6. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Kết cấu truyện
Kết cấu là cách thức tổ chức tác phẩm, tạo nên một thế giới nghệ thuật thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ. Một truyện ngắn hay phải thu hút được người đọc ngay từ những dòng đầu tiên, dẫn dắt họ đi đến dòng cuối cùng, và khơi được ở họ những cảm
86
xúc, liên tưởng, để lại cho họ những ấn tượng, những đúc kết. Làm được điều đó, người viết truyện ngắn phải có tài năng, bản lĩnh, lựa chọn được cách vào ra hợp lý.
Ở truyện ngắn, Đỗ Chu đã có cách mở đầu và kết thúc gây ấn tượng, đọng nhiều dư vị, mạch truyện được dẫn dắt bằng cách kết hợp sự kiện với dòng ký ức của nhân vật, đan xen những đoạn trữ tình ngoại đề sâu sắc, đầy triết lý.
3.1.2.1. Cách mở đầu - kết thúc gây ấn tượng, đọng nhiều dư vị
3.1.2.1.1. Cách mở đầu ấn tượng
Với một truyện ngắn, cách mở đầu thường được cả người viết lẫn người đọc quan tâm. Một mở đầu tốt như một cái duyên đã được nối và níu giữ bền chặt. Biết bao tác giả đã có cách mở đầu rất thành công, lôi cuốn được sự chú ý của độc giả như Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trung Thành,...
Đỗ Chu cho rằng “mở đầu một truyện khó khăn biết là ngần nào. Có khi tôi loay hoay mãi để chờ một chữ, khi đã có chữ ấy rồi mới lần ra cả mạch truyện” [46, tr.74]. Trăn trở với quá trình tìm ra một chữ ấy giúp cách mở đầu truyện ngắn của Đỗ Chu tạo được ấn tượng nơi người đọc.
Ấn tượng ấy có ngay từ những thông tin đầu tiên giới thiệu trực tiếp nhân vật ở các
truyện Bồng chanh đỏ, Ráng đỏ, Trung du, Mưa tạnh, Ghi chép ở cửa Nhật Lệ, Lão Mai,
Cánh đồng không có chân trời. Từ những ấn tượng ban đầu, người đọc háo hức bước vào
hành trình khám phá tác phẩm.
Bồng chanh đỏ mở ra bằng lời giới thiệu của nhân vật tôi về người anh của mình
“Chẳng giấu gì bạn, anh tôi đang lái “Zin đầu tời” trong Trường Sơn, phụ lái thôi, vì anh ấy mới chỉ nhập ngũ ngót nghét nửa năm nay” [16, tr.495]. Quả thật, câu chuyện về anh lính lái xe trẻ tuổi chứa đựng nhiều điều hấp dẫn, rất đáng tìm hiểu. Trong Trung du, An giới thiệu trực tiếp về sự khác biệt trong tính cách giữa mình với cô bạn thân tên Bích
“Ngày ấy tôi mười tám tuổi, An đồng bóng, An cung quăng, An tồ...bạn bè thầy giáo, hết thảy đều đã gọi tôi như thế, gọi bằng một cách trìu mến, thật thế, chẳng phải tôi nhận vơ. Thêm một điểm nữa, tôi còn được xem là hoa khôi của khối mười (...) Tôi, cô gái mười tám, lúc nào cũng rạo rực như sắp bay lên trời” [10, tr.107], “đứa bạn thân nhất của tôi là Bích, hơn tôi một tuổi và tính tình gần như trái ngược hoàn toàn. Nói chung, nó là một con bé điềm đạm, kín đáo tới mức âm thầm” [10, tr.107]. Sự tương phản trong tính cách của hai
87
người như báo trước hai số phận, hai cuộc đời khác nhau. Cuộc đời của An có vẻ êm đềm hơn. Chính những cảm nhận ban đầu đó thu hút người đọc vào câu chuyện.
Truyện Mảnh vườn xưa hoang vắng mở đầu bằng tiếng kèn khác thường của ông
Đống “Đã đành kèn đám ma là phải buồn, rất buồn, buồn muốn khóc được, nhưng đấy là nói những phường bát âm nhà nghề, chứ như tiếng kèn của ông Đống làng đặng Xá, một ông thiếu tá vừa về hưu, thì thật khó thấy là chỉ có buồn. Chẳng qua là ông ta còn đang tập tọng vào nghề, thầy bà không có bên cạnh, thành thử đành gặp đâu thổi đấy, mò mẫm mà thôi, thế mới khổ người ta” [16, tr.934]. Một thiếu tá về hưu lại thổi kén đám ma, mà tiếng kèn đám ma lại không buồn, thật không đúng theo lẽ thường. Chính điều không bình thường đó tạo nên sức hút cho tác phẩm.
Có những truyện mở đầu bằng một câu hỏi thu hút sự chú ý như Quanh một bàn
tiệc, Họa mi hót. Vấn đề đặt ra trong truyện Quanh một bàn tiệc “Hỏi thật nhé, trên đời
liệu có chuyện gì đủ khiến ta vừa vui mừng lại vừa ngao ngán hay không. Xin thưa đó chính là việc phải đi dự những đám cưới. Nó là chuyện nể quá, đi thì khổ mà ngồi ở nhà cũng không ổn” [16, tr.725] khiến người đọc nghĩ đến những lần đi dự tiệc, và những câu chuyện thường diễn ra quanh bạn tiệc nếu bạn bè cũ gặp lại nhau. Để từ tâm thế đó, ta bước vào bàn tiệc trong truyện ngắn Đỗ Chu, theo dõi câu chuyện của các nhân vật, chia sẻ với họ những suy tư về lẽ được mất, may rủi trong cuộc đời.
Sự băn khoăn của người kể chuyện trong Họa mi hót khéo léo đem đến cho độc giả một nhu cầu tìm hiểu để lí giải “Nhiều năm qua rồi vậy mà anh Thiêm vẫn không sao quên nổi cảnh bãi sình lầy nơi quê nhà thuở ấy. Thật rất vớ vẩn, chỉ là mấy bông lau sậy nhu nhơ lắt lay theo gió, những thân lau sậy bị lửa táp cháy đen đúa nom đến buồn. Gì nữa nhỉ, một chú bói cá vẫy cánh trên nền trời chiều và đâu đó lác đác vẫn đang còn có tiếng súng nổ. Ấy thế mà vẫn cứ nhớ mãi, nhớ lấy được là nghĩa làm sao” [16, tr.669].
Có truyện mở đầu bằng một suy đoán của nhân vật như Hoài trong Bồng chanh đỏ
“Tôi đoán không sai, hẳn bạn cũng có một người anh bộ đội, tức là bạn cũng giống hệt tôi, chúng mình là những đứa em của các anh bộ đội. Và này rất có thể hai ông anh của chúng mình lại ở cùng một đơn vị với nhau nữa kia đấy” [16, tr.495]. Lời suy đoán khéo léo đưa người đọc vào truyện. Cách mở đầu thật tự nhiên, thân mật, phù hợp với câu chuyện kể của cậu bé học lớp 6.
88
Hoặc từ một tâm trạng, nhà văn dẫn dắt vào tác phẩm. Tâm trạng thẫn thờ của Xiêm
(Tháng hai) khi các anh lính địa chất đã đi khỏi “Thế là các anh đã đi rồi, các anh ấy đi
thật rồi. Đi từ lúc nào, từ nửa đêm hay mờ sáng. Tối qua mà, khuya cô còn ngồi với các anh, vậy mà có ai thèm hở cho cô biết, dù là nói bóng nói gió. Rút đi im lặng quá như thể cần phải giữ bí mật không bằng. Cô ngồi xuống, bên vách đất cháy thui, mới hôm qua còn ấm áp là thế vậy mà giờ đây...” [16, tr.110] . Tâm trạng ấy gieo trong người đọc sự thắc mắc vì sao các anh lính lại có sự chi phối đến Xiêm như vậy. Tìm hiểu nguyên nhân ấy nghĩa là ta đã đi vào mạch truyện.
Chuyến đi cuối năm mở ra với tâm trạng lo lắng của bác Kiên về tình trạng sinh thái
xã hội bị tàn phá “Lạy chúa tôi, khéo loạn to mất. Bác dụi đóm, kêu toáng lên. Thoạt đầu nghe nói sinh thái đang bị tàn phá tôi chẳng hiểu ý tứ là thế nào, con người nghĩ ra lắm sự goái gỡ, nó dám làm đủ mọi chuyện khủng khiếp” [16, tr.708]. Những trăn trở của bác Kiên thật sự khiến người đọc chú ý. Bởi môi trường sinh thái không phải chỉ có ở tự nhiên mà ở cả đời sống xã hội. Việc giữ sự trong lành cho những môi trường này là trách nhiệm của mọi người.
Đỗ Chu mượn một sự kiện để mở đầu các truyện Phù sa, Mùa cá bột, Hương cỏ
mật, Thung lũng cò, Đường qua nhà, Gió qua thung lũng, Tiếng vang của rừng. Truyện
Phù sa bắt đầu bằng sự kiện trở về quê nhân dịp nghỉ hè của cô sinh viên Hạnh Nguyễn
“Giống như nhiều bạn bè, quê hương Hạnh Nguyễn cũng có một con sông. Con sông Cầu bốn mùa nước trong và hiền lành như một người con gái. Làng Hà của cô nằm ở ven sông”
[7, tr.5]. Mùa cá bột mở ra bằng sự kiện bà con làng Hà khẩn trương vào mùa nuôi cá bột
“bãi Thè-le rộng rãi hẳn ra, phù sa đỏ ngầu, dòng nước sùi bọt chảy về xuôi vội vã”, “người ta bắt đầu bàn với nhau chuyện đón bột, nuôi bột, và mọi công việc khác từ nhổ đay, dậm xen vừng ba tháng vào chỗ đay bị muội hay việc gieo mạ vào ngày tua rua mọc” [7, tr.21]. Mở đầu truyện Hương cỏ mật giới thiệu sự kiện bố Tuân và cô giáo Nhâm cưới nhau. Sự kiện này là điểm then chốt để Tuân bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của mình, dẫn dắt người đọc vào mối quan hệ giữa các nhân vật, khám phá vẻ đẹp của cảnh và con người ở vùng quê Kinh Bắc.
Chân trời, Trong tầm súng, Gia đình những người đi xa, Một người lính trở về,
Người và quặng, Khoảng xanh, Đất bãi, Tâm sự người ở lại, Mận trắng, Tháng hai,
89
mầm sống đang vươn lên nơi “Những cây bàng trổ búp non sau khi đã trút kiệt lá trong những ngày đông rét mướt. Từ các cành khô khẳng và buồn chợt nhú lên mấy búp lá xanh sáng như ánh lửa của chùm nến trong ngày hội” [10, tr.14] như mở ra một viễn cảnh mới của đất nước.
Mận trắng tạo sự chú ý bằng hình ảnh bờ mận chỗ khúc sông đổi dòng, nước chảy
mạnh “hoa trắng rụng lả tả, những cánh hoa mỏng manh như muôn ngàn lá thư bí hiểm ném theo gió. Dòng sông nhận ra những cánh hoa của bờ, đưa về xuôi. Có lẽ khó lòng mà ra tới biển, nhưng chúng vẫn cứ rơi, vẫn cứ được thả mãi suốt mùa xuân” [11, tr.68], và sau rặng mận là hình ảnh một ông già thường đứng chờ đợi, ngóng trông tin tức từ đồng đội cũ, hứa hẹn một câu chuyện cảm động về tình đồng đội.
Với ý thức lao động nghệ thuật nghiêm túc, Đỗ Chu đã tạo được nhiều cách mở đầu cho truyện ngắn của mình, chuẩn bị cho người đọc một tâm thế phù hợp để đi vào thế giới nghệ thuật trong tác phẩm.
3.1.2.1.2. Lối kết thúc đọng nhiều dư vị
Đoạn cuối cùng của một câu chuyện nhà văn kể trong sáng tác văn chương gọi là kết truyện.Trong truyện ngắn, đoạn kết có vai trò rất quan trọng. Một cái mở suôn sẻ, ấn tượng phải đi với một cái kết độc đáo, đọng lại nhiều dư âm, gợi nhiều liên tưởng nơi độc giả. Bởi thế, Bùi Việt Thắng ví đoạn kết như là một “cú đấm nghệ thuật” tạo ấn tượng duy nhất và mạnh mẽ đến người đọc” [24, tr.358].
Đỗ Chu rất quan tâm đến đoạn kết truyện ngắn. Tìm được một cách kết thúc truyện với ông là “cái thú”, “là hành động dễ gây xúc động đột ngột”. Có thể “ta rất sung sướng nếu cảm thấy vừa khép kín một cái gì hình thành. Và ta sẽ buồn bã biết bao nếu chợt nhận ra mình đã lầm lẫn. Ở phút dừng lại, có thể biết những gì mình viết ra đã thành công đến đâu”
[46 , tr.61]. Với dụng tâm như thế, truyện ngắn Đỗ Chu có nhiểu kiểu kết thúc, kết hợp cả truyền thống và hiện đại.
Có những truyện kết thúc có hậu theo kiểu truyền thống như Mưa tạnh, Một người
lính trở về, Đất bãi, Họa mi hót, Cánh đồng không có chân trời, Mê lộ, Ngày đang trôi.
Kết thúc Đất bãi là niềm hạnh phúc của Nhuần và Nga khi “Bồi hồi trong hơi thở, anh kéo cô nép vào ngực mình. Vòng tay mềm mại của cô choàng nhẹ lấy hai vai anh. Một chiếc ca-nô từ từ lướt qua đánh sóng lên chỗ hai người đang đứng. Mấy chàng thủy thủ chạy ra
90
boong huýt sáo inh ỏi. Đã giữa trưa, tiếng còi ủ từ phía nhà Hát lớn vang lại, đó là lời chào mùa xuân mà thành phố gửi đến hai người” [11, tr.51]. Có theo dõi diễn biến câu chuyện, chứng kiến những biến cố tác động khiến mỗi người một hướng đi, thì khi họ tình cờ gặp lại, quyết định cưới nhau, ta thật sự cảm thấy hài lòng với kết thúc đẹp như trong truyện cổ tích ấy.
Đi vào truyện Mê lộ, trở về từ chiến trường, từ một tiểu đoàn trưởng anh hùng, Hoàng Trữ hóa ngẩn ngơ, nửa tỉnh nửa mê, lạ lẫm giữa cuộc đời. Đã hơn năm mươi tuổi nhưng toàn bộ tâm tư, ký ức chỉ ở cái thời còn trai trẻ lừng lẫy chiến công. Hình ảnh Trữ với bộ dạng lạ thường, với tiếng chửi đổng “mẹ kiếp”, với cây gậy tre gắn mảnh vải để làm cờ chỉ huy trận đánh, với ba câu hay hỏi những đứa trẻ nhằm nhắc đến chiến công của mình trong trận đánh vào hầm tướng Đờ-cát ở cứ điểm Điện Biên khiến ai cũng ngậm ngùi. Cuối cùng, bằng tình thương, mẹ Trữ đã không ngại đường xa lặn lội đi tìm, cậy nhờ, cô Cài - người bạn gái năm xưa của anh giúp anh tỉnh hẳn sau một cơn mê quá dài. Trữ đoàn tụ với vợ con, một ngày không xa anh sẽ ra khỏi mê lộ của cuộc đời. Một kết thúc đẹp, lấp lánh niềm tin vào tình yêu thương của con người.
Trong Mảnh vườn xưa hoang vắng, thiếu tá Đống về hưu, nhưng không hòa nhập được với mọi người. Ông luôn cố chấp, lúc nào cũng yêu chỉ một người và buộc người khác cũng như thế. Bởi vậy, ông không dứt ra được mối tình năm xưa, dù người con gái ông yêu đã có gia đình. Hình ảnh hội Chen năm nào với nỗi tiếc nuối day dứt không tìm gặp được người yêu cứ ám ảnh ông, đi vào trong cả tiếng kèn của ông, khiến tiếng kèn đưa đám mà cứ như đưa người ta vào hội Chen. Những tưởng, ông sẽ đắm chìm trong bi kịch tự tạo ấy. Nhưng thật bất ngờ, khi mở lại hội Chen, do sự sắp xếp của người yêu cũ, một cô gái trẻ đã tìm đến với ông. Và cuối truyện, ông đã chủ động tìm được hạnh phúc ở cái tuổi năm mươi với người con gái ấy. Rõ ràng, hạnh phúc không bao giờ là muộn, chỉ sợ con người không chủ động tìm lấy mà thôi.
Có những truyện kết thúc theo lối hiện đại như kết thúc bằng những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật (Phù sa, Mùa cá bột, Gia đình những người đi xa, Thung lũng cò, Hương cỏ mật, Đường qua nhà, Chiến sĩ quân bưu, Chân trời, Thành phố bên kia cầu,
Ghi chép ở cửa Nhật Lệ).
Đi trong thế giới ngọt ngào của tình người, của những kỉ niệm ấu thơ đẹp đẽ trong
91
giáo Nhâm cưới nhau. Kết thúc tác phẩm là tâm trạng vui mừng, hạnh phúc của Tuân khi nhận thư cô giáo “Lá thư rất mỏng, nhưng anh đã đọc nhiều lần đến nỗi thuộc lòng. Thư vẫn mang những tình cảm quen thuộc, êm dịu như nhiều thư trước của cô, nhưng Tuân không hiểu sao mình lại khao khát nó gấp bội đến thế. Và cùng với lá thư, hương cỏ mật dịu ngọt của quê nhà sao lại như có ở quanh đây ! Mấy tháng nay, anh đã hành quân qua nhiều đồng núi, nhưng chưa hề tìm thấy một cụm cỏ mật nào, dù là một cụm rất bé…” [7, tr.76]. Sự xúc động và niềm mong muốn được cảm nhận lại mùi hương cỏ mật quen thuộc nơi quê nhà của Tuân đánh thức trong mỗi chúng ta những suy nghĩ, tình cảm dành cho những gì thân thương, gần gũi, giúp chúng ta nhận thấy rằng sống bao dung, nhân ái không chỉ đem đến hạnh phúc cho mọi người mà cho cả chính mình.
Về với Chân trời trong niềm suy nghĩ về việc lựa chọn lý tưởng của mỗi người, trong niềm cảm hứng tôn vinh những con người có lý tưởng cao đẹp, đặt lợi ích chung lên trên những toan tính cá nhân, nhà văn đã nhẹ nhàng dẫn dắt người đọc đến với cảm nhận của Lâm trước hạnh phúc của gia đình Chi “Tôi gật đầu và tôi nghĩ thế là Chi đã tìm đến được cái chân trời của cô rồi. Ra giêng, đôi vợ chồng trẻ ấy sẽ mang con trở lại rừng. Chắc là họ sẽ còn có thêm rất nhiều dự định mới, những say mê mới. Khi nào thằng bé lớn, Chi sẽ dạy cho nó biết tìm ra những con đường qua các cánh rừng rậm, những cánh rừng mà ở cái tuổi