Tiếp tục những thành tựu tốt đẹp về quan hệ văn hóa hai nước đã có từ trước, đặc biệt để xây dựng mối quan hệ toàn diện về nhiều mặt thì trong giai đoạn 1975 - 1991, sự hợp tác trong lĩnh vực văn hóa giáo dục đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Ngay sau khi Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất đất nước, quan hệ hợp tác văn hóa Việt Nam - Ấn Độ đã được khởi động trở lại. Đó là ngày 18 - 12- 1976, Việt Nam và Ấn Độ ký Hiệp định hợp tác văn hoá đầu tiên tại Hà Nội và ký nhắc lại vào năm 1980. Theo đó, hai bên thực hiện Hiệp định theo Chương trình hợp tác văn hoá 2 năm ký một lần. Đây là một sự
kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển quan hệ văn hoá Việt Nam - Ấn Độ, vì nó tạo cơ sở cho mối quan hệ này giữa hai nước phát triển. Theo hiệp định này, hai nước đẩy mạnh và phát triển tiếp xúc trong các lĩnh vực văn học - nghệ thuật, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, y học, thể thao, các phương tiện thông tin đại chúng. Sau đó, nhiều hoạt động trong quan hệ văn hoá hai nước đã được nhanh chóng triển khai.[16]
Năm 1977, lần đầu tiên Việt Nam đã tổ chức Tuần phim Việt Nam tại các thành phố lớn của Ấn Độ như: New Delhi, Bombay và Madras. Việt Nam cũng đã cử đoàn nghệ thuật “Bông Sen” của thành phố Hồ Chí Minh thăm và biểu diễn tại Ấn Độ (2 - 1978).
Phía Ấn Độ cũng đã cử nhiều đoàn văn hoá, nghệ thuật thăm Việt Nam trong thời gian này. Văn học Ấn Độ với những tác phẩm như: Bộ sử thi Mahabharata, Ramayana, thơ chọn lọc của R.Tago, “Truyện kể về Vetala” và tác phẩm văn học hiện đại “Mùa tôm” v.v.... lần lượt được xuất bản tại Việt Nam và được nhân dân Việt Nam đón nhận nhiệt tình, trân trọng. [16]
Một số nhà sư Việt Nam cũng sang tu hành tại Ấn Độ. Những ngày quốc khánh; kỷ niệm sinh nhật các danh nhân của Việt Nam và Ấn Độ như Hồ Chí Minh, M. Gandhi, J. Nehru, I. Gandhi, R. Tagor... cũng được tiến hành thường xuyên và trọng thể ở hai nước.
Từ năm 1980, Chính phủ Ấn Độ chính thức cấp học bổng cho du học sinh Việt Nam theo chương trình trao đổi văn hoá (CEP) và từ năm 1982 là trao đổi khoa học kỹ thuật (ITEC). Số lượng học bổng Ấn Độ dành cho Việt Nam ngày càng tăng và mở rộng thêm nhiều ngành nghề khác nhau.
Ngày 23 - 1 -1989, hai nước đã ký Chương trình trao đổi văn hóa giai đoạn 1989 - 1990, trong đó thỏa thuận các điều khoản rất cụ thể về các lĩnh vực giáo dục, nghệ thuật văn hóa, thể thao, công tác thanh niên, y tế, phúc lợi gia đình, thông tin, thông tin đại chúng và du lịch.
Năm 1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ấn Độ đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và có ý nghĩa như: phát hành tem mang hình Bác
Hồ, đặt tên Bác cho một đường phố tại New Delhi, đặt tượng Bác và tổ chức Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cancutta, tổ chức mít tinh kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở New Delhi.
Tháng 2 - 1990, Ấn Độ đã gửi hơn 1500 đầu sách khoa học kỹ thuật sang tham gia triển lãm sách của Thư viện khoa học kỹ thuật Trung ương tại Việt Nam và tặng toàn bộ số sách quý này cho Việt Nam. [80]
Nhân dịp chào mừng thàng công tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống R. Vencataraman, tối 5 - 5 - 1991, Đài truyền hình Ấn Độ đã chiếu bộ phim do điện ảnh Việt Nam sản xuất, giới thiệu về lịch sử, đất nước, con người Việt Nam. Bộ phim điểm lại truyền thống đấu tranh kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta qua các thời kỳ và công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đổi mới ngày nay. Bộ phim còn giới thiệu về cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh.[16]
Sáng 29 - 5 - 1991, tại Cung văn hoá Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội, Liên hiệp các Tổ chức hoà bình, đoàn kết hữu nghị Việt Nam, Uỷ ban đoàn kết Á - Phi của Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ đã tổ chức trọng thể lễ tưởng niệm Cố Thủ tướng R. Gandhi vừa bị ám sát. Tới dự có Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ. Đọc diễn văn tại buổi lễ, Giáo sư Phạm Song đã bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc của nhân dân Việt Nam đối với Thủ tướng Ấn Độ, R.Gandhi. Diễn văn có đoạn:“Ngài R.Gandhi chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim nhân dân Việt Nam. Ngài luôn luôn giành tình cảm hết sức tốt đẹp đối với đất nước, nhân dân Việt Nam và Chủ tịch Hồ chí Minh”.[16]
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, ông G.C. Sác-ma chân thành cám ơn phía Việt Nam đã tổ chức trọng thể lễ tưởng niệm Cố Thủ tướng R. Gandhi và bày tỏ mong muốn nhân dân hai nước anh em tưởng nhớ Cố Thủ tướng một cách thiết thực là tiếp tục cùng nhau làm hết sức mình vun đắp cho mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ngày càng tốt đẹp. [24]
hệ đặc biệt hai nước ngày càng phát triển, và ngày nay quan hệ văn hóa đã góp phần không nhỏ trong việc duy trì và phát triển mối quan hệ ấy, giúp hai nước tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề song phương và khu vực, quốc tế.
3.2.2 Quan hệ về giáo dục
Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ đã có những bước phát triển tốt đẹp. Hợp tác Việt - Ấn trong lĩnh vực giáo dục đào tạo được diễn ra dưới hai hình thức: trao đổi kinh nghiệm đào tạo và giúp đỡ nhau đào tạo cán bộ.
Ngay từ năm 1980, Chính phủ Ấn Độ đã bắt đầu chính thức cấp học bổng cho lưu học sinh Việt Nam theo chương trình trao đổi văn hóa (CEP) và cũng từ năm 1982 cấp thêm theo con đường hợp tác khoa học kỹ thuật (ITEC). Số lượng học bổng Ấn Độ dành cho Việt Nam ngày càng tăng và mở rộng thêm nhiều ngành học khác nhau. Việt Nam cũng là nước được Ấn Độ giành cho nhiều suất học bổng nhất trong số các nước đang phát triển. [72]
Về đào tạo cán bộ - chuyên gia: nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam được đào tạo ở Ấn Độ trên các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng... Ấn Độ còn giúp đỡ đào tạo, bồi dưỡng cho Việt Nam nhiều chuyên gia trên lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật.
Liên quan đến việc trao đổi kinh nghiệm trong việc giáo dục - đào tạo, năm 1987, hai đoàn đại biểu của Tổng cục dạy nghề của Việt Nam đã tới thăm Ấn Độ nhằm trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu về đào tạo dạy nghề với các cơ quan tương ứng của Ấn Độ. Cùng năm này, hợp tác đào tạo Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực thủy lợi cũng được phát triển mạnh, quan hệ giữa hai Bộ Thủy lợi cũng như giữa các trường đại học về thủy lợi của hai nước được thiết lập. Nhiều giảng viên Trường Đại học Thủy lợi Việt Nam đã tới thăm trường đại học Ruskes, Ấn Độ nhằm trao đổi kinh nghiệm đào tạo chuyên gia trẻ và bàn những vấn đề về hợp tác giữa hai bên. Đoàn đại biểu trường đại học Ruskes cũng đã tới Việt Nam để nghiên cứu khả năng hợp tác. [16]
tế ở Việt Nam. Viện Y học dân tộc đã tổ chức những khóa đào tạo cho các chuyên gia dược học của Ấn Độ đang làm việc ở Việt Nam về y học dân gian truyền thống Việt Nam như châm cứu và giác.
Những lĩnh vực quan hệ hợp tác có hiệu quả giữa Việt Nam, Ấn Độ trong giai đoạn này như: Ấn Độ giúp Việt Nam đào tạo chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, nông nghiệp..., cử đến Việt Nam nhiều chuyên gia trên những lĩnh vực khác nhau làm việc trong các cơ sở khoa học do Ấn Độ xây dựng. Tiêu biểu trong số những cơ sở đó là Viện nghiên cứu lúa Ô Môn (Hậu Giang) và trung tâm nghiên cứu trâu sữa Sông Bé. Trung tâm nghiên cứu lúa Ô Môn với việc tạo ra nhiều giống lúa mới, năng suất cao đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của lĩnh vực sản xuất lương thực nước ta trong thời gian qua.
3.3 Nhận xét quan hệ kinh tế - văn hóa Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991
Trong giai đoạn 1975 - 1991, quan hệ Ấn Độ - ASEAN tuy có sự mờ nhạt trong quan hệ chính trị nhưng quan hệ kinh tế, văn hóa có nhiều tiến triển tốt đẹp, thúc đẩy cho các quan hệ khác phát triển. Thông qua các chuyến thăm hữu nghị lẫn nhau của các nguyên thủ quốc gia các nước, được xem là kênh tốt nhất để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và trao đổi các nhu cầu hợp tác kinh tế - văn hóa.
Những thành tựu kinh tế giữa Ấn Độ với các nước ASEAN giai đoạn 1975 - 1991 là biểu hiện cụ thể của nhu cầu hợp tác phát triển của hai bên dù còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt Ấn Độ đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược với Singapore, Malaysia, Thái Lan - đây là những nước hợp tác thành công và chiếm phần lớn thị phần xuất nhập khẩu của Ấn Độ tại khu vực Đông Nam Á. Những thành tựu khả quan về hợp tác kinh tế thương mại của Ấn Độ với các nước ASEAN trong thời gian này được xem là điểm sáng để hướng tới viễn cảnh tốt đẹp xua tan màn đêm u ám của bức tranh chính trị những thập kỷ cuối của chiến tranh lạnh. Như vậy, trong mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN, điều quan tâm trước mắt là hợp tác thương mại, nhưng đồng thời thông qua đó còn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về an ninh, chính trị, xã hội.[13.tr. 132]. Sự hợp tác thành công về mặt kinh tế giữa Ấn Độ -
ASEAN giai đoạn 1975 - 1991, giúp Ấn Độ từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các nước ASEAN, đồng thời cũng có cơ hội giúp đỡ các nước Đông Dương, tiêu biểu là Việt Nam một cách thiết thực, công khai.
3.3.1 Quan hệ kinh tế, văn hóa Ấn Độ - Việt Nam
Quan hệ kinh tế, văn hóa Ấn Độ - Việt Nam từ 1975 đến 1991 tiếp tục phát triển tốt đẹp. Ấn Độ đăc biệt chú ý đến vấn đề khôi phục lại nền kinh tế Việt Nam và cho rằng Ấn Độ cần có những nỗ lực nhằm giúp Việt Nam xây dựng lại đất nước. Ấn Độ thấy được nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế của Việt Nam bởi Ấn Độ cho rằng đây sẽ là thị trường rất lớn tiêu thụ hàng hóa của Ấn Độ từ hàng tiêu dùng đến thiết bị máy móc…
Ngược lại, Việt Nam có tài nguyên phong phú, đất đai phì nhiêu, có những nguồn hàng chiến lược có tiềm năng dồi dào, phù hợp với yêu cầu lâu dài của Ấn Độ về nguyên liệu, dầu thực vật… Đây là khu vực có thể hợp tác kinh tế lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho Ấn Độ phát triển và mở rộng thị trường.
Trước mắt Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn nên Ấn Độ chưa hợp tác được nhiều, nhưng Ấn Độ muốn đạt được một số kết quả cụ thể có ý nghĩa trong việc hợp tác với Việt Nam, gọi là “góp phần xây dựng lại Việt Nam” để đề cao vai trò của Ấn Độ ở khu vực, tạo thế đứng lâu dài hợp tác với Việt Nam và khu vực.
Tuy nhiên, quan hệ kinh tế Ấn Độ - Việt Nam giai đoạn này chưa thật sự tương xứng với quan hệ chính trị cũng như tiềm năng kinh tế mỗi nước, chủ yếu là sự giúp đỡ của Ấn Độ cho Việt Nam để xây dựng đất nước. Và mặc dù sự trợ giúp của Ấn Độ cho Việt Nam về kinh tế còn khá khiếm tốn so với viện trợ của các nước COMECON song những trợ giúp đó vẫn đóng góp một phần nổi bật trong quá trình phát triển đất nước của Việt Nam. Nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi ghi nhớ sự giúp đỡ to lớn và quý báu này của Ấn Độ. Còn xét trong quan hệ thương mại đầu tư hai nước còn ở dạng tiềm năng.
Do vậy có thể nói, quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong suốt Chiến tranh lạnh vẫn chủ yếu là quan hệ chính trị và ngoại giao, thương mại song phương rất yếu ớt, còn ở dạng tiềm năng. Thực chất, quan hệ kinh tế Ấn Độ - Việt Nam giai đoạn này
chủ yếu là sự viện trợ, giúp đỡ của Ấn Độ dành cho Việt Nam, giúp chúng ta vượt
qua thời kỳ khó khăn, khắc phục hậu quả chiến tranh xây dựng đất nước.
Quan hệ trên lĩnh vực văn hóa Ấn Độ - Việt Nam từ năm 1975 đến 1991 là sự tiếp tục mối quan hệ tốt đẹp trong lịch sử. Trong giai đoạn này, quan hệ hợp tác văn hóa tốt đẹp giữa hai nước được đánh dấu từ sự kiện hai nước ký Hiệp định hợp tác văn hóa (1976) càng khẳng định mối quan hệ gần gũi, gắn bó nhân dân hai nước. Trong suốt thời gian này, thông qua các chương trình trao đổi văn hóa lẫn nhau hay tổ chức các ngày lễ kỷ niệm chào mừng ngày Độc lập, ngày sinh nhật lãnh tụ hai nước…giúp Chính phủ và nhân dân hai nước thêm hiểu biết về nhau, thắt chặt tình bạn lâu đời.
Đồng thời, thông qua mối quan hệ hợp tác văn hóa giữa hai nước giúp củng cố thêm lòng tin ở nhau, nhất là giúp Việt Nam tin tưởng vượt qua thời kỳ khó khăn nhất kể từ sau cách mạng tháng Tám 1945. Những thành tựu trong quan hệ trên lĩnh vực văn hóa hai nước thời kỳ này giúp tình bạn Ấn Độ -Việt Nam càng xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, từ đó quan điểm hai nước trong việc nhìn nhận các vấn quốc tế và khu vực đang diễn ra một cách tương đồng, gần sát với nhau.
3.3.2 Nhận xét quan hệ kinh tế, văn hóa Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991
Mặc dù trong giai đoạn 1975 - 1991, quan hệ chính trị Ấn Độ - ASEAN mờ nhạt nhưng quan hệ kinh tế, văn hóa vẫn đạt được nhiều thành tựu tốt đẹp. Bởi lẽ:
Thứ nhất, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, mối quan hệ của Ấn Độ với ASEAN phần lớn "ghẻ lạnh" vì lựa chọn con đường phát triển kinh tế và chính trị của các bên khác nhau nhưng Ấn Độ đã chủ động thực hiện thành công chiến lược ngoại giao kinh tế.
Trong khi Ấn Độ thực hiện chính sách phát triển kinh tế thay thế nhập khẩu và hướng nội thì các nước ASEAN từ cuối thập kỷ 70 trở đi phát triển kinh tế theo xu hướng xuất khẩu và hội nhập toàn cầu. Về tư tưởng chính trị, nhóm nước thành lập ASEAN theo chính sách thân phương Tây, trong khi Ấn Độ chia sẻ mối quan hệ chặt chẽ với Liên Xô. Đặc biệt từ sau sự kiện Campuchia (1979), quan hệ Ấn Độ -
ASEAN suy giảm dần. Bên cạnh đó, khả năng ngày càng gia tăng của lực lượng hải quân Ấn Độ vào cuối thập niên 1980, đã bắt đầu khiến một số nước ASEAN lo ngại, đặc biệt là Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Điều đó đã cản trở quan hệ Ấn Độ và ASEAN trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh. Và kết quả là Ấn Độ đã hai lần