đảng phái hàng đầu và các tổ chức xã hội, nhân dân Ấn Độ.
Bên cạnh quan hệ giữa hai Nhà nước Việt Nam và Ấn Độ phát triển ngày càng tốt đẹp thì quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng phái hàng đầu Ấn Độ như Đảng Quốc đại, Đảng Quốc đại (I), Đảng Cộng sản Ấn Độ, Đảng Cộng sản (M)...Các tổ chức xã hội: Công đoàn, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội hữu nghị hai nước... cũng có quan hệ tốt đẹp. Các đảng phái và tổ chức trên đã ủng hộ quan điểm của Chính phủ Ấn Độ trong việc tăng cường quan hệ hai nước, ủng hộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam cũng như quan điểm của Việt Nam về những vấn đề khu vực và quốc tế. Đây là một trong những chính sách ngoại giao khôn khéo của Việt Nam, nhờ vậy dù trong thời gian này Ấn Độ gặp nhiều bất ổn
có sự thay thế liên tục người cầm quyền thuộc các đảng đối lập nhưng điểm chung là đều ủng hộ giúp đỡ nhiệt tình cho Việt Nam.
Nhân dịp Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi điện mừng và cảm ơn chân thành tới Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI), các tổ chức dân chủ tiến bộ và nhân dân Ấn Độ đã tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam.
Theo sáng kiến của hai Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI và CPI - M) các đảng phái khác nhau ở Ấn Độ kể cả đảng Janata (Đảng cầm quyền), Hội hữu nghị Ấn Độ - Việt Nam đã được thành lập (8 - 1977). Ban chấp hành Uỷ ban toàn quốc của hội có 15 người, trong đó có 4 chủ tịch đại diện cho các đảng, chủ tịch hội phụ nữ Ấn Độ, 1chủ bút tòa báo…Đảng Janata có 5 ủy viên chiếm tỉ lệ cao nhất trong Uỷ ban. Phong trào nhân dân Ấn Độ ủng hộ Việt Nam vốn đã có từ trước đây nhưng do nhiều tổ chức cùng phát động nên chưa trở thành một khối thống nhất trong toàn liên bang. Hội Hữu nghị Ấn Độ - Việt Nam ra đời là một sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ giữa hai nước. Mục đích thành lập nhằm tập hợp tất cả các đảng phái, các tầng lớp nhân dân tăng cường hơn nữa tình hữu nghị của hai dân tộc và ủng hộ Việt Nam trong việc xây dựng đất nước ở giai đoạn mới. Việc thành lập Hội đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam - Ấn Độ.
Hàng năm Hội tổ chức mít tinh, gặp mặt thân mật, nói chuyện, hội thảo, triển lãm, chiếu phim tại Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của Ấn Độ như: Ngày Cộng hòa (26 - 1), Ngày Độc lập (15 - 8), Lễ kỷ niệm cố Thủ tướng Indira Gandhi, Rajiv Gandhi, Ngày sinh của Jawaharlan Nehru, Ngày sinh của Mahatma Gandhi, Ngày Tết ánh sáng Deepabali dân tộc cổ truyền, Ngày ITEC và Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Nam.
Hội đã tiến hành phối hợp với các nhà xuất bản Việt Nam xuất bản tem, một số sách giới thiệu về Ấn Độ trong nhân dân Việt Nam như cuốn “Tự truyện” của Thủ tướng Indira Gandhi, cuốn “ Phát hiện Ấn Độ” của Thủ tướng Jawaharlal
Nehru, sách giới thiệu về Mahatma Gandhi, thơ Tagore. Hội cử đoàn đại biểu đến chào các vị lãnh đạo cấp cao Ấn Độ sang thăm Việt Nam, tổ chức tiếp đón các đại biểu các ngành, lĩnh vực khác nhau của Ấn Độ.
Hội cũng góp phần đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước. Phân hội hữu nghị Việt - Ấn tỉnh Tiền Giang là một trong những phân hội đã có nhiều đóng góp tích cực, đón tiếp các đoàn doanh nghiệp Ấn Độ thăm, ký kết hợp tác kinh tế, thương mại với tỉnh, giúp trao đổi du lịch khoa học, kỹ thuật và đào tạo cán bộ.
Đặc biệt, trong hoàn cảnh Việt Nam bị nghi kỵ, cô lập nhất trong vấn đề biên giới Campuchia thì bên cạnh sự ủng hộ của Chính phủ Ấn Độ, nhiều tầng lớp nhân dân và tổ chức chính trị - xã hội Ấn Độ quan tâm hưởng ứng. Ngày 1 - 8 - 1978, đoàn đại biểu giới trí thức Ấn Độ, gồm 26 nhà khoa học nổi tiếng ở Tây Bengal đã ra lời kêu gọi ủng hộ Việt Nam: “Chúng tôi lấy làm buồn và lo ngại khi thấy hiện nay vài nước láng giềng của Việt Nam gây ra xung đột với họ. Chúng tôi cho rằng, những đề nghị của Chính phủ Việt Nam có thể làm cơ sở tiến tới thiết lập các quan hệ láng giềng tốt và giải quyết bằng biện pháp hòa bình các vấn đề hiện nay”. [16]
Cũng trong ngày này, hưởng ứng lời kêu gọi nói trên, các thầy giáo và sinh viên Trường đại học Cancutta đã tổ chức mít tinh, xuống đường ủng hộ Việt Nam.
Trong thời gian diễn ra cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc vào các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, đông đảo các tầng lớp nhân dân New Delhi, đại diện các đảng phái chính trị Ấn Độ, đông đảo phụ nữ Ấn Độ, các chiến sĩ tự do Ấn Độ…đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Ấn Độ phản đối cuộc chiến tranh của Trung Quốc và đòi họ phải rút quân ngay lập tức về nước,
“không được đụng đến Việt Nam”. Khẩu hiệu này làm chúng ta nhớ đến sự kiện năm 1970, trên toàn lãnh thổ Ấn Độ, một lần nữa lại dấy lên phong trào ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược. Ở khắp mọi nơi, nhân dân Ấn Độ đã hô vang khẩu hiệu: “ Việt Nam - Bhrat. Bhai, Bhai” - “ Việt Nam - Ấn Độ là anh em”.
quan điểm của chính phủ trong việc tăng cường quan hệ hai nước vừa là động lực thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Năm 1982, Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ ra đời là một sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước. Hội đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển quan hệ hai nước.
Tháng 3 - 1987, đoàn đại biểu Hội Luật gia Ấn Độ do ông Marisoarúp - Chủ tịch Hội Luật gia Ấn Độ đã đến thăm Việt Nam. Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đã thân mật tiếp đoàn. Đoàn cũng đã gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm với đoàn Luật gia Việt Nam. Hai bên bày tỏ sự ủng hộ những sáng kiến hoà bình của Ấn Độ như Tuyên bố New Delhi, coi đó là cương lĩnh có tầm vóc lịch sử.
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập nước Cộng hoà Ấn Độ, tối ngày 1 - 2-1987, tại Hà nội Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban Việt Nam đoàn kết và hữu nghị với các nước, Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ đã tổ chức mít tinh trọng thể chào mừng sự kiện quan trọng này. Đến dự có đồng chí Đồng Sĩ Nguyên, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và một số quan chức Chính phủ, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ. Đọc diễn văn tại buổi lễ, đồng chí Đồng Sĩ Nguyên nêu bật ý nghĩa của của sự kiện quan trọng này đối với đất nước, nhân dân Ấn Độ, ca ngợi những thành tựu mà Ấn Độ đã đạt được trong 40 năm xây dựng và phát triển đất nước, đánh giá cao chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập, trung lập, không liên kết của Ấn Độ. Đề cập đến quan hệ hai nước, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên nêu rõ: Hai bên cũng nhận thấy rằng, quan hệ hữu nghị, hợp tác Ấn Độ - Đông Nam Á - Đông Dương không ngừng được củng cố và phát triển.
“Nếu như chủ nghĩa thực dân đem đến vùng này máu và nước mắt thì ngược lại, Ấn Độ như là một sứ giả đem đến nền văn minh rực rỡ của hoà bình, hữu nghị và hợp tác”.[10, tr.50]