Các nghiệp vụ chính của Bảo Long Hà Nộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty bảo hiểm Nhà Rồng- chi nhánh Hà Nội (Trang 38 - 42)

Hiện nay Bảo Long triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm chủ yếu sau đây (trong đó Bảo Long Hà Nội được phép kinh doanh hầu hết các nghiệp vụ):

3.1. Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu

Giá trị bảo hiểm là giá trị hàng hoá, phí bảo hiểm, cước phí vận tải. Ngoài ra người bảo hiểm có thể tính gộp lãi ước tính vào số tiền bảo hiểm nhưng tối đa lãi ước tính không được vượt quá 10% giá trị bảo hiểm. Điều kiện bảo hiểm áp dụng quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển (QTC- 98) của Bảo Long (ban hành theo quyêt định số 305/TC- BHTG ngày 08/08/1990 của Bộ Tài Chính) hay điều khoản bảo hiểm hàng hoá của hiệp hội Bảo hiểm Luân Đôn (ICC 1982). Phí bảo hiểm gồm phí chính và phí phụ.

3.2. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong nước

Bảo Long áp dụng quy tắc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam ban hành theo quyết định 09TC/QĐBHTG của Bộ trưởng Bộ Tài Chính 09/01/1992 bảo hiểm cho hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ (bao gồm đường sông, đường ven biển) trong lãnh thổ Việt Nam.

3.3. Bảo hiểm tàu thuyền

3.3.1. Bảo hiểm tàu thuyền

a) Bảo hiểm thân tàu thuyền:

Đối tượng bảo hiểm là tàu biển các loại ( được đăng kiểm trong và ngoài nước) với phạm vi bảo hiểm là các tổn thất và tổn hại của thân tàu

do các hiểm hoạ trên biển gây ra; các trách nhiệm về đâm va với các tàu khác, các tổn thất chung, cứu hộ và các chi phí cứu hộ, đề phòng hạn chế tổn thất.

b) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển:

Đối tượng bảo hiểm là các chủ tàu, người đại diện chủ tàu, người quản lý, người điều hành, người thuê tàu. Phạm vi bảo hiểm bao gồm: Trách nhiệm về thương tật, bệnh hoạn, chết đối với thuyền viên, hành khách, công nhân bốc xếp; trách nhiệm đâm va với các tàu khác và với các công trình thuỷ dưới nước, trên bờ như cầu cảng, phao, đăng đáy...; trách nhiệm về ô nhiễm dầu, chi phí tẩy rửa, tiền phạt; trách nhiệm về các khoản tiền phạt; chi phí tố tụng và các chi phí khác.

3.3.2. Bảo hiểm tàu sông, tàu sông pha biển

a) Bảo hiểm thân tàu:

Đối tượng bảo hiểm tàu thuyền đang hoạt động trên sông, hồ, nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam. Phạm vi bảo hiểm là mọi rủi ro (do đâm va, mắc cạn, cháy nổ, tổn thất chung, mất tích, bão tố, sóng thần, cứu hộ, ẩn tuỳ sơ suất của thuỷ thủ đoàn) hoặc cho tổn thất toàn bộ.

b) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu:

Đối tượng bảo hiểm là các chủ tàu, người đại diện chủ tàu, người quản lý, người điều hành, người thuê tàu. Phạm vi bảo hiểm bao gồm: chi phí tẩy rửa ô nhiễm dầu, chi phí thắp sáng, đánh dấu, phá huỷ, trục vớt, các chi phí cần thiết...

3.3.3. Bảo hiểm tàu thuyền đánh cá

a) Bảo hiểm thân tàu:

Đối tượng bảo hiểm là tàu thuyền khai thác, nghiên cứu, chế biến, vận tải thuỷ sản và các tàu thuyền phục vụ cho ngành thuỷ sản như tiếp dầu, lương thực.

b) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu thuyền:

Trách nhiệm theo luật định của chủ tàu thuyền trong các tai nạn đâm va gây thiệt hại đối với các công trình thủy trên bờ, dưới nước, các tàu thuyền khác về tài sản và con người...

3.4. Bảo hiểm tai nạn thuyền viên

Đối tượng bảo hiểm là thuyền viên hoạt động trên các đội tàu trong nước và đội tàu Việt Vam liên doanh với nước ngoài, thuyền viên Việt Nam hợp tác

lao động với nước ngoài. Phạm vi bảo hiểm là tai nạn bất ngờ gây thiệt hại tính mạng thuyền viên trong suốt 24/24 giờ trên lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài.

3.5. Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt

Đối tượng bảo hiểm tài sản hợp pháp của tất cả các thành phần kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam( bao gồm nhà ở tư nhân). Phạm vi bảo hiểm theo quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ban hành theo quyết định số 142/TCQĐ ngày 02/05/1991 của Bộ Tài Chính.

3.6. Bảo hiểm tài sản và thiệt hại

Bao gồm bảo hiểm mọi rủi ro cho tài sản, bảo hiểm trộm cướp, bảo hiểm tiền.

3.7. Bảo hiểm kĩ thuật

Gồm: bảo hiểm xây dựng- lắp đặt, bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm thiệt hại máy móc.

3.8. Bảo hiểm trách nhiệm

3.8.1. Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba:

Phạm vi bảo hiểm là trách nhiệm theo luật định của người được bảo hiểm phải trả tiền bồi thường cho bên thứ ba đối với những thiệt hại về thương tật hoặc tài sản phát sinh xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh bình thường.

3.8.2. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp:

Phạm vi bảo hiểm là bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư, bác sĩ, kiến trúc sư, bảo vệ.

3.9. Bảo hiểm tai nạn con người

Bảo Long nhận bảo hiểm cho mọi công dân Việt Nam từ 16 đến 70 tuổi và người nước ngoài đang học tập và làm việc tại Việt Nam với các loại hình bảo hiểm như:

- Bảo hiểm tai nạn con người 24/24 dưới 10000$.

- Bảo hiểm tai nạn con người mức trách nhiệm cao trên 10000$. - Bảo hiểm học sinh.

- Bảo hiểm Workmen’s (bảo hiểm tai nạn lao động). - Bảo hiểm kết hợp.

3.10. Bảo hiểm du lịch

Người nước ngoài du lịch Việt Nam, kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài có nhu cầu tham gia bảo hiểm tại Bảo Long khi vào Việt Nam để: tham quan, thăm viếng bạn bè, bà con, dự hội nghị, hội thảo quốc tế, đại hội, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, công tác...không may bị thương tật thân thể hay chết trong thời hạn bảo hiểm, mất, thiệt hại hành lý và vật dụng riêng mang theo người do cháy nổ, phương tiện chuyên chở bị đâm va, chìm, lật, đổ, rơi, mất nguyên kiện hành lý gởi theo chuyến hành trình.

3.11. Bảo hiểm xe cơ giới

3.11.1. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe:

Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc, áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới kể cả chủ xe là người nước ngoài sử dụng xe cơ giới trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới (theo NĐ 23/2003/QĐ- BTC ngày 25/02/2003)

Mức trách nhiệm quy định:

- Về người: 30 triệu VNĐ/ người (đối với TNDS và hành khách trên xe)

- Về tài sản: 30 triệu VNĐ/ vụ (đối với TNDS)

3.11.2. Bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe:

Phí bảo hiểm là 0.10% STBH, riêng đối với chủ xe là người nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài:

Số tiền bảo hiểm Phí bảo hiểm

Từ 1000$- 10000$/người/vụ 0.10% STBH Từ 10000$- 30000$/người/vụ 0.15% STBH Từ 30000$ trở lên 0.30% STBH

Quyền lợi khi tham gia:

- Trường hợp chết hoặc thương tật toàn bộ và vĩnh viễn: bảo hiểm bồi thường bằng toàn bộ STBH.

- Trường hợp bị thương: bảo hiểm trả tiền bồi thường theo bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm theo quyết định số 05/TCTD/BHTG ngày 02/01/93 của Bộ Tài Chính.

Phạm vi bảo hiểm là tai nạn do đâm va, lật, đổ; cháy nổ, bão, lũ, lụt, sét đánh, động đất, mưa đá; mất cắp toàn bộ xe; tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên. Ngoài ra Bảo Long còn thanh toán những cho phí cần thiết và hợp lý nhằm: ngăn ngừa hạn chế tổn thất phát sinh thêm, chi phí bảo vệ và kéo xe thiệt hại đến nơi sửa chữa gần nhất, giám định tổn thât nếu thuộc trách nhiệm bảo hiểm. (Trong những trường hợp, tổng số tiền bồi thường của Bảo Long không vượt quá STBH ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm).

3.11.4. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá trên xe:

Bảo Long nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô đối với hàng hoá vận chuyển theo hợp đồng của chủ xe và chủ hàng.

3.12. Bảo hiểm xe gắn máy

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo NĐ 23/2003/QĐ-BTC ngày 25/02/2003:

- Về người: 30 triệu VNĐ/ người (với TNDS và người ngồi trên xe) - Về tài sản: 30 triệu VNĐ/vụ (với TNDS)

Trường hợp chết hoặc thương tật toàn bộ hoặc vĩnh viễn, bảo hiểm bồi thường STBH. Trường hợp bị thương, bảo hiểm bồi thường theo bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm theo quyết định số 05/TC/BHTG ngày 02/01/93 của Bộ Tài Chính.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty bảo hiểm Nhà Rồng- chi nhánh Hà Nội (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w