Bảng 4.3 cho thấy tổng vốn huy động tại chi nhánh tăng qua từng năm, cụ thể năm 2011 tăng 77,07% so với năm 2010, tương ứng với số tiền 392.097 triệu đồng, nguyên nhân dẫn đến vốn huy động tăng là do tiền gửi của người dân và doanh nghiệp tăng, cụ thể năm 2011 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao, thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, ngày 03/03/2011 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 02/2011/TT- NHNN, theo đó lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng tối đa là 14%/năm, trong khi đó năm 2010 lãi suất huy động là 11%/năm. Người dân và doanh nghiệp nhận thấy lãi suất chênh lệch khá cao, nên họ gửi tiền vào ngân hàng hơn là đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề khác. Đến năm 2012 vốn huy động của ngân hàng tăng chậm lại, cụ thể chỉ tăng 18,80%, tương ứng với số tiền 169.371 triệu đồng thấp hơn nhiều so với năm 2011, nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn huy động tăng thấp có thể là do nền kinh tế năm 2012 còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người dân giảm, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản hoặc sản xuất cầm chừng, kèm theo đó là Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay, cụ thể vào tháng 03/2012 điều chỉnh lãi suất từ 14%/năm về mức 13%/năm, đến tháng 06/2012 tiếp tục hạ lãi suất huy động từ 11%/năm giảm xuống còn 9%/năm và đến cuối năm 2012 tiếp tục hạ xuống còn 8%/, chính điều này đã làm cho lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm.
Bảng 4.3: Vốn huy động theo đối tượng của Ngân hàng Kiên Long - Chi nhánh Rạch Giá giai đoạn từ năm 2010-2012
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011/2010 2012/2011
2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tiền gửi của
doanh nghiệp
106.738 290.384 361.592 183.646 172,05 71.208 24,52
Tiền gửi của dân cư 394.764 608.375 704.033 213.611 54,11 95.658 15,73 Tiền gửi và cho vay
của TCTD khác
6.217 2.057 4.562 (4.160) (66,91) 2.505 121,78
Tổng vốn huy động 508.719 900.816 1.070.187 392.097 77,07 169.371 18,80
-44-
Bảng 4.3 cho thấy vốn huy động từ tiền gửi của dân cư tăng mạnh qua các năm, cụ thể năm 2011 tăng 54,11% so với năm 2010, tương ứng với số tiền 213.611 triệu đồng, nguyên nhân dẫn đến lượng tiền gửi dân cư tăng là do lãi suất tiền gửi năm 2011 tăng cao hơn so với 2010, nên người dân gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lợi tức vì khả năng sinh lời cao. Bên cạnh đó, tiền gửi dân cư tăng là do ngân hàng ngày càng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của mình dẫn đến lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng. Ngoài ra, ngân hàng cũng có nhiều chương trình khuyến mãi khi khách hàng đến gửi tiền như tặng tiền mặt tại chỗ cho khách hàng, tặng quà, tặng áo mưa,…dẫn đến thu hút được rất nhiều khách hàng đến giao dịch gửi tiền vào ngân hàng.
Vốn huy động từ tiền gửi của doanh nghiệp cũng tăng cao qua các năm, cụ thể năm 2011 tăng 172,05% so với năm 2010, tương ứng với số tiền 183.646 triệu đồng, nguyên nhân dẫn đến tăng có thể là do nền kinh tế trong giai đoạn này không ổn định, chính sách Nhà nước có nhiều thay đổi, diễn biến thị trường vàng và ngoại tệ phức tạp, các doanh nghiệp chưa có kế hoạch kinh doanh theo tín hiệu của thị trường, nên tạm thời có nguồn tiền nhàn rỗi sẽ gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất. Mặt khác, lãi suất trong giai đoạn này rất cao, nên thu hút được rất nhiều doanh nghiệp đến gửi tiền. Đến năm 2012 vốn huy động từ tiền gửi của doanh nghiệp tăng chậm lại, cụ thể chỉ tăng 24,52% so với năm 2011 tương ứng với số tiền 71.208 triệu đồng, nguyên nhân dẫn đến tăng chậm có thể là do tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động,…nên dẫn đến lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm.
Tiền gửi và vay của tổ chức tín dụng khác có sự biến động tăng, giảm qua các năm, cụ thể năm 2011 giảm 66,91% so với năm 2010, tương ứng với số tiền 4.160 triệu đồng, nguyên nhân giảm có thể là do các tổ chức tín dụng khác tạm thời thiếu hụt vốn kinh doanh như chi trả tiền đột xuất cho khách hàng với số lượng tiền lớn, nên đã rút số tiền này về để chi trả. Đến năm 2012 tiền gửi và cho vay của tổ chức tín dụng khác tăng trở lại, cụ thể tăng 121,78% so với năm 2011, tương ứng với số tiền tăng 2.505 triệu đồng, nguyên nhân tăng có thể là do các tổ chức tín dụng khác huy động đầu vào nhiều, nhưng đầu ra chưa có nên gửi tiền vào chi nhánh, nhằm giảm thiểu chi phí trả lãi tiền gửi cho khách hàng.
Hình 4.2 cho thấy vốn huy động từ tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động của ngân hàng, nhìn chung tiền gửi dân cư có xu hướng giảm qua các năm, nguyên nhân giảm ở đây không phải là do công tác huy động vốn tại chi nhánh không đạt hiệu quả cao, mà là do tổng nguồn vốn
-45-
tăng, nên dẫn đến tỷ trọng tiền gửi vốn huy động trên tổng nguồn vốn có xu hướng giảm. 21,02 32,24 33,79 67,54 65,79 77,75 1,22 0,23 0,43 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 Năm
Tiền gửi của TCTD khác
Tiền gửi của dân cư Tiền gửi của doanh nghiệp
Nguồn: Phòng kế toán tài chính Ngân hàng Kiên Long - Chi nhánh Rạch Giá
Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu vốn huy động theo đối tượng của ngân hàng Tiền gửi của doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, cụ thể năm 2012 chiếm tới 33,79%, trong khi đó năm 2011 chỉ chiếm 32,24%, đây là tín hiệu đáng mừng cho ngân hàng, vì đa phần các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng là tiền gửi thanh toán, mục đích gửi loại tiền này là nhằm chi trả tiền mua hàng hóa hoặc được các ngân hàng cung cấp các dịch vụ tiện ích.
Bảng 4.4: Vốn huy động theo đối tượng của Ngân hàng Kiên Long - Chi nhánh Rạch Giá 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng năm 2012 6 tháng năm 2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) Tiền gửi của doanh nghiệp 173.029 243.556 70.527 40,76 Tiền gửi của dân cư 331.484 449.624 118.140 35,64 Tiền gửi và cho vay của
TCTD khác
1.825 1.898 73 4,00
Tổng vốn huy động 506.338 695.078 188.740 37,28
-46-
Bảng 4.4 cho thấy vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là huy động từ nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư và doanh nghiệp, cụ thể tiền gửi của doanh nghiệp 6 tháng 2013 tăng 40,76% so với cùng kỳ, nguyên nhân tăng có thể là do lãi suất huy động giảm kéo theo lãi suất cho vay giảm, các doanh nghiệp vay vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo ra được nhiều lợi nhuận, trong khi đó chưa có kế hoạch phát triển kinh doanh mới, nên họ đã gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lợi tức.
Tiền gửi của dân cư trong 6 tháng năm 2013 cũng tăng hơn so với cùng kỳ, cụ thể tăng 35,64% tương ứng với số tiền 118.140 triệu đồng, mặc dù lãi suất năm 2013 giảm nhiều hơn so với các năm trước, nhưng người dân vẫn yên tâm gửi tiền vào ngân hàng, qua đó cho thấy ngân hàng ngày càng đa dạng sản phẩm tiền gửi của mình, nên người dân đến gửi tiền nhiều hơn và theo khẳng định của Ngân hàng Nhà nước lãi suất tiền gửi thấp hơn các năm trước, nhưng người dân vẫn yên tâm gửi tiền vào các tổ chức tín dụng với kỳ hạn dài hơn, vì đây là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất so với các kênh đầu tư khác trong điều kiện lạm phát và ổn định tỷ giá như hiện nay.
Tiền gửi và cho vay của các tổ chức tín dụng khác không biến động cao lắm, cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 tăng 4% so với cùng kỳ, tương ứng với số tiền 73 triệu đồng, nguyên nhân có thể là do các tổ chức tín dụng khác huy động đầu vào nhiều, nhưng đầu ra chưa có nên gửi tiền vào chi nhánh nhằm giảm thiểu chi phí trả lãi tiền gửi, cũng có thể trong thời gian này khách hàng đến rút tiền với số lượng nhiều, chi nhánh không đáp ứng kịp thời nên đã đi vay tổ chức tín dụng khác nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản hiện thời cho ngân hàng.