Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh rạch giá (Trang 66 - 68)

Ngân hàng Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc điều hành, định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Chính sách quản lý và điều hành đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn của các ngân hàng thương mại, để đạt được điều đó Ngân hàng Nhà nước cần làm tốt những công tác sau:

i) Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ một

cách hợp lý, nhằm khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng. Chính sách tiền tệ phải đảm bảo theo sát tình hình thực tế của thị trường, sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước thông qua thị trường bằng các công cụ gián tiếp như: tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu,…nếu sự quản lý này chặt chẽ quá có thể gây khó khăn cho công tác huy động vốn của ngân hàng.

-67-

ii) Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách điều hành lãi suất linh hoạt và

phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước, lãi suất tiền gửi phải đảm bảo thực dương, có lợi cho người gửi tiền, nhưng cũng đồng thời đảm bảo lợi ích của ngân hàng.

iii) Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách đẩy mạnh thanh toán không

dùng tiền mặt như thanh toán qua thẻ tín dụng, thẻ thanh toán,…qua đó cũng thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân.

iv) Ngân hàng Nhà nước cũng nên cho phép các ngân hàng thương mại

thực hiện mua, bán các loại giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu kho bạc,…nhất là đối với các giấy tờ có giá dài hạn, nhằm mang lại nguồn vốn ổn định cho ngân hàng.

-68-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Rạch Giá giai đoạn từ năm 2010-2013.

2) Thái Văn Đại, 2012, Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Đại học Cần Thơ.

3) Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng. Cần

Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

4) Trần Huy Hoàng và cộng sự, 2007. Quản trị ngân hàng thương mại.

TP.HCM. Nhà xuất bản lao động xã hội.

5) Nguyễn Minh Kiều, 2008. Nghiệp vụ ngân hàng. TP.Hồ Chí Minh: Nhà

Xuất bản Thống kê.

6) Nguyễn Minh Kiều, 2008. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ. TP. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản Thống kê.

7) Trần Ái Kết và cộng sự, 2008. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ. Cần

Thơ: Nhà xuất bản giáo dục.

8) Đặng Đức Thành, 2011. Ổn định kinh tế vĩ mô dưới góc nhìn doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

9) Nguyễn Thị Thu Trâm, 2010. Phân tích tình hình huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

10) Nguyễn Văn Vũ, 2010. Thực trạng và giải pháp về huy động vốn tại Ngân

hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại

học Cần Thơ.

11) Quách Thu Yến, 2008. Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

12) Trần Hoài Nam, 2010. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn

của ngân hàng thương mại.< http://old.voer.edu.vn>. [Ngày truy cập: 03 tháng 09 năm 2013].

13) Nghị đinh số 141/2006NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.

14) Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.

15) Nghị quyết số 11-NQ/CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn đinh kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. 16) Thông tư số 14 và số 15/TT-NHNN ngày 27/06/2013 về việc quy định tối đa lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ và bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu giải pháp huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh rạch giá (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)