Quan hệ thương mạ i đầu tư

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ việt nam trong bối cảnh quan hệ ấn độ asean giai đoạn 1975 1991 (Trang 107 - 112)

triển, cả hai đều đang nỗ lực xây dựng phát triển kinh tế đất nước sau một thời gian dài bị đế quốc thực dân đô hộ. Để thúc đẩy, hỗ trợ nền kinh tế của nhau phát triển, hai nước đã ký một loạt các hiệp định về kinh tế đó là: Hiệp định thương mại; Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các hiệp định trong các lĩnh vực khai khoáng, y tế và môi trường.

Sự kiện quan trọng và có ý nghĩa lớn trong quan hệ hai nước là chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Ấn Độ của đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu từ ngày 24 - 2 đến 2 - 3 - 1978. Nhân dịp này, hai nước kí kết các Hiệp định về hợp tác trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nghiên cứu nông nghiệp, thương mại, kinh tế, trao đổi văn hóa và về tín dụng giữa hai chính phủ.

Từ sau chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, hai bên đã đạt được một số thỏa thuận hợp tác. Ngày 26 - 2 - 1978, Hiệp định thương mại Việt Nam - Ấn Độ ký kết đã tạo động lực mới cho sự trao đổi hàng hóa giữa hai nước. Việt Nam bắt đầu xuất sang Ấn Độ xi măng, chì, gia vị (ớt đỏ, bột nghệ), sản phẩm dệt, vừng, dầu dừa, cùi dừa… Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ một số hàng hóa. Ấn Độ bắt đầu cung cấp tín dụng giúp Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng lại đất nước, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, đường sắt, mía đường và dệt may. Đặc biệt, Việt Nam đã sử dụng các khoản tín dụng để nhập khẩu từ Ấn Độ đầu máy xe lửa, phụ tùng phục vụ đường sắt, hiện đại hóa nhà máy dệt Nam Định và xây dựng nhà máy đay Indira Gandhi.

Theo Hiệp định ngày 26 - 4 - 1978, hai nước đã ký hợp đồng về việc Việt Nam mua trang thiết bị đường sắt của Ấn Độ với tổng trị giá 350 triệu rupi. [71] Đầu tháng 5 - 1978, hai nước đã ký Hiệp định khác về việc Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng không tính lãi để mua 300000 tấn lúa.[71]

Tháng 12 - 1978, Ấn Độ còn mời đoàn chuyên gia dầu khí Việt Nam do Bộ trưởng Đinh Đức Thiện dẫn đầu sang trao đổi khả năng hợp tác khai thác dầu khí ở Việt Nam. Đáng chú ý là việc Ấn Độ sẵn sàng nhận đào tạo nghiên cứu sinh Việt Nam trong ngành sử dụng năng lượng hạt nhân. Ấn Độ đã mời đoàn đại biểu khoa

học kỹ thuật nước ta do Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Nguyễn Đình Tứ dẫn đầu thăm một số cơ sở nghiên cứu nguyên tử ở Ấn Độ. Điều này gây nên sự bất ngờ trong dư luận, nhất là việc đó diễn ra trong hoàn cảnh Mỹ gây sức ép với Ấn Độ không được buôn bán, quan hệ với Việt Nam và Cuba.

Tháng 4 - 1980, trong chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam, Phạm Văn Đồng hai bên đã trao đổi về mục tiêu chiến lược của hai nước trong giai đoạn mới. Trên cơ sở đó, sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật được triển khai. Theo Hiệp định này, hai nước mở rộng hoạt động chung trong các lĩnh vực thủy lợi, xây dựng, xây dựng đường sá và thăm dò khoáng sản, chế tạo động cơ diesel, y tế, dược và bảo vệ môi trường...Ngoài nông nghiệp, Ấn Độ còn hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực bưu chính viễn thông, địa chất, giao thông vận tải.

Thực tế trong nhiều năm hợp tác kinh tế, khoa học - kỹ thuật, Ấn Độ thực sự muốn giúp Việt Nam ở các lĩnh vực mà theo Ấn Độ là cần thiết nhất. Sự giúp đỡ đó không chỉ là các phương tiên vật chất mà chủ yếu là kinh nghiệm, là kế hoạch phát triển, phương pháp và điều kiện để thực hiện các kế hoạch đó.

Năm 1982, được coi là năm có nhiều sự kiện quan trọng trong quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học - kỹ thuật của hai nước.

Mở đầu là ngày 11 - 1 - 1982, đoàn chuyên gia kinh tế liên bộ của Ấn Độ do tiến sĩ G.V.K.Rao dẫn đầu sang thăm Việt Nam. Đoàn đã thăm Viện giống lúa Ô Môn, làm việc với Tổng cục địa chất, với Bộ Mỏ và than.

Tháng 2 - 1982, Ngoại trưởng Ấn Độ, N.Rao sang thăm Việt Nam. Trong dịp này hai Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đã ký hiệp định về hợp tác kinh tế - khoa học kỹ thuật. Các Hiệp định trên nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc độc lập, bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Mục đích chính là củng cố sự hợp tác hiện có, phát triển sự hợp tác dài hạn có kế hoạch và khuyến khích sự hợp tác giữa những tổ chức có liên quan ở mỗi nước. [16]

Từ tháng 2 - 1982 đến 11 - 1982, hai nước đã tổ chức những chuyến thăm lẫn nhau để trao đổi hợp tác trên các lĩnh vực địa chất, kinh tế, thủ công nghiệp, khoa học xã hội.

Đặc biệt, cũng trong năm 1982, Ủy ban hỗn hợp kinh tế - khoa học kỹ thuật Việt Nam - Ấn Độ được thành lập càng thúc đẩy quan hệ kinh tế hai nước phát triển. Đây là kết quả của cuộc gặp đầu tiên từ ngày 6 đến 8 - 12 - 1982, giữa Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ và Việt Nam tại New Delhi. Hai nước đã ký kết Biên bản về hợp tác kinh tế giai đoạn 1982 - 1984 và định kỳ họp 2 năm một lần, từ năm 1986 trở đi mỗi năm họp một lần. Hoạt động của Uỷ ban đã có hiệu quả thiết thực trong việc thúc đẩy và tăng cường hợp tác kinh tế và khoa học - kỹ thuật Việt - Ấn. Thực hiện quyết định của các cuộc họp này, để bước đầu xúc tiến thương mại, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, Ấn Độ đã tổ chức một Triển lãm (từ ngày 1 đến 14 - 3 - 1984) để giới thiệu các sản phẩm của mình tại Hà Nội.

Tháng 4 - 1988, Thủ tướng Ấn Độ, R.Gandhi thăm Việt Nam, sau đó nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ, từ ngày 23 đến 29 - 1 - 1989, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Văn Linh sang thăm Ấn Độ. Các nhà lãnh đạo hai nước đã khẳng định sự cần thiết trong việc tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế - khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực khác trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Hai bên đã đồng ý tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, vận tải hàng không dân dụng và Ấn Độ sẽ đầu tư vào các công trình liên doanh ở Việt Nam. Ấn Độ cũng đã đào tạo và sẽ cử chuyên gia sang Việt Nam giúp đỡ sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình. Thiết bị Pilot xử lý quặng mà Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam đang được chế tạo và nghiên cứu khả năng hợp tác liên doanh trên lĩnh vực đất hiếm. Ấn Độ cũng giúp Việt Nam bốn trạm thực nghiệm trên các vùng sinh thái khác nhau về kỹ thuật trồng bông. [16, tr 345-346]

Tháng 7 - 1990, Nghị định thư trong lĩnh vực Khoa học và Nghị định thư A trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ đã được ký kết trong chuyến thăm Ấn Độ của Phó Chủ tịch Ủy ban Nhà nước về Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Lê Khắc. Bốn thành viên đoàn đại biểu khoa học, dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

Đại học Việt Nam, ông Nguyễn Đình Tứ, thăm một số nhà máy năng lượng nguyên tử và các cơ sở khác ở Ấn Độ, sau khi tham dự Hội nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

Những hoạt động thương mại đầu tư giữa hai nước trong giai đoạn này nhằm bổ trợ nhau trong cơ cấu ngành kinh tế, tìm ra những tiềm năng thế mạnh của nhau để tăng cường hợp tác, giúp nhau vượt qua giai đoạn khó khăn của lịch sử.

Thế nhưng tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ thời kỳ này nói chung còn nhỏ bé. Chẳng hạn, theo IMF, thì đến năm 1985 tổng kim ngạch thương mại hai nước chỉ đạt 19 triệu USD (trong đó Việt Nam xuất khẩu 6 triệu USD và nhập khẩu là 13 triệu USD).[60]

Năm 1990, tổng kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam trị giá hơn 5 triệu rupi và nhập khẩu từ Việt Nam 971000 rupi. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ là đồ da, máy móc điện tử, thiết bị vận tải, thuốc và các sản phẩm dược phẩm và hoá chất vô cơ. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Ấn Độ là phân bón, hạt điều, hóa chất hữu cơ và rau quả, các loại sợi dệt. [80]

Giữa năm 1990, Phòng thương mại Việt Nam - Ấn Độ được chính thức thành lập. Mục đích của sự ra đời tổ chức này nhằm đẩy mạnh hơn nữa thương mại song phương, tập trung phát triển những nhóm ngành nghề mũi nhọn, thế mạnh của nhau.

Tháng 9 - 1990, Bộ trưởng Bộ Thương mại Ấn Độ, Shri Arun Nehru đã đến thăm Việt Nam. Hai nước đã ký Nghị định thư thương mại, dự kiến sẽ tăng đáng kể thương mại song phương và hợp tác kinh tế.

Ấn Độ tiếp tục quan hệ chặt chẽ với Việt Nam, tăng cường hợp tác song phương kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Không chỉ chính phủ mà nhiều tổ chức tư bản tư nhân ở Ấn Độ cũng tích cực hợp tác với Việt Nam. Ví dụ như Hội liên hiệp các hợp tác xã toàn Ấn Độ, Hội công nghiệp cơ khí Ấn Độ, Tập đoàn tư bản tư nhân Bila với đại diện là Công ty CIMMCO, công ty thiết bị và công trình PEC, công ty K.K.Bombay, công ty hỗn hợp châu Á. Tổ chức dầu khí ONGC của Ấn Độ đã hoàn

thành khảo sát địa chấn khu vực ngoài khơi Nam Côn Sơn (Việt Nam) theo hợp đồng với Petro Việt Nam, và bắt đầu khai thác vào giữa năm 1990. [16, tr 346]

Về hợp tác đầu tư, kể từ khi Việt Nam thực hiện Luật Đầu tư từ năm 1988, Ấn Độ là một trong những nước đầu tư sớm vào Việt Nam, ngay cả trong thời kỳ nước ta bị Mỹ và các nước thân Mỹ bao vây, cấm vận kinh tế gay gắt. Ấn Độ là một trong những nước gặt hái được khá nhiều thành công về đầu tư ở Việt Nam. Đầu tư của Ấn Độ trong thời kỳ này là tập trung vào việc thăm dò và khai thác dầu khí. Ấn Độ là nước đầu tiên ký Hiệp định thăm dò và khai thác dầu khí với Việt Nam (5 - 1988), ngay sau khi nước ta công bố luật về đầu tư nước ngoài. Ấn Độ đã quyết định đầu tư vào dự án thăm dò và khai thác dầu khí ở Nam Côn Sơn. Sau khi ký Hiệp định, công ty dầu khí Ấn Độ đã cử đến Việt Nam một đoàn chuyên gia để nghiên cứu và khoan thám sát trên một vài khu vực thuộc thềm lục địa Việt Nam.[78]

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ việt nam trong bối cảnh quan hệ ấn độ asean giai đoạn 1975 1991 (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)