại nóng ran lên như vừa ở trong bếp lửa ra thế? Nhìn con mắt kìa, ngày thường tinh anh mà sao hôm nay lại trở nên tư lự xa xăm. Chị Quý ơi, chị nói với em một tiếng đi, em yêu anh ấy, chị thấy có nên không? Em vẫn nhớ lời chị dặn ngày nào, em không chạy theo hình thức đâu nhưng em cũng không thể nói rõ với chị được vì sao mà em yêu anh ấy. Giờ nằm đây mà em vẫn cứ ngỡ anh ấy đang nắm lấy tay em, bàn tay to lớn và nồng nhiệt. Trong đêm tối, khuôn mặt anh chìm trong vành mũ sắt, mùi mồ hôi khô ải và em nghe thấy một giọng nói rất trầm, rất sâu” [8, tr.79- 80]. Những câu hỏi dồn dập xuất phát từ cái nhìn sâu thẳm vào cõi tâm tư mình, giúp Liên nhận ra một tình yêu thiết tha, cháy bỏng.

Mẹ của Trữ (Mê l) nhìn con trai mình từ chỗ là một cán bộ chỉ huy giỏi trở nên ngẩn ngơ, bà băn khoăn “Con đường mà nó dấn thân sao mà mờ tỏ, thăm thẳm u uẩn, lúc rõ như ban ngày, đó là một mê lộ đầy những bí mật và đầy những khốn khổ... Nó sẽ còn phải đi trong con đường ấy đến bao giờ nữa, hay còn phải đi tới chết, hay ông trời định tha cho nó, hay ông quên mất nó rồi, ông thả nó vào đó rồi ông lẫn lộn chẳng nhớ nữa. Ai trên đời này làm phúc đưa tay ra để dắt nó khỏi cái chốn âm ti địa ngục đó? Nặng nề làm sao là cái kiếp người, nếu để nó tỉnh lại mà bà có phải đốt cháy mình thành một nắm than, bà cũng xin vui lòng. Nó được làm người mà nó không được nghĩ ngợi buồn vui với xung quanh thì cho nó làm người làm gì, kiếp người chóng vánh là vậy mà sao cứ bắt nó lặn hụp mãi” [16, tr.903]. Tấm lòng người mẹ lúc nào cũng nhân hậu, bao dung. Ẩn chứa trong dòng suy nghĩ của bà là nỗi xót xa cho tình cảnh đứa con trai tội nghiệp, là nỗi chán ngán cho cái kiếp người vô

116

nghĩa mà cứ phải kéo dài, nhưng có cả niềm hy vọng về sự kỳ diệu của tình người giúp con bà thức tỉnh.

Nhìn chung, Đỗ Chu đã miêu tả khá thành công sự phong phú trong đời sống nội tâm của nhân vật, hoàn thành trọn vẹn bức chân dung nhân vật. Do tình huống trong truyện ngắn Đỗ Chu còn đơn giản, chỉ xoay quanh những cuộc gặp gỡ, xa cách, đoàn tụ, nên diễn biến tâm lí nhân vật trong truyện ngắn Đỗ Chu chưa phức tạp như nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu.

Bước vào thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đỗ Chu, ta bắt gặp rất nhiều nhân vật. Họ ở nhiều tầng lớp, nhiều độ tuổi, ở trong nhiều hoàn cảnh, đảm nhận nhiều công việc khác nhau. Bằng sự phối hợp nhiều thủ pháp, nhà văn đã khắc họa chân dung của họ rất sống động. Tuy chưa xây dựng được những nhân vật điển hình như Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi, Anh Đức, Nguyễn Minh Châu, nhưng có thể thấy rằng Đỗ Chu đã xây dựng thành công nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm, quan niệm của mình về cuộc đời.

117

KẾT LUẬN

Đỗ Chu là một tri thức yêu nước, có tinh thần dân tộc. Chất tài hoa uyên bác, sự tinh tế, sâu sắc thể hiện rõ trong con người và trong văn chương. Vùng đất Kinh Bắc thơ mộng, trữ tình, giàu truyền thống văn hóa chính là cái nôi nuôi dưỡng cảm hứng và chắp cánh cho tài năng nghệ thuật của ông. Đỗ Chu đến với văn chương từ khi còn là học sinh của trường trung học phổ thông Hàn Thuyên và nhanh chóng vượt qua chặng đường thể nghiệm, khẳng định vị trí của mình bằng nhiều giải thưởng cao quý. Có thể nói, trong văn đàn, sự xuất hiện của ông là một hiện tượng đáng chú ý. Hoạt động văn chương của ông khá đa dạng. Trong đó, truyện ngắn, tùy bút là những thể loại thể hiện rõ “chất Đỗ Chu”. Là một nhà văn đi qua những chuyển biến của đất nước từ những ngày gian nan chống Mỹ cho đến khi đất nước giành được độc lập, bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện, những sáng tác của Đỗ Chu đã góp phần hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của văn học là tuyên truyền cách mạng, cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân, đổi mới văn học theo phương châm của Đảng, hiện đại hóa cách viết.

Trong lĩnh vực truyện ngắn, đặc biệt là dòng truyện ngắn trữ tình đã có sự hiện diện của nhiều nhà văn tài năng. Với lối viết trữ tình, đậm chất thơ thể hiện ngay từ những sáng tác đầu tay, Đỗ Chu đã chính thức đứng cạnh lớp nhà văn đàn anh. Dù mang những nét đặc trưng chung của dòng văn học này nhưng Đỗ Chu có những nét riêng trong việc lựa chọn đề tài, trong tư tưởng, cách cảm thức con người và cách thể hiện, tạo nên sự hấp dẫn cho truyện ngắn của mình. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đỗ Chu, chúng tôi có cơ hội hiểu rõ hơn những điểm nổi bật của thể loại làm nên tên tuổi nhà văn.

Về phương diện nội dung, truyện ngắn Đỗ Chu đã theo sát những nhiệm vụ chủ yếu của dân tộc, bắt kịp những bước chuyển mình của đất nước, phản ánh kịp thời hiện thực cuộc sống, tâm tư con người, thể hiện tư tưởng, tình cảm của

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ CHU (Trang 113 -128 )

×