Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ ở miền Bắc

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn đỗ chu (Trang 48 - 52)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ ở miền Bắc

2.1.1.1. Không khí khẩn trương xây dựng chủ nghĩa xã hội

Cuộc kháng chiến chống Pháp thành công, cả nước bước vào công cuộc xây dựng đất nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa. Dường như khi tiếng súng ngừng, mọi người dân đều ý thức được trách nhiệm của mình. Xưa, họ hăng hái cầm vũ khí chiến đấu, có mặt ở muôn nẻo đường kháng chiến. Nay, họ hồ hởi tăng gia sản xuất, góp sức phục sinh đất nước.

Trong truyện ngắn Đỗ Chu, khung cảnh xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc diễn ra thật rộn rịp ở một số làng nghề truyền thống như làng gốm (Phù sa), làng nuôi cá bột (Mùa cá bột). Đến đâu ta cũng bắt gặp vẻ khẩn trương, hăng hái làm việc, không ngại khó ngại khổ của con người. Cái gian nan của nghề làm gốm là phải đi tìm, phân tích, khai quật trữ lượng đất sét, canh lửa trong lò nung, dùng đôi bàn tay khéo léo nặn những thỏi đất thô sơ thành những chum, vại đẹp đẽ. Bởi vậy khi đọc Phù sa, thật dễ chia sẻ với niềm hạnh phúc của Nham và đội thợ đấu khi hăng hái đến bãi Tiên tìm đất sét “Hơn ba chục con người kéo

47

lên bãi Tiên. Những vết chân in chồng lên nhau trên mặt đất mềm” [7, tr.19]. Còn ở những làng nuôi cá bột (Mùa cá bột), khi vào mùa, người dân ai nấy đều bận rộn với nhiều công việc “nhổ cỏ đay, dậm xen vừng ba tháng vào những chỗ đay bị muội”, “gieo mạ mùa vào ngày tua rua mọc”, “gọi nhau ra ngủ ở ngoài bãi”vào ban đêm để canh cho bột không trào ra [7, tr.21].

Không khí khẩn trương xây dựng cuộc sống mới còn được thể hiện qua sự thay đổi ở thị xã Bắc Ninh trong Chân trời, “từ một thành phố buôn bán xa xỉ dần dần đã trở thành một nơi lao động thật sự”, người người “rời bỏ các quầy hàng chật hẹp của mình để đi vào làm việc trong các xí nghiệp của nhà nước hoặc của hợp tác xã”, nhà nhà “bịt kín cửa hiệu lại, mua khung cửi về; trong phố đêm ngày vang lên tiếng máy dệt vải gia công cho mậu dịch”. Tất cả khiến “đường phố thay đổi hẳn” [7, tr.125].

Ta có thể cảm nhận được nhịp điệu náo nức của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đang diễn ra tại thành phố mỏ Hồng gai (Gió qua thung lũng) với “những người thợ vẫn bám mỏ làm việc, những chiếc xe gòong vẫn chuyên cần chở thanh ra cảng và những phao đèn ngoài khơi đêm đêm vẫn lấp lánh tỏa sáng” [8, tr.109]; tại những nông trường với âm thanh rộn rã của những chiếc “máy cày chạy nghe ì ầm, lúc to lúc nhỏ”, với ánh sáng của

“ánh đèn pha quét lên những vạt đất” [12, tr.55]; tại các công trình xây dựng của khu ngoại ô qua “những luồng ánh sáng xanh mờ chốc chốc lại vụt lóe lên mềm mại như những dải lụa màu” của những tia lửa hàn [7, tr.43].

Đất nước chuyển mình, lòng người phơi phới với bao khát vọng, bao tin tưởng vào tương lai. Bằng tấm lòng yêu nước và khả năng quan sát nhanh nhạy, Đỗ Chu đã theo sát được cái nhịp điệu của cuộc sống, của lòng người, nắm bắt những vẻ đẹp tiêu biểu nhất, ghi lại những thay đổi ở miền Bắc theo những biến chuyển của

lịch sử.

2.1.1.2. Không khí chống Mỹ sôi nổi, hào hùng

Khi máy bay Mỹ xuất hiện ở miền Bắc, lúc những ngọn lửa từ bom pháo kẻ thù bốc lên như những đám cháy cuồn cuộn trước mặt, cũng là lúc nhân dân miền Bắc anh dũng đứng lên chống Mỹ. Và khi cả nước bước vào cao trào của cuộc kháng chiến, miền Bắc trở thành một hậu phương vững chắc chi viện cho tuyến lửa miền Nam. Là một nhà văn, đồng thời là một người lính, Đỗ Chu hướng ngòi bút vào việc phản ánh không khí chống Mỹ sôi nổi, hào hùng và “ca ngợi con người nói chung, những phẩm giá tốt đẹp trong quan hệ giữa

48

con người với con người nói riêng. Đó là nét hiện thực cơ bản tạo nên sức mạnh tinh thần của người dân miền Bắc trong thời kỳ vừa dựng xây chủ nghĩa xã hội vừa chiến đấu, tích cực chi viện sức người sức của cho miền Nam ruột thịt” [71].

Đỗ Chu dẫn dắt người đọc đến với công cuộc chống Mỹ sôi nổi hào hùng của nhân dân miền Bắc từ những ngày Hà Nội trong tầm súng của giặc. Một Hà Nội kiên cường với những con người anh dũng đã được nhà văn khắc họa thật đẹp trong Trong tầm súng. Trên nền khốc liệt của “tiếng máy bay xiết bên mang tai, tiếng súng phòng không như một vòng bánh xe khổng lồ lăn ầm ầm trên các nóc nhà, những quầng khói màu da cam của đạn tên lửa đuổi giặc nở ra giống như những cụm mây” [8, tr.77], giữa khung cảnh “mặt đường bị cày nát nhiều đoạn, từng mảng nhựa lẫn sỏi phồng rộp lên”, “mấy cái lò gạch ven đường cũng bị bắn nát thành những đống gạch vụn” [7, tr.101], “nhiều làng xóm bị thiêu cháy”, “nhiều nhà ga bị phá tanh bành, nhiều nhịp cầu đổ gục dưới lòng sông” [8, tr.91], “mọi con đường từ biển dẫn lên núi đều đã bị đánh phá tan nát, cầu cống bị bom của chúng làm sập gãy” [11, tr.1112], Hà Nội hiện ra thật vững vàng, anh dũng với “những chiếc xe con mắc loa phóng thanh chạy vào các phố thông báo tin chiến thắng, hai bên thành xe căng chật những khẩu hiệu và tranh cổ động” [7, tr.77], “những ngôi nhà đứng tựa lưng vào nhau, trên nóc mang những ổ súng tự vệ, mũi súng nhìn thẳng lên trời” [8, tr.104] sẵn sàng đánh trả kẻ thù, bảo vệ bầu trời

thủ đô.

Những buổi lên đường nhập ngũ của thanh niên khắp các làng quê miền Bắc được tái hiện sống động trong Ráng đỏ, Gió qua thung lũng, Mưa tạnh. Trong những buổi đưa tiễn ấy, người làng ra tiễn rất đông, từ những người già, các bác cán bộ, các bậc cha mẹ, các cô gái, đến đám trẻ con đều có mặt. “Những cái bắt tay nghiêm trang”, “những nụ cười cảm thông, những lời dặn dò” [8, tr.124-125], “những lời phát biểu của bác cán bộ, những giọt nước mắt sụt sùi của các cô gái” [11, tr.79] như một sự tiếp sức, tạo nên sức mạnh tinh thần cho những con người ra nơi tiền tuyến. Hình ảnh lớp lớp thanh niên từ giã xóm làng,

“vẫy mũ hò reo, đưa tay lên miệng gửi lời chào những người ra tiễn mình” [8, tr.124] thể hiện tinh thần quyết tâm cao độ của con người Việt Nam lúc bấy giờ.

Dọc theo muôn nẻo đường kháng chiến, không khí chống Mỹ sôi nổi hào hùng được thể hiện ở sự hăng hái của con người trong từng công việc cụ thể. Trên một chặng

49

công binh qua âm thanh “tiếng mìn phá đá, tiếng cây cối đổ rào rào” và hình ảnh“ban đêm từng đoàn người mang cuốc xẻng, quang sọt kéo nhau ra mặt đường. Những chiếc xe bò chở đầy cát lăn ì ạch, những chiếc ô tô chở đá và vật liệu xây dựng bật đèn gầm thận trọng bò trên đường” [16, tr.252]. Thành phố bên kia cầu khắc họa hình ảnh các tốp thanh niên xung phong khẩn trương phục vụ chiến đấu “Lẻ tẻ đã có những tốp thanh niên xung phong mang cuốc xẻng ra lấp các hố bom ở đoạn đường đi lên cầu. Trên cầu, anh em thợ hàn đang làm việc” [7, tr.107]. Chân trời tái hiện không khí mọi người vào rừng chặt cây để chống lầy, giúp các anh lính tiếp tục hành quân “tiếng dao bổ vào cây đã vang lên hối hả, tiếng reo hò hú gọi nhau nổi lên. Cây đổ xuống ầm ầm. Cánh rừng vang động”, “trong chốc lát, hàng trăm nam nữ dân quân đã tản ra, xen lẫn với bộ đội. Đuốc càng cháy to hơn, tiếng dao, tiếng rìu nghe gọn và chắc hơn, khẩn trương hơn” [7, tr.121]. Ở những đoạn khác, ta bắt gặp những công nhân đang sửa lại một đoạn đường hư nát để kịp phục vụ chiến đấu “Thùng nhựa đường sôi sùng sục, khói đen bốc lên lên khét lẹt. Chiếc xe hỏa lu lăn chậm rì rì trên một khoảnh lát đá xanh rất đều. Mỗi người một việc, không ai chú ý đến người qua đường. Nắng rát như ném đá trên lưng họ” [7, tr.129-130], hoặc những anh lính và những cô gái thanh niên xung phong cùng nhau kéo pháo “người lái càng, người bắt bánh, người đẩy ở phía sau. Khẩu pháo nhẹ nhàng trôi xuống công sự. Lưỡi xẻng va vào nhau lách cách, đất tung rào rào, chân người rậm rịch” [8, tr.141], đội thanh niên xung phong dùng mìn mở đường “tiếng mìn đá vang lên, lan từ cánh rừng này sang cánh rừng khác, xa vời, xao động, nghe như những tiếng thở sâu và khỏe” [16, tr.292].

Không khí chiến đấu sôi nổi, hào hùng còn thể hiện ở hình ảnh những đoàn quân ra trận. Đoàn xe pháo thủ “giảm tốc độ, ầm ầm chạy qua thành phố” [7, tr.32], từng “đoàn quân theo nhau lên đường, những chuyến xe chất nặng hàng có bóng đêm che chở lăn bánh vượt lên phía trước” [8,tr.131] tạo nên một khí thế mạnh mẽ. Những lúc tạm dừng chân

“mọi người tản ra bãi cỏ ven đường, đặt ba lô xuống, chụm súng lại, những chiếc đòn khênh dài ngoẵng cũng được xếp gọn gàng. Nét mặt mọi người đều hỉ hả. Họ lấy khăn lau mồ hôi, phủi cho những đám bụi đỏ bám trên quần áo bay mù lên và kháo nhau đủ thứ chuyện mới nhìn thấy trên đoạn đường vừa đi qua” [8, tr.138], tiếng cười nói xen vào những câu chuyện rôm rả, đem lại những khoảnh khắc thư giãn thoải mái.

Đỗ Chu không tránh né hiện thực mà theo sát những nẻo đường kháng chiến để phản ánh kịp thời những tổn thất, mất mát, những gian lao, vất vả của đời lính. Cái chết của

50

mẹ cô Lơ trong Gia đình những người đi xa, sự hy sinh của Thắng, Hồng trong Nhành quế, nỗi đau mất con của người mẹ trong Trên một chặng đường không thể làm họ gục ngã. Họ vững bước vượt qua những đọan đường xóc đến nỗi mọi người như bị hất bổng lên

(Gia đình những người đi xa), vượt qua những con đường khô cứng đầy bụi ở khe Cạn vào

mùa khô (Ráng đỏ), vượt qua những cơn bão “giật đổ rừng, dữ dội không lường được”

cùng cái nắng lửa “hun héo cỏ đỏ đá” ở Trường Sơn (Khoảng xanh). Họ bất chấp sự hoành hành của căn bệnh sốt rét (Mưa tạnh), khắc phục những vất vả trong công việc (Khoảng xanh) để hoàn thành nhiệm vụ.

Không những thế, nhà văn còn đi sâu khắc họa đời sống tinh thần phong phú của người lính. Những đêm văn nghệ được tổ chức ngay trên pháo trường (Gia đình những

người đi xa), những nụ cười của những văn công xung kích (Nhành quế), những khoảnh

khắc ngồi bên bờ công sự dõi theo những cánh diều có gắn sáo (Gió qua thung lũng) đem đến cho họ những giây phút vui tươi, làm dịu những căng thẳng của cuộc chiến.

Cũng viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng ngòi bút Đỗ Chu không hướng đến miêu tả những trận đánh lớn căng thẳng, khốc liệt nơi tuyến lửa như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trung Thành, không chủ ý khắc họa những chân dung anh hùng tiêu biểu như Anh Đức, Nguyễn Thi, mà tập trung phản ánh những trận đánh bảo vệ vùng trời Hà Nội, những tâm tư của con người hậu phương, những buổi lên đường nhập ngũ, những buổi hành quân, cùng không khí hỗ trợ kháng chiến của các bộ phận, khái quát bức tượng đài tập thể của con người miền Bắc yêu nước, anh dũng. Bởi thế, ở truyện ngắn của Đỗ Chu, cái căng thẳng, quyết liệt có nhưng chưa dữ dội, nhà văn chưa khắc họa được những chân dung điển hình.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn đỗ chu (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)