Tầm quan trọng của nhau trong chiến lược phát triển mỗi nước

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ việt nam trong bối cảnh quan hệ ấn độ asean giai đoạn 1975 1991 (Trang 76 - 78)

Với Việt Nam,sau khi đất nước độc lập và thống nhất, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và Chính phủ Việt Nam mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước, trước hết là các nước trong khu vực vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc và phát triển. Trong khi chủ trương quan hệ hữu nghị với các nước, Việt Nam coi trọng quan hệ với Ấn Độ. Chủ trương này đã được khẳng định trong văn kiện đại hội lần V,VI của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như trong các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Ấn Độ.

Đại hội lần thứ V Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ: “Nhân dân ta đánh giá cao vai trò to lớn và sự lớn mạnh không ngừng của uy tín Ấn Độ trong Phong trào Không liên kết và trên trường quốc tế. Chúng ta biểu lộ sự đồng tình sâu sắc đối với sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Chúng ta hy vọng rằng, tình hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước chúng ta sẽ ngày càng củng cố và phát triển”. [5, tr.161 - 162]

Văn kiện đại hội VI (1986) của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định:

“ Chúng ta không ngừng tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với Cộng hòa Ấn Độ, nước có vị trí đặc biệt quan trọng ở châu Á và trên thế giới. Người bạn lớn đã luôn giành cho nhân dân ta những tình cảm tốt đẹp, sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình”.[6]

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, trong khi chủ trương “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”, Đảng cộng sản Việt Nam rất coi trọng việc củng cố và phát triển những quan hệ truyền thống. Trong những quan hệ truyền thống đó, cộng hòa Ấn Độ giữ vị trí quan trọng đặc biệt.

Ngày 9 - 3 - 1987, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị số 04- CT/TW về Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với Ấn Độ. Đây là lần đầu tiên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra một chỉ thị riêng

về việc thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ. Điều này cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến việc phát triển quan hệ với Ấn Độ. Trong Chỉ thị quan trọng này, sau khi đánh giá vai trò quốc tế, tiềm năng to lớn của Ấn Độ, khẳng định tính chiến lược của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các địa phương trong việc đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, hợp tác với Ấn Độ. Không ngừng củng cố và phát triển quan hệ với Ấn Độ là phù hợp với truyền thống quan hệ hai nước, với truyền thống thủy chung của dân tộc Việt Nam và cũng qua đó nâng cao hơn nữa uy tín và sức mạnh của Việt Nam. Điều này được khẳng định trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 1 - 12 - 1999 đến ngày 5 - 12 - 1999, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, trong khi hội đàm với các nhà lãnh đạo Ấn Độ đã nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ : « Tôi xin khẳng định quyết tâm của nhân dân Việt Nam cùng với nhân dân Ấn Độ không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ hữu nghị truyền thống, hợp tác lâu dài, hướng tới tương lai và cùng với các nước khác phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới ».[29]

Với Cộng hòa Ấn Độ, chiến lược đối ngoại chung của Ấn Độ là trở thành nước hùng mạnh, có nền kinh tế phát triển, trở thành chủ thể lớn ở khu vực Châu Á, trước hết là đẩy mạnh ảnh hưởng của mình ở khu vực Đông Nam Á, khu vực gắn kết mật thiết cùng với sự phát triển của Ấn Độ. Tuy nhiên kể từ năm 1975 trở đi khu vực này đang diễn ra sự tranh chấp quyết liệt giữa các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên Xô. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Ấn Độ, nhất là khi Mỹ - Trung Quốc cấu kết với nhau để làm sauy giảm ảnh hưởng của Ấn Độ không chỉ ở Đông Nam Á mà cả Ấn Độ Dương. Do vậy, trong khi thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị và không liên kết, mong muốn thiết lập quan hệ hòa bình hữu nghị với các nước láng giềng, chính phủ Ấn Độ rất coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ với Việt Nam bởi trong nhận định của mình, Chính phủ Ấn Độ thấy rõ vai trò và uy tín của Việt Nam trong việc gìn giữ hòa bình, chống chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc. Do vậy thiết lập quan hệ chặt chẽ và toàn

diện với Việt Nam sẽ đạp tan ý đồ phá hoại các nước Đông Dương của các thế lực phản động. Một Việt Nam giàu mạnh sẽ là cầu nối để Ấn Độ đảm bảo lợi ích vững chắc của mình trong khu vực và thiết lập quan hệ tốt đẹp với ASEAN. Đây là một chủ trương nhất quán trong chính sách đối ngoại của Cộng hòa Ấn Độ.

Chủ trương này được các lãnh tụ Ấn Độ nhiều lần khẳng định trước quốc hội hoặc khi hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Trong diễn văn đọc trước Quốc hội ngày 23 - 1 -1980, khi xác định chính sách đối ngoại của Chính phủ mới, Tổng thống Ấn Độ- Nelamxangiva Redi nêu rõ:“Tình hữu nghị với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhân tố thường xuyên trong chính sách đối ngoại của Cộng hòa Ấn Độ”. [29]

Còn Thủ tướng I. Gandi nói: “Trước kia, chúng ta đồng tình với nhân dân Việt Nam, ngày nay chúng ta cũng đồng tình với họ và mãi mãi đứng bên cạnh họ trong lúc gian khổ cũng như hòa bình”. [29]

Trong buổi chiêu đãi trọng thể của Thủ tướng Phan Văn Khải tại Hà Nội vào tối ngày 8 - 1 - 2001, Thủ tướng A.B. Thủ tướng A.B. Vajpayeetuyên bố:

“Lịch sử cũng như địa lí đã gắn kết chúng ta thành đối tác chiến lược trong thế kỷ mới; phấn đấu vì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác bền vững giữa các quốc gia châu Á”.[29]

Như vậy, Việt Nam và Ấn Độ đều có vị trí quan trọng, có tầm chiến lược trong đường lối của mỗi nước. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để quan hệ hai nước ngày càng được củng cố và phát triển.

Việc phát triển quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đồng thời phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Ấn Độ cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên toàn thế giới. Như vậy, có thể nói rằng, quan hệ chính trị Việt Nam - Ấn Độ từ 1975 đến 1991 được phát triển trên cơ sở vững chắc. Những cơ sở đó là lý do cắt nghĩa sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ này.

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ việt nam trong bối cảnh quan hệ ấn độ asean giai đoạn 1975 1991 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)