1991
Quan hệ chính trị của Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 1975 - 1991 vừa là sự tiếp nối của mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, vừa là những hoạt động không mệt mỏi của Ấn Độ trong việc hàn gắn mâu thuẫn các nước Đông Nam Á vì mục đích hòa bình, thịnh vượng của khu vực.
1.1.2.1 Ấn Độ duy trì và phát triển mối quan hệ truyền thống với các nước ASEAN
Ngay sau khi giành được độc lập, dưới thời Thủ tướng J.Nehru, Ấn Độ đã cố gắng khôi phục lại các mối quan hệ với thế giới nói chung đặc biệt là với các quốc gia Đông Nam Á nói riêng. Biểu hiện cụ thể nhất cho sự nối lại quan hệ này là Hội nghị châu Á tổ chức tại New Delhi (1947) và Hội nghị châu Phi tại Bandung (1955). Cả hai Hội nghị trên đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc nối lại quan hệ Ấn Độ với các nước Đông Nam Á. Ấn Độ đã cố gắng vượt lên những khó khăn, tạo lập một mối quan hệ đối thoại hợp tác với ASEAN. Ấn Độ tiếp tục duy trì mối quan hệ truyền thống với các nước khu vực Đông Nam Á được thể hiện thông qua các chuyến thăm hữu nghị lẫn nhau để trao đổi quan điểm về các vấn đề thế giới và khu vực nhằm phát triển hơn nữa sự hiểu biết, gần gũi và hợp tác với các nước Đông
Nam Á. Đồng thời, thông qua các chuyến thăm hữu nghị Ấn Độ đã ký kết một số hiệp định song phương trên nhiều lĩnh vực với các nước Đông Nam Á để tăng cường hợp tác kinh tế và kỹ thuật với các nước trong khu vực.
Tháng 1 - 1949, Hội nghị đặc biệt về Indonesia đã được tổ chức có sự tham dự của 15 quốc gia, bày tỏ sự ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang của Sukarno được Mỹ ủng hộ chống lại ách cai trị của thực dân Hà Lan. Sau khi Indonesia giành độc lập, Ấn Độ đã giúp đỡ Indonesia đào tạo các lực lượng quân sự và Indonesia cũng là quốc gia duy nhất ở bên ngoài Khối thịnh vượng chung mà Hải quân Ấn Độ đã tổ chức tập trận chung. Ấn Độ cũng đã kí kết điều ước hữu nghị quốc tế với Indonesia, Myanmar và Philippines. [58, tr.192]
Ấn Độ cũng hỗ trợ các phong trào độc lập ở Malaysia, Brunei và các nước khác. Những nỗ lực này giúp tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Ấn Độ với một số các nước Đông Nam Á cả trong khuôn khổ song phương và trong các diễn đàn đa phương.
Vào đầu những năm năm mươi, Ấn Độ là Chủ tịch của Ủy ban kiểm soát quốc tế
(ICC) tại Đông Dương. Trong vai trò này, quan hệ Ấn Độ với Việt Nam,
Campuchia và Lào đã được thắt chặt hơn.
Ấn Độ tích cực ủng hộ xu hướng hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á. Một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị và hợp tác, không có sự can thiệp của nước ngoài cũng có lợi nhất định cho Ấn Độ.
Trong chuyến thăm ASEAN 5 - 1976, Thứ trưởng ngoại giao Ấn Độ, ông
P.Das, đã phát biểu:“Việc khu vực này đứng ngoài các cuộc tranh chấp của các
cường quốc và phát triển trên thực tế thành một khu vực hòa bình, tự do và trung lập dựa trên sự hợp tác giữa các nước trong khu vực là rất quan trọng”.[70]
Tuy nhiên, những cố gắng đó của Ấn Độ không thật sự hiệu quả do sự tác động của Chiến tranh lạnh, sự căng thẳng giữa Ấn Độ với Trung Quốc và chiến tranh biên giới Việt Nam - Trung Quốc (1978 - 1979), Việt Nam - Campuchia, đã có những ảnh hưởng không tốt cho quan hệ các nước, đặc biệt khi Ấn Độ ký kết Hiệp ước Hòa bình và Hợp tác hữu nghị với Liên Xô (1971) đã làm cho các nước
ASEAN nghi ngờ Ấn Độ, cũng kể từ đó mối quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN bắt đầu suy thoái dần.
Nếu nói quan hệ giữa Ấn Độ - ASEAN trong lịch sử đầy những thăng trầm quả thực không sai. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN thật sự căng thẳng, rạn nứt trong những năm 1980, dưới ảnh hưởng của Liên Xô, Ấn Độ công nhận Cộng hòa Nhân
dân Campuchia và trong thập kỷ 80, Ấn Độ thiết lập quan hệ chặt chẽ với Việt Nam
về chính trị và quân sự. Điều này làm mối quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN xấu đi.
Do đó có thể nói, dưới tác động của Chiến tranh lạnh, quan hệ Ấn Độ - ASEAN xấu đi bởi những định kiến của ASEAN đối với Ấn Độ trước và sau khi Việt Nam ủng hộ chính phủ của Heng Samrin (Campuchia).
Không những thế, trong Chiến tranh lạnh Đông Nam Á lo lắng trước sự nổi lên của lực lượng quân sự Ấn Độ trong và ngoài khu vực Nam Á.
Từ những năm 1970, các nước Đông Nam Á đã bắt đầu chú ý tới sự phát triển của Hải quân Ấn Độ ở Ấn Độ Dương. Đáng lo ngại nhất đối với các nước ASEAN là Ấn Độ ngày càng ra sức xây dựng lực lượng hải quân lớn mạnh dần để đảm bảo lợi ích của mình trong khu vực Đông Nam Á. Ấn Độ đã có tàu ngầm, tàu sân bay, vũ khí hạt nhân do Liên Xô hỗ trợ. Indonesia thậm chí còn cáo buộc Ấn Độ để cho Liên Xô sử dụng các căn cứ hải quân của mình. Do vậy, các nước Đông Nam Á chịu sự bảo hộ của Mỹ bắt đầu lo lắng, dao động về sự mất cân bằng trong khu vực khi Mỹ có những động thái rút dần ảnh hưởng của mình tại đây như giảm sự bảo hộ về quân sự, thu hồi các căn cứ ở Philippines.
Các chuyến thăm các cấp giữa Ấn Độ và các nước khu vực ASEAN được xem như một giải pháp để hàn gắn tốt hơn mối quan hệ đã băng giá từ trước, đặc biệt là để hiểu quan điểm của nhau về vấn đề Campuchia. Bằng sự nỗ lực đầy thiện chí của Ấn Độ trong việc nối lại quan hệ với các nước Đông Nam Á, cuối cùng, một xu hướng hợp tác đã xuất hiện và chỉ ra rằng không chỉ Ấn Độ mà các quốc gia ASEAN cũng quan tâm trong việc nối lại quan hệ tốt đẹp hai bên với việc lập lại quan hệ đối thoại.
Tháng 8 - 1977, Hội nghị quan chức cấp cao Ấn Độ và Đông Nam Á được tổ chức tại New Delhi. Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các quốc gia Đông Nam Á, sự ổn định của khu vực cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á có tầm quan trọng sống còn đối với Ấn Độ. Ấn Độ mong muốn giải quyết các vấn đề chung của khu vực không có ảnh hưởng, áp lực từ bên ngoài và mục đích chung
là hướng tới việc đáp ứng nguyện vọng của người dân cho một cuộc sống tốt đẹp
hơn bằng cách thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua hợp tác quốc gia và khu vực. Ấn Độ hoan nghênh sự phát triển của ASEAN là biểu hiện tốt cho sự hợp
tác hiệu quả giữa các nước thành viên trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, Ấn
Độ bày tỏ sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ trong phạm vi có thể với các nước Đông Nam Á để góp phần hướng tới sự phát triển tốt đẹp của các quốc gia Đông Nam Á. Trái ngược với bất kỳ sự hiện diện quân sự nước ngoài nào trong khu vực, Ấn Độ nhắc lại thiện chí của mình mong muốn Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, tự do và trung lập. Ấn Độ hy vọng rằng hợp tác tiểu vùng sẽ phát triển thành ý thức khu vực để loại bỏ sự can thiệp từ các thế lực bên ngoài, xây dựng ASEAN vững mạnh, đoàn kết.
Tháng 5 - 1979, Đặc phái viên của Thủ tướng Morarji Desai, thành viên Quốc hội và cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ, Shri Dinesh Singh, đã tới thăm Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Lào. Qua các cuộc tiếp xúc với nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu các bộ của các nước gồm : Thủ tướng Singapore Lee Kuan Yew và Bộ trưởng Ngoại giao Ông S. Rajaratnam, Thủ tướng Malaysia Datuk Hussein Onn, Bộ trưởng Tun Sri Gazali Shafie và Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Dato Amar Haji Taib Mahmud, Phó Tổng thống Indonesia Adam Malik, Bộ trưởng Ngoại giao Mochter Kusumaatmadja và Bộ trưởng Thông tin Moertopo, Tổng thống Philippines Marcos và Bộ trưởng Ngoại giao Carlos P.Romulo; Thủ tướng Chính phủ Thái Lan Kriangsak Chomann, Bộ trưởng Ngoại giao Upadit Pachariyang-Kun,Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Phạm Văn Đồng và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, Thủ tướng Lào, ông
Kaysone Phomvihane và Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Khampay Boupha đại diện của Ấn Độ đã trao đổi với các nhà lãnh đạo các nước Đông Nam Á về quan hệ song phương cũng như về tình hình quốc tế, đặc biệt là phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế Ấn Độ với các nước Đông Nam Á. [72, tr.11]
Bên cạnh đó, trong chính sách đối ngoại của mình, Ấn Độ không chỉ chú trọng chính sách chung cho toàn khu vực mà còn có chính sách riêng và biện pháp cụ thể với từng nước ASEAN để tìm mọi cách gạt bỏ những bất đồng trong vấn đề Campuchia, biểu trưng cho nguyên tắc hòa bình, hữu nghị của Ấn Độ với tất cả các nước trong khu vực, mở đường cho các quan hệ khác phát triển.
Ấn Độ coi ASEAN là một thực thể liên minh giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á nhưng tổ chức này không có đường lối độc lập vì bị Mỹ và Trung Quốc khống chế. Trong các nước ASEAN, Indonesia là nước có đường lối độc lập rõ hơn và có tham vọng đứng đầu khu vực đã đưa ra nhiều học thuyết và khái niệm về trật tự khu vực (như Regional resilence, Zopfan) nhằm hạn chế đến mức tối thiểu ảnh hưởng của các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á. Indonesia cũng thấy được vai trò của Việt Nam và muốn hợp tác với Việt Nam để ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc. Quan điểm của Indonesia được Malaysia và Philippines ủng hộ và gần với quan điểm của Ấn Độ. Còn thái độ của Thái Lan và Singapore có phần cực đoan. Xuất phát từ đánh giá đó, chính sách của Ấn Độ đối với từng nước ASEAN là : tranh thủ Indonesia, Malaysia để hạn chế bớt thái độ tiêu cực của Thái Lan và Singapore, chống lại âm mưu của Trung Quốc gây căng thẳng triền miên ở khu vực, phá hoại hòa bình, an ninh khu vực. Đối với Thái Lan và Singapore, Ấn Độ tránh để xảy ra va chạm vì Ấn Độ đang cần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế.
Quan hệ Ấn Độ - ASEAN căng thẳng từ sau khi Ấn Độ công nhận Cộng hòa nhân dân Campuchia, không đồng tình với ASEAN gây sức ép chống Việt Nam trong vấn đề này. Các nước ASEAN phản ứng dữ dội, nhiều lần gây sức ép buộc Ấn Độ phải thay đổi lập trường đối với vấn đề Campuchia. Song, Ấn Độ vẫn giữ vững lập trường của mình, đồng thời tranh thủ sự gần gũi về quan điểm giữa Ấn Độ với Indonesia và Malaysia để hạn chế bớt sự phản ứng của ASEAN chống Ấn Độ.
Chuyến thăm các nước Đông Nam Á của Thủ tướng I.Gandhi (9 - 1981) là để thuyết phục các nước này thông cảm với quan điểm của Ấn Độ về Đông Nam Á và Campuchia, bình thường hóa quan hệ với ASEAN, tăng cường quan hệ kinh tế song phương. Bà I.Gandhi phát biểu:
“Trong khi vẫn còn có những bất đồng về vấn đề Đông Dương, chúng ta hãy tìm kiếm cái mà chúng ta có thể nhất trí, và tôi cho rằng chúng ta hãy tìm kiếm trong lĩnh vực hợp tác và cố mở rộng lĩnh vực hợp tác đó”[48]
Sau chuyến thăm này của Thủ tướng I.Gandhi, quan hệ Ấn Độ - ASEAN dần được khai thông, hình ảnh Ấn Độ được cải thiện hơn trong nhìn nhận của các nước ASEAN.
Trong năm 1982, một số lượng chưa từng có các chuyến thăm giữa Ấn Độ và Indonesia, đó là chuyến thăm của Chủ tịch Hội chợ Triển lãm Thương mại Ấn Độ (5 - 1982), Thủ tướng Ấn Độ, I.Gandhi (9 - 1982), chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Thương mại Ấn Độ (11 - 1982) và của nguyên thủ Ấn Độ (12 - 1982). Nội dung chính được thảo luận trong những chuyến thăm này nhấn mạnh mong muốn phát triển hơn nữa mối quan hệ gần gũi và thân thiện giữa hai nước.
Đáp lại thiện tình của Chính phủ Ấn Độ, Indonesia cũng đã cử các đoàn quan chức cấp cao sang thăm Ấn Độ, đó là: tháng 1 - 1985, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia, ông Kusumaatmadja đã tổ chức các cuộc thảo luận về Hội nghị Bandung ở New Delhi và mang thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ về cho Tổng thống Soeharto trong vấn đề Campuchia cũng như quan điểm của Ấn Độ về một Đông Nam Á hòa bình, độc lập và hợp tác hữu nghị. Tháng 4 - 1985, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia, Mochtar Kusumaatmadja đã đến Ấn Độ để tham gia điều phối Hội nghị Không liên kết.
Riêng Thái Lan mặc dù ban đầu quan điểm hơi cực đoan trong đánh giá tình hình chính trị của khu vực và về Ấn Độ, nhưng lúc này cũng đã đánh giá đúng vai trò của Ấn Độ trong vấn đề Campuchia và an ninh khu vực. Tháng 1 - 1985, Phó Thủ tướng Thái Lan, ông Bhitchai Rattakul thăm New Delhi. Ngay sau đó, tháng 3 -
1985, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan, Marshal Savetsilla viếng thăm Ấn Độ. Trong không khí thân mật và gần gũi hai bên đã trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề trong quan hệ song phương, khu vực và quốc tế đang diễn ra mà cả hai cùng quan tâm. Từ đó, một quy ước tránh đánh thuế hai lần đã được ký kết bởi Bộ trưởng Bộ Tài chính hai nước.[76]
Tháng 8 - 1985, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ, ông Shri AP Venkateshwaran đã đến thăm Indonesia, Malaysia và Singapore để thảo luận với các nhà lãnh đạo các nước này về các vấn đề liên quan đến nội dung của Hội nghị Cấp cao Không liên kết sắp diễn ra. Trong các cuộc thảo luận với các quan chức Bộ Ngoại giao, các chủ đề song phương và khu vực được đưa ra thảo luận và cuối cùng các bên nhất trí rằng Campuchia không nên đi vào con đường cải thiện quan hệ song phương vì vấn đề Campuchia đã không còn là vấn đề tranh chấp song phương nữa mà liên quan đến khu vực và quốc tế.
Tháng 11 - 1985, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Malaysia, Tengku Ahmad Rithauddeen viếng thăm Ấn Độ. Các cuộc đàm phán đã được tổ chức giữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Malaysia và Bộ trưởng Bộ ngoại Ấn Độ trên một phạm vi rộng của các vấn đề bao gồm các khía cạnh quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế và khu vực.
Ngày 16 - 11 - 1985, Tổng thống Indonesia, Soeharto đã đến thăm Ấn Độ. Chuyến thăm này đã mở ra cơ hội cho các cuộc hội đàm giữa chính phủ hai nước, qua đó những hiểu lầm về quan điểm khu vực và thế giới của hai nước được gỡ bỏ dần, quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Indonesia tiếp tục được cải thiện và phát triển.
Ngày 1 - 1 - 1984, Brunei trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN và cũng là hội viên của Liên Hợp Quốc. Ấn Độ tuyên bố hoan nghênh nền độc lập của Brunei và Thủ tướng Ấn Độ đã gửi điện thư chúc mừng Quốc vương Brunei về sự kiện quan trọng này. Cũng trong năm này, Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình, SMT. Mohsina Kidwai dẫn đầu phái đoàn Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm mừng Ngày Độc lập của Brunei.[75]
Ấn Độ còn giữ mối quan hệ tốt đẹp với các nước khác của Đông Nam Á, nhất là với các nước Đông Dương.
Tháng 12 - 1985, nhân kỷ niệm kỷ niệm 10 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ, ông Shri KR Narayanan đã có chuyến thăm Viêng Chăn. Điều đáng nói là Ấn Độ là quốc gia duy nhất bên ngoài khối xã hội chủ nghĩa được mời tham dự buổi lễ. Trong bài phát biểu của mình, ông Kaysone Phomvihane, Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Lào, đánh