Nhận xét quan hệ kinh tế, văn hóa Ấn Độ Việt Nam trong bối cảnh

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ việt nam trong bối cảnh quan hệ ấn độ asean giai đoạn 1975 1991 (Trang 120 - 147)

cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991

Mặc dù trong giai đoạn 1975 - 1991, quan hệ chính trị Ấn Độ - ASEAN mờ nhạt nhưng quan hệ kinh tế, văn hóa vẫn đạt được nhiều thành tựu tốt đẹp. Bởi lẽ:

Thứ nhất, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, mối quan hệ của Ấn Độ với ASEAN phần lớn "ghẻ lạnh" vì lựa chọn con đường phát triển kinh tế và chính trị của các bên khác nhau nhưng Ấn Độ đã chủ động thực hiện thành công chiến lược ngoại giao kinh tế.

Trong khi Ấn Độ thực hiện chính sách phát triển kinh tế thay thế nhập khẩu và hướng nội thì các nước ASEAN từ cuối thập kỷ 70 trở đi phát triển kinh tế theo xu hướng xuất khẩu và hội nhập toàn cầu. Về tư tưởng chính trị, nhóm nước thành lập ASEAN theo chính sách thân phương Tây, trong khi Ấn Độ chia sẻ mối quan hệ chặt chẽ với Liên Xô. Đặc biệt từ sau sự kiện Campuchia (1979), quan hệ Ấn Độ -

ASEAN suy giảm dần. Bên cạnh đó, khả năng ngày càng gia tăng của lực lượng hải quân Ấn Độ vào cuối thập niên 1980, đã bắt đầu khiến một số nước ASEAN lo ngại, đặc biệt là Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Điều đó đã cản trở quan hệ Ấn Độ và ASEAN trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh. Và kết quả là Ấn Độ đã hai lần từ chối tham gia đối thoại với các nước ASEAN. Nhưng chính sự chủ động, kiên trì trong quan hệ ngoại giao của các nguyên thủ quốc gia Ấn Độ góp phần quan trọng trong việc giúp các nước ASEAN nhận thức đúng thiện chí của Ấn Độ mong muốn một khu vực Đông Nam Á hòa bình, đoàn kết, hợp tác phát triển. Từ đó, các bên đã bước đầu tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế, nhưng quan trọng hơn cả là thắt chặt tình đoàn kết lẫn nhau, coi nhau là những đối tác đáng tin cậy trong chiến lược phát triển hiện tại và tương lai của mình.

Thứ hai, trong hai thập kỷ cuối của Chiến tranh lạnh xu hướng hợp tác phát

triển đã xuất hiện như một yêu cầu tất yếu của lịch sử. Cả Ấn Độ và các nước ASEAN đều có nhu cầu hợp tác kinh tế với nhau.

Đó là sự chuyển động nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, những yêu cầu phát triển nền kinh tế buộc các quốc gia xem xét cân nhắc kỹ chính sách ngoại giao mở để tìm hướng đi mới phát triển độc lập và có vị thế nhất định trên trường quốc tế, nhất là những nước đang phát triển hay có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hai chủ thể lớn Mỹ, Liên Xô. Và giải pháp tối ưu được đa số các nước lựa chọn là hợp tác khu vực, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các nước láng giềng, các nước có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN giai đoạn này mang những đặc trưng như thế, tuy còn nhiều vấn đề chính trị phức tạp đang tháo gỡ nhưng không làm đảo ngược xu thế hợp tác kinh tế thương mại Ấn Độ - ASEAN.

Trong suốt thời gian Chiến tranh lạnh, chính sách đối ngoại của Ấn Độ được xây dựng trên tinh thần không liên kết và dựa trên quan hệ ngoại giao và an ninh tốt đẹp với khối các nước xã hội chủ nghĩa. Từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, chính sách đối ngoại của Ấn Độ được xây dựng trên cơ sở đảm bảo

an ninh và đảm bảo ưu thế sức mạnh của Ấn Độ trong khu vực và về lâu dài mở rộng ảnh hưởng ra toàn cầu. Trong đó, “lợi ích kinh tế của nước này được xem là ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu của chính sách đối ngoại và mục tiêu an ninh”.[66]

Ấn Độ trong chiến lược vươn lên vị thế nước lớn, trở thành cường quốc ở Châu Á và thế giới của mình Ấn Độ đặc biệt chú trọng đến quan hệ hợp tác phát triển với ASEAN vì đây là khu vực giàu có tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện về kỹ thuật và nguồn nhân lực thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế. Tình hình hòa bình, ổn định được lập lại ở khu vực Đông Nam Á mở ra triển vọng phát triển thịnh vượng của khu vực, là thị trường buôn bán đầu tư đầy hứa hẹn.

Ấn Độ hướng đến ASEAN với đầy tham vọng mới. Còn ASEAN hướng đến Ấn Độ như một giải pháp chiến lược mới của mình, thị trường tiềm năng. Có thể nói, chính sách hòa bình, trung lập tích cực của Ấn Độ có sức hấp dẫn đáng kể ở Đông Nam Á, nhất là tác động của nó trong thời kỳ Chiến tranh lạnh khi những chỗ dựa nước lớn đang bị lung lay; đó là khi Anh tuyên bố rút khỏi bán đảo Malacca và khả năng Mỹ rút khỏi bán đảo Đông Dương vào lúc lực lượng cách mạng Đông Nam Á đang ngày càng lớn mạnh và ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội đang tăng lên trong khu vực khiến những người đứng đầu chính phủ các nước trên phải tính đến việc tìm kiếm một sự lựa chọn khác để duy trì an ninh quốc gia của mình và tránh cho Đông Nam Á rơi vào vòng ảnh hưởng của những cường quốc bên ngoài khác. Để tránh bị tác động trước những biến động của tình hình khu vực và thế giới, giải pháp trung lập của Ấn Độ được các nước Đông Nam Á hoan nghênh tiếp nhận. [17]

Đặc điểm của nền kinh tế các nước ASEAN là nền kinh tế công - nông nghiệp hướng xuất khẩu, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật và thị trường của các nước tư bản phát triển và chịu sự kiểm soát chi phối mạnh mẽ của các thế lực tư bản quốc tế Mỹ, Nhật. Song, từ sau khi Mỹ thất bại ở Việt Nam, khối lượng đầu tư và viện trợ của Mỹ, Nhật giảm hẳn (do suy thoái kinh tế). Các nước ASEAN có nhu cầu đa dạng hóa quan hệ kinh tế, các nguồn đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu trong khu vực và trên thế giới, cũng như tham gia vào

cuộc đấu tranh kinh tế của các nước đang phát triển, trong tình hình mới, ASEAN cũng muốn xúc tiến hợp tác kinh tế với Ấn Độ.

Ấn Độ nhận thấy ảnh hưởng của Mỹ, Nhật có chiều hướng giảm trong các nước ASEAN và xu hướng muốn tăng cường hợp tác giữa các nước Châu Á đang ngày càng tăng là điều kiện thuận lợi để Ấn Độ thâm nhập sâu vào khu vực. Hội nghị các đại sứ Ấn Độ ở Đông Nam Á đã vạch ra các biện pháp để thúc đẩy quan hệ cới các nước ASEAN và tìm cách đối phó lại ảnh hưởng của Nhật, Úc, Niu Di Lân là những nước đang phát triển. Ấn Độ gặp nhiều khó khăn về đầu tư vốn. Vì vậy, Ấn Độ không thể cạnh tranh nổi với Nhật Bản trong lĩnh vực viện trợ kỹ thuật và kinh tế. Ấn Độ chỉ có thể phát triển hình thức chung vốn đầu tư kinh doanh. Các công trình hợp doanh này phải nằm trong khuôn khổ kinh nghiệm và bí quyết kỹ thuật của Ấn Độ cho phép và điểm quan trọng hơn là các công ty tư nhân của Ấn Độ có thể đảm nhận những công trình này về trang thiết bị và vốn.

Do nhu cầu phát triển kinh tế, Ấn Độ đặc biệt quan tâm đến việc phát triển quan hệ kinh tế với các nước ASEAN nhằm giải quyết những khó khăn về thị trường và nguyên liệu, đồng thời nhằm tạo điều kiện phá vỡ những nghi ngờ của ASEAN đối với Ấn Độ sau khi Ấn Độ công nhận Cộng hòa nhân dân Campuchia. Một trong những mục đích chính của chuyến thăm một số nước Đông Nam Á của Thủ tướng I.Gandhi (9 - 1981) là để thuyết phục các nước này thông cảm với quan điểm của Ấn Độ về Đông Nam Á và Campuchia và nhằm bình thường hóa quan hệ với ASEAN, tăng cường quan hệ kinh tế song phương. Bà I. Gandhi phát biểu:

“Trong khi vẫn còn có những bất đồng về vấn đề Đông Dương, chúng ta hãy tìm kiếm cái mà chúng ta có thể nhất trí, và tôi cho rằng chúng ta hãy tìm kiếm trong lĩnh vực hợp tác và cố mở rộng lĩnh vực hợp tác đó”.[49]

Do đó, cả Ấn Độ và ASEAN đều có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi bên. Tuy nhiên, trong vòng xoáy của Chiến tranh lạnh họ trở thành những nạn nhân của mối tranh chấp ý thức hệ, dẫn đến sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng nên quan hệ nửa vời, thiếu chặt chẽ.

Có thể nói quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 là mối quan hệ vừa “đấu tranh” vừa hợp tác. “Đấu tranh” khi hai bên đại diện cho hai ý thức hệ khác nhau, “đấu tranh” cũng để hiểu rằng nhu cầu liên kết của hai bên là không thể tách rời do đó những động thái chính trị của mỗi bên sẽ gây tổn thương cho nhau và là những nhát cắt trong sợi dây liên hệ hợp tác phát triển.

Do vậy, sự nhập nhằng trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN thời kỳ này cũng hoàn toàn dễ hiểu, đồng thời nó còn tiêu biểu cho mối quan hệ các nước dưới tác động của chiến tranh lạnh.

Thứ ba, quan hệ gần gũi về địa lí, văn hóa và mối quan hệ thương mại lâu

đời trong lịch sử giúp Ấn Độ và ASEAN hiểu rõ về thị trường của nhau, trở thành những đối tác đáng tin cậy. Hơn nữa, dù Ấn Độ và ASEAN lựa chọn con đường phát triển kinh tế khác nhau nhưng xét về cơ bản vẫn có nhiều nét tương đồng trong cơ cấu kinh tế Châu Á.

Do vậy, mặc dù bị chi phối không ít bởi quan hệ chính trị căng thẳng giữa Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 nhưng xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế của Ấn Độ và mỗi nước thành viên ASEAN nên quan hệ kinh tế đạt được nhiều thành tựu.

Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam từ 1975 đến 1991 đạt được những thành tựu rực rỡ trong quan hệ chính trị, ngoại giao như Ấn Độ lên tiếng ủng hộ tính chất chính nghĩa của quân đội Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế cao cả là giúp đỡ chính quyền cách mạng non trẻ của Chính phủ Campuchia (sự kiện Campuchia năm 1979), là cầu nối trong việc gắn kết quan hệ Việt Nam với ASEAN, ủng hộ giúp đỡ về vật chất và tinh thần…Tuy vậy, quan hệ kinh tế Ấn Độ - Việt Nam giai đoạn này còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với thành tựu quan hệ chính trị cũng như tiềm năng kinh tế hai nước. Nguyên nhân có thể giải thích như sau:

Một là, trong thời gian này bản thân mỗi nước đều đang gặp nhiều khó khăn nhất là Việt Nam vừa giành được độc lập, thống nhất Tổ quốc sau một thời gian dài chịu sự đô hộ và chia cắt của thực dân đế quốc, khó khăn trong nước chưa kịp khắc phục thì bên ngoài Mỹ cùng các nước thực hiện lệnh cấm vận Việt Nam, do vậy có

thể nói khó khăn chồng chất khó khăn. Từ thực trạng Việt Nam như vậy, quan hệ hợp tác hay trở thành đối tác chiến lược toàn diện với một nước nào là điều khó khăn, nhất là trong quan hệ hợp tác kinh tế với Ấn Độ - một quốc gia tuy rộng lớn, đông dân và lịch sử phát triển lâu đời nhưng tính đến thời điểm hiện tại vẫn là nước đang phát triển, nước thứ ba.

Việc Ấn Độ giúp đỡ Việt Nam không chỉ là tình bạn lâu đời mà còn vì nhiệm vụ quốc tế và chiến lược phát triển của Ấn Độ trong khu vực. Để tăng cường ảnh hưởng của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á và cách tốt nhất để hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á cũng như sự tăng lên của quan hệ chiến lược Trung - Mỹ là làm giảm sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước ASEAN, Ấn Độ trở thành cầu nối giữa Việt Nam và ASEAN.

Trong nguồn lực có thể của mình, Ấn Độ đã viện trợ lương thực, giống cây trồng vật nuôi, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, cho vay khoản ưu đãi…một cách nhiệt tình, đầy thiện chí. Do vậy, công bằng mà nói quan hệ kinh tế Ấn Độ - Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ chỉ là quan hệ một chiều, quan hệ cho - nhận (Ấn Độ - Việt Nam). Bên cạnh đó, hai nước cũng đã ký những hợp đồng trong khai thác dầu khí (ở Nam Côn Sơn), may mặc…còn khá khiêm tốn mà mục đích chủ yếu là để giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách về kinh tế với các nước ASEAN và khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Thứ hai, Việt Nam và Ấn Độ đều là những nước đang phát triển, nhu cầu mặt hàng xuất và nhập khẩu tương tự nhau (quần áo may sẵn, gạo, chè, cà phê, hạt tiêu…); doanh nghiệp hai nước còn thiếu hiểu biết về khả năng và thị trường của nhau; thủ tục hành chính hai nước còn nặng nề và còn có sự khác biệt trong cơ chế hợp tác.

Đều là những nước đang phát triển nên nhu cầu được hỗ trợ về vốn cũng như sự chuyển giao công nghệ tiên tiến từ bên ngoài giúp phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới. Do vậy, trong chiến lược phát triển mỗi nước cả Ấn Độ và Việt Nam đều không xem mỗi bên là đối tác ưu việt số một cần hướng đến.

tương tự nhau, do đó nhu cầu xuất hay nhập khẩu mặt hàng của nhau rất ít, thậm chí trên thương trường còn là những đối thủ canh trạnh nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù hai nước có mối quan hệ lâu đời, tuy nhiên những kiến thức về thị trường của nhau hai nước còn khá khiêm tốn, mơ hồ nên chưa khai thác triệt để ưu điểm thị trường của mỗi nước để hơp tác hiệu quả. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính phiền hà, phức tạp, mất nhiều thời gian…cũng cản trở đến hoạt động thương mại hai nước.

Tuy còn nhiều khó khăn cản trở trong quan hệ hai nước nhưng bằng tất cả tình cảm và kinh nghiệm quan hệ lâu đời trong lịch sử mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam dần dần phát triển thành một quan hệ đối tác chiến lược. Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế đang ngày càng phát triển cùng với quan hệ song phương giữa hai nước thường được nhắc đến như là hình mẫu lí tưởng cho hợp tác kinh tế

Nam - Nam cho các nước đang phát triển. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, không

giống những năm 50, 60 của thế kỷ XX, chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX đã ưu tiên cho các nước Đông Dương (đặc biệt là Việt Nam) hơn các nước ASEAN. Các chiến lược kinh tế và chính trị của Ấn Độ một cách tự nhiên đã làm suy giảm hình ảnh và quan hệ của Ấn Độ với các nước ASEAN, nhưng mặt khác lại nâng cao uy tín của Ấn Độ đối với các nước Đông Dương.

Thứ ba, trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ năm 1975 đến 1991 thực

chất là để bảo đảm lợi ích và vị thế của mình ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á tránh nguy cơ bị các nước lớn nhất là Trung Quốc giành vị thế bá chủ. Do vậy, chính sách của Ấn Độ là mềm dẻo tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế với các nước ASEAN, còn trong quan hệ với Việt Nam, Ấn Độ chú trọng đẩy mạnh quan hệ chính trị hơn kinh tế. Theo nhận định của Ấn Độ từ sau thắng lợi của Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam làm thất bại âm mưu chống phá của Trung Quốc thì Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có khả năng bảo vệ thành công hòa bình khu vực, chống âm mưu bá quyền của trung Quốc. Do đó,

điểm sáng trong quan hệ Ấn Độ - Việt Nam thời kỳ này thiên về quan hệ chính trị cũng hoàn toàn lí giải được.

Qua việc tìm hiểu quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị,

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ việt nam trong bối cảnh quan hệ ấn độ asean giai đoạn 1975 1991 (Trang 120 - 147)