Lời văn sống động, giàu hình ảnh

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn đỗ chu (Trang 100 - 102)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Lời văn sống động, giàu hình ảnh

Đặc trưng cơ bản của tư duy nghệ thuật là tư duy bằng hình tượng. Hình tượng càng sống động, người đọc càng dễ dàng hình dung được cuộc sống đang được phản ánh trong tác phẩm. Hình tượng muốn sống động thì lời văn phải giàu hình ảnh. Đỗ Chu đã khai thác hiệu quả khả năng biểu đạt của từ láy, từ ghép, tính từ, động từ... để tác động đến các giác quan của người đọc, giúp họ cảm thấy được khung cảnh và đối tượng được miêu tả một cách rõ ràng.

99

Đỗ Chu kết hợp những tính từ chỉ màu sắc với các từ đơn, từ ghép, từ miêu tả cảm xúc nhằm tác động đến thị giác, xúc giác, giúp người đọc hình dung được khung cảnh yên ả, bình dị, trong lành của thôn quê trong Hương cỏ mật “Ráng chiều tắt hẳn, những đám mây

vàng trên đỉnh núi Voi lóa rực lên lần chót rồi chìm trong bóng tối. Đêm phủ xuống im lặng, đầu tiên ấm áp rồi sau đó mát mẻ cho tới sớm mai” [7, tr.9]. Đoạn văn này gợi nhớ đến những câu văn êm ái, giàu nhạc điệu của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

“Tiếng trống thu không trên cái chòi của một huyện nhỏ từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Chiều, chiều rồi. Phương Tây đỏ rực như lửa cháy, những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn, dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”.

Để miêu tả sống động bản hòa nhạc của đồng quê, nhà văn phối hợp tài tình nhiều từ láy tượng thanh, khiến lời văn cứ ngân nga trong cảm nhận của người đọc “Đầm nước im lặng hẳn đi. Mình nghe thấy ở những chân ruộng trũng giữa đồng nước đang chảy xuống róc rách. Đây đó, những chú ếch nằm mà ngái ngủ kêu lên ồm ộp. Phía trong đầm, vịt giời đi trốn rét suốt mùa đông bây giờ ở đâu kéo về từng đàn, bay lên rồi lại sà xuống lõm bõm”, “tiếng những đàn cá gáy vật mình cắn đuôi nhau tùm tũm ở ven đầm” [7, tr.91-93].

Khai thác giá trị tạo hình của từ láy tượng thanh và tượng hình, nhà văn đã tạo nên lời văn giàu nhạc điệu, thể hiện được dòng chảy nhịp nhàng, uyển chuyển của thiên nhiên và hoạt động của con người trong Tháng hai “Mùa thu, vòm trời trên thung lũng ngổn ngang mây bay, những dải mây bồng bềnh nom thật gợi. Dòng suối chảy róc rách quanh khu nhà ban chỉ huy, bọn trẻ cười đùa dưới gốc gạo già... Gạo cũng đang thả những sợi bông lơ thơ vào gió, những bông gạo bay bay, đậu êm ả xuống các mái nhà lợp cỏ và lũ trẻ đuổi theo những đám mây thần tiên ấy, chúng ngẩng mặt lên mà chạy, vừa chạy vừa giơ hai tay vẫy vẫy, la hét om sòm” [11, tr.113].

Vẻ đẹp yên ả, trữ tình, mát mẻ của những con đường làng đã được khắc họa trong

Hương cỏ mật bằng những từ ngữ gợi hình, gợi cảm, huy động được sự cảm nhận bằng

khứu giác, xúc giác của người đọc “Hình như phảng phất có mùi gì thơm ngai ngái, đường làng mát lạnh cả gan bàn chân, và trước mắt, bóng đêm tím lại, hiền lành, quyến rũ” [7, tr.67].

Không chỉ khai thác hiệu quả khả năng tạo hình của từ ngữ, Đỗ Chu còn sử dụng so sánh để tăng sự sống động cho hình ảnh. Có khi nhà văn dùng những hình ảnh nên thơ tăng nét trữ tình: “Vòm trời chói lòa như được giát bằng ngọc” [11, tr.85], “Những dãy núi xô

100

đuổi nhau tới tít tắp và con đường khuất rồi lại hiện, như một sợi chỉ hồng” [11, tr.88],

“Dòng nước dịu dàng trải qua thềm đá cao giống như một tấm lụa màu da trời” [11, tr.101]...

Có khi nhà văn sử dụng những hình ảnh đời thường giúp việc miêu tả được sáng rõ:

“mấy đầu móng tay vàng như móng lợn nướng” [11, tr.38], “thóc rơi rào rào như mưa”

[16, tr.503], “khuôn mặt đỏ dần lên như một trái gấc đang chín” [16, tr.991], “giọng ráo riết như trói người ta lại” [10, tr.126], “rùng mình như chạm phải lửa” [10, tr.123]...

Yếu tố tạo nên sự hấp dẫn cho truyện ngắn Đỗ Chu không phải ở những vấn đề mà ông phản ánh mà là ở chất thơ của lời văn.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn đỗ chu (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)