Nếu như ở thời kỳ Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quan hệ giữa hai nước chủ yếu là quan hệ chính trị, ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc và thống nhất đất nước thì khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, nước Việt Nam hoà bình thống nhất ra đời, trên cơ sở mối quan hệ truyền thống, một chương mới trong quan hệ hai nước đã được mở ra cả trên lĩnh vực kinh tế. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ được bắt đầu từ năm 1956, khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Lãnh sự với việc ký hiệp định thương mại ngày 22 - 8 - 1956. Theo đó, các hợp đồng mua bán cũng được triển khai và đã đạt được một số kết quả cụ thể. Quan hệ kinh tế giữa hai nước thực sự được đẩy mạnh từ năm sau 1975, khi Việt Nam độc lập và thống nhất, bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước
Tuy vậy, trong khoảng thời gian từ 1975 đến 1991, quan hệ kinh tế Ấn Độ - Việt Nam còn khá khiêm tốn do chịu nhiều tác động từ những biến đổi của thế giới và khu vực.
Sự tan rã của Liên Xô vào thời kỳ cuối của Chiến tranh lạnh đã có tác động rất lớn đến hai nước, cả Ấn Độ và Việt Nam đều mất chỗ dựa đáng tin cậy nhất ở
châu Á cả về knh tế lẫn chính trị. Để thích ứng với tình hình mới, cả hai nước đều
thực hiện chính sách ngoại giao kinh tế mở cửa với thế giới, tự do hóa nền kinh tế và tiến hành các bước bình thường hóa các mối quan hệ với các nước láng giềng, trong khi thực hiện một nỗ lực để đa dạng hóa quan hệ đối tác chiến lược.
Quan hệ kinh tế từ 1975 đến 1991 cũng diễn ra một cách phong phú, đa dạng với các hình thức: thương mại - đầu tư, sự giúp đỡ của Ấn Độ đối với Việt Nam.