Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam là mối quan hệ lâu đời trong lịch sử và không ngừng được vun đắp mối quan hệ ấy ngày càng bền vững tốt đẹp. Ấn Độ, Việt Nam
chia sẻ sự đồng cảm với nhau trong cuộc đấu tranh chống ách cai trị của chủ nghĩa thực dân. Trong 30 năm tiến hành cuộc đấu tranh vì tự do, độc lập của nhân dân Việt Nam (1945 - 1975), có những lúc quan hệ hai nước gặp khó khăn do sự chi phối của tình hình quốc tế phức tạp (chỉ trong vòng mấy năm đầu của thập niên 60 - thế kỷ XX, khi diễn ra cuộc chiến tranh Trung - Ấn), nhưng xu hướng chung là quan hệ hai nước ngày càng tốt đẹp. Trong thời kỳ kháng chiến trường kỳ, gian khổ, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của Chính phủ, nhiều chính đảng và nhân dân Ấn Độ. Biết bao lần trên diễn đàn trong nước và quốc tế, nhiều nhà lãnh đạo Ấn Độ lên tiếng phản đối và đòi chấm dứt cuộc chiến tranh phi nghĩa của Pháp, Mỹ, đòi độc lập cho Việt Nam. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình của các tầng lớp nhân dân Ấn Độ ủng hộ mạnh mẽ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam; đòi Pháp, Mỹ rút khỏi Việt Nam; tố cáo tội ác của Mỹ đối với nhân dân miền Nam; đòi Mỹ chấm dứt ném bom đối với miền Bắc; quyên góp tiền, thuốc men giúp nhân dân Việt Nam... và trong phong trào đấu tranh vì Việt Nam đó, có những người đã anh dũng hy sinh, dùng máu của mình tô thắm thêm tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
Năm 1954, Ấn Độ mở Tổng Lãnh sự quán tại Hà Nội. Năm 1956, Việt Nam lập Tổng lãnh sự quán tại New Delhi. Đỉnh cao của mối quan hệ hai nước trong thời kỳ này, có thể nói, hai nước nâng quan hệ lên cấp Đại sứ, thiết lập quan hệ đầy đủ vào tháng 1- 1972, chấm dứt việc Ấn Độ giữ quan hệ “cân bằng” giữa hai miền Nam - Bắc, nghiêng hẳn về phía Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, bất chấp sự phản ứng và chỉ trích của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn, mở ra một giai đoạn mới phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước.
Hai nước còn thúc đẩy hợp tác về kinh tế và các lĩnh vực khác như: giáo dục, y tế, khoa học… Trong khoảng thời gian này, hai nước đã ký các Hiệp định Thương mại, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, lãnh sự, Hợp tác Văn hoá, Hàng không, Du lịch... Hai nước cũng đã ký các Thoả thuận về Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, hợp tác về mỏ địa chất, môi trường, y học dân tộc...
Từ năm 1975 trở đi, do những thuận lợi của tình hình mỗi nước cũng như tình hình khu vực và quốc tế, đặc biệt là sự ra đời của một nước Việt Nam hoà bình và thống nhất, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ phát triển một cách tốt đẹp và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; chính tri, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật.
Quan hệ chính trị Việt Nam - Ấn Độ rất tốt đẹp, chiếm vị trí nổi bật trong quan hệ hai nước và tạo tiền đề cho các quan hệ khác phát triển.
Ấn Độ ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam ngày càng tích cực. Ấn Độ đã tố cáo mạnh mẽ cuộc xâm lược của thế lực Polpot đối với Việt Nam trong những năm 1975 - 1978; ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Campuchia (1979 - 1991); công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận thuộc lãnh thổ Việt Nam; ủng hộ Việt Nam tham gia Liên hợp quốc, ASEAN... Vì ủng hộ Việt Nam, nhiều lúc Chính phủ Ấn Độ phải chịu sự công kích từ những thế lực chống Việt Nam từ trong nước và quốc tế.
Chính phủ và nhân dân Việt Nam ủng hộ một nước Ấn Độ thống nhất và công nhận Casơmia là một bộ phận của đất nước Ấn Độ; ủng hộ Ấn Độ trở thành uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; ủng hộ Ấn Độ là thành viên đối thoại của ASEAN và phát triển quan hệ của Ấn Độ với tổ chức này...
Một trong những biểu hiện đặc sắc của mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ là lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên thăm viếng lẫn nhau, nhất là từ năm 1975 trở lại đây. Đó là: về phía các nhà lãnh đạo Việt Nam thăm Ấn Độ có chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1978, 1980), của Tổng Bí thư Lê Duẩn (1984), của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1989), về phía các nhà Lãnh đạo Ấn Độ thăm Việt Nam có: chuyến thăm của Thủ tướng R.Gandhi (1985, 1988), của Tổng thống R. Venkataraman (1991).
Những chuyến thăm này thể hiện sự coi trọng mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của mỗi nước, đưa đến sự thông cảm, hiểu biết lẫn nhau, làm cho hai nước ngày càng xích lại gần nhau, tạo khung pháp lý cho quan hệ không ngừng được củng cố và phát triển. Qua những cuộc hội đàm, hai nước đã thể hiện sự nhất trí cao trong việc đánh giá cũng như đề ra giải pháp cho những vấn đề
quan trọng của khu vực và quốc tế. Đó là cả hai nước đều mong muốn và nỗ lực để xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ trương giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp bằng phương pháp hoà bình...
Phát biểu tại Quốc hội ngày 11 - 6 - 1976, Thủ tướng I.Gandhi nhấn mạnh:
"Sự xuất hiện một nước Việt Nam độc lập, thống nhất hoà bình và việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương là thắng lợi hết sức quan trọng của các lực lượng hoà bình và tự do; là sự kiện lớn trong lịch sử châu Á. Chúng ta mong đợi việc thành lập những quan hệ chặt chẽ hơn nữa với nhân dân Việt Nam...”.[69]
Trong suốt những năm tháng Việt Nam bị chia cắt và nỗ lực kháng chiến chống ngoại xâm, Chính phủ và nhân dân Ấn Độ luôn sát cánh ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam cả về vật chất và tinh thần. Đặc biệt, từ năm 1975 trở đi, với những điều kiện thuận lợi mới, quan hệ chính trị giữa hai Nhà nước Chính phủ Việt Nam và Ấn Độ phát triển ngày càng tốt đẹp. Trong những ngày cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cùng với nhân dân tiến bộ toàn thế giới, chính phủ và nhân dân Ấn Độ vui mừng theo dõi những thắng lợi của Việt Nam trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Ngày 30 - 4 - 1975, cùng với những tiếng reo mừng thắng lợi ở Việt Nam, những tiếng reo vui Việt Nam thắng lợi cũng vang lên ở khắp mọi nơi trên đất nước Ấn Độ.
Có thể nói, sự kiện chiến thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Quốc hội Ấn Độ chào đón tin thắng bằng “tiếng reo vui và tiếng đập bàn như sấm dậy” . Ngay buổi chiều ngày 30 - 4 - 1975, Chính phủ Ấn Độ đã chính thức công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và sau đó đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ. Ngày 22 - 5 - 1975, sau khi trục xuất đại diện của Ngụy quyền Sài gòn, Chính phủ Ấn Độ đã chuyển giao tòa nhà của Tổng lãnh sự quán Ngụy quyền Sài gòn tại thủ đô New Delhi cho Đại diện Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam Võ Hải Hiền. Đối với việc góp phần xây dựng lại Việt Nam, các nhà lãnh đạo Ấn Độ đã nhiều lần bày tỏ sự sẵn sàng của Ấn Độ, tại Hội nghị “Một Châu Á”, Thủ tướng I.Gandhi nói:“là một nước Châu Á, Ấn Độ có nghĩa vụ đóng góp vào việc khôi phục Việt
Nam, chỉ cần Việt Nam cho biết những yêu cầu gì”.[46]
Ấn Độ đã mời Việt Nam sang trao đổi về Hội nghị Không liên kết Colombo và đã hợp tác tích cực với Việt Nam trong Hội nghị này. Ấn Độ tôn trọng lập trường quan điểm của Việt Nam về khối ASEAN mặc dù trong thâm tâm Ấn Độ có ý muốn tranh thủ khối này để phát triển quan hệ kinh tế với các nước thành viên ASEAN. Ấn Độ ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc, ủng hộ và đề cao sự nghiệp thống nhất và xây dựng lại đất nước Việt Nam. Nhân dịp Quốc khánh Việt Nam 2 - 9 – 1975, Chính phủ Ấn Độ đã cử đoàn đại biểu sang tham dự và Thủ tướng I.Gandhi đã gửi thư mời Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang thăm Ấn Độ.
Sau khi Việt Nam tổ chức tổng tuyển cử, bầu quốc hội nước Việt Nam thống nhất (25 - 4 - 1976) và quyết định đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Ấn Độ đã gửi điện chúc mừng sự kiện trọng đại này. Ấn Độ coi nước Việt Nam thống nhất là một nhân tố đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực. Tháng 3 - 1977, Đảng Janata thành lập chính phủ mới ở Ấn Độ. Tháng 4 - 1977, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh sau khi dự hội nghị Uỷ ban phối hợp các nước không liên kết ở New Delhi đã lưu lại thăm Ấn Độ. Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh đã hội đàm với ngoại trưởng A.B.Vajpayee.
Trong các cuộc trao đổi, hai bên đã bàn về tình hình khu vực và khả năng hợp tác giữa hai nước. Ấn Độ thống nhất với Việt Nam về mục tiêu phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, không có sự can thiệp của các nước lớn. Hai bên nhất trí sẽ trao đổi các đoàn chuyên gia giữa hai nước để bàn bạc cụ thể về khả năng hợp tác.
Thái độ tích cực của Ấn Độ đối với Việt Nam còn thể hiện ở chỗ Ấn Độ nhiệt tình ủng hộ Việt Nam gia nhập Liên Hợp quốc và luôn luôn tỏ sự đồng tình với Việt Nam trong phong trào không liên kết. Tháng 1 - 1977, đại sứ thường trực Ấn Độ tại Liên hợp quốc đã đưa ra bản dự thảo nghị quyết kết nạp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm hội viên. Ngày 20 - 9 - 1977, Việt Nam được công nhận là hội viên thứ 149 của Liên hợp quốc. Chỉ 4 ngày sau, tại New Delhi, Hội hữu nghị Ấn Độ - Việt Nam đã tổ chức cuộc mittinh lớn chào mừng sự kiện quan trọng này.
Ấn Độ còn đề nghị Liên hợp quốc ra nghị quyết ủng hộ Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh và đề nghị lập quỹ các nước không liên kết giúp đỡ Việt Nam và Lào.
Một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa lớn trong quan hệ hai nước là chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ấn Độ của đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu từ ngày 24 - 2 đến 2 - 3 - 1978. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hội đàm với Thủ tướng M.Desai, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Trong các cuộc hội đàm, Thủ tướng M.Desai đã khẳng định lại lòng mong muốn chân thành của nhân dân Ấn Độ muốn chia sẻ với nhân dân Việt Nam kinh nghiệm và khả năng của mình, coi đó là một đóng góp có ý nghĩa vào công cuộc xây dựng lại đất nước Việt Nam. Ngoài ra, khi thảo luận về các vấn đề khu vực và quốc tế, cả hai nước nhất trí quan điểm trong quan hệ với các nước láng giềng nên được giải quyết thông qua thương lượng hòa bình trên một tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Hai Thủ tướng Chính phủ tái khẳng định mong muốn của họ là Ấn Độ và Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau và với các nước không liên kết
trong các diễn đàn quốc tế. Chuyến thăm đã giúp định hướng tới tăng cường quan
hệ hữu nghị và thúc đẩy hợp tác cùng có lợi giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Trong vấn đề xung đột biên giới Việt Nam - Campuchia (1977 - 1979) và biên giới Việt - Trung (1979) Ấn Độ cũng có thái độ ủng hộ tích cực lập trường của Việt Nam.
Sự ủng hộ của Ấn Độ đối với Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung (2 - 1979) là những biểu hiện sinh động, tốt đẹp về quan hệ chính trị tốt đẹp nói riêng và quan hệ hai nước nói chung của thời kỳ này.
Đối với cuộc chiến tranh biên giới Tây - Nam Việt Nam, ngay từ sớm Ấn Độ đã quan tâm đến cuộc chiến tranh, lên án cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của tập đoàn Polpot, ủng hộ quan điểm Việt Nam trong cuộc chiến tranh này.
Cũng như thái độ đối với cuộc chiến tranh ở biên giới Tây - Nam, ngay từ khi cuộc chiến tranh nổ ra, Chính phủ, các đảng phái chính trị, nhiều tổ chức xã hội cùng đông đảo nhân dân Ấn Độ lên án mạnh mẽ hành động của Trung Quốc, đòi quân đội Trung Quốc phải rút ngay lập tức ra khỏi Việt Nam, ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Ngay sau khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam một ngày, ngày 18 – 2 – 1979, văn phòng Thủ tướng M.Desai đã ra tuyên bố đòi Trung Quốc rút quân và bày tỏ sự ủng hộ đối với nhân dân Việt Nam:“Thủ tướng M.Desai bày tỏ sự xúc động và nỗi buồn sâu sắc trong việc chiến sự nổ ra ở vùng biên giới phía Bắc Việt Nam. Điều đó đã tạo ra một tình hình nguy hiểm đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Thủ tướng M.Desai bày tỏ hy vọng tha thiết rằng hòa bình phải được vãn hồi ngay, trước hết nhấn mạnh sự cần thiết là các lực lượng Trung Quốc phải rút quân khỏi Việt Nam”.[45]
Ngày 21 - 2 - 1979, Ngoại trưởng Ấn Độ A.B.Vajpayee đã tuyên bố trước Quốc hội rằng:“ Tất cả các nước phải gây sức ép với Trung Quốc để buộc họ phải rút quân. Không còn nghi ngờ gì nữa, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã phạm tội xâm lược Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. [45]
Chính bản thân ông đã rút ngắn chuyến thăm Trung Quốc vào dịp này để phản đối cuộc chiến tranh này của họ. Ngày 7 - 7 - 1980, tại Hà Nội, Hội Luật gia Việt Nam thông báo tình hình chính trị ở Việt Nam, trong đó có việc giới cầm quyền Bắc Kinh không ngừng gây rối, khiêu khích trên vùng biên giới Việt - Trung. Luật sư Phan Anh, Chủ tịch Hội đã trao đổi thân mật với ông Gri-xua-i-e, Chủ tịch Hội Luật gia Ấn Độ. Ông đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc và cảm phục tinh thần chống chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, ủng hộ nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc. Ngày 12 - 9 - 1980, trong chuyến thăm Hunggari của đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Ấn Độ, ông M.Phe-ru-ki, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Đảng Cộng sản Ấn Độ đã nêu rõ: Đảng công nhân xã hội chủ nghĩa Hunggari và Đảng Cộng sản Ấn Độ coi nghĩa vụ quốc tế của mình là củng cố tình đoàn kết giữa các Đảng Cộng sản và công nhân trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lê nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Hai đảng đã bày
tỏ tình đoàn kết với nhân Việt Nam, Lào và Campuchia trong cuộc đấu tranh chống hành động xâm lược của những người cầm quyền Trung Quốc và ủng hộ những biện pháp củng cố hoà bình và an ninh ở khu vực Đông Nam Á.Trong thời gian Trung Quốc tiến hành xâm lược Việt Nam, đông đảo các tầng lớp nhân dân New Delhi, đại diện các đảng phái chính trị Ấn Độ, đông đảo phụ nữ Ấn Độ, các chiến sĩ tự do Ấn Độ … biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Ấn Độ phản đối cuộc chiến tranh của Trung Quốc và kêu gọi họ phải rút quân ngay lập tức về nước và Trung Quốc “không được đụng đến Việt Nam”.
Vấn đề Campuchia là một vấn đề vô cùng phức tạp ở Đông Nam Á trong