6. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Những mối tình thơ mộng, đắm say
Trong Truyện đường rừng của Lan Khai, người đọc không chỉ cảm nhận được chất thơ thấm đượm trong những bức tranh thiên nhiên hay trong vẻ đẹp của các chàng trai, cô gái miền sơn cước mà còn trong cả những mối tình thơ mộng, đắm say của họ. Đó là tình yêu trong sáng, thắm thiết giữa chàng trai người Kinh và cô gái Thổ, giữa chàng trai Brahnar và cô gái Djarai hay giữa chàng trai, cô gái Thổ với nhau. Đây chính là cốt truyện trữ tình giàu sức hấp dẫn và đậm chất thơ trong những trang truyện đường rừng của Lan Khai. Những mối tình ấy thơ mộng, trong sáng ấy như chính tiếng con chim họa mi hót vang giữa rừng và đắm say như mùi hoa liếp ly trong đêm nên có sức lôi cuốn mạnh mẽ với người đọc.
Tiếng gọi của rừng thẳm của Lan Khai xoay quanh mối tình lãng mạn giữa Peng Lang - một thiếu nữ người Mán với Hoài Anh - một chàng trai người Kinh. Đó là một tình yêu đẹp, nảy nở giữa thiên nhiên thơ mộng và hoang dã, được bao bọc bởi sương mờ đầu núi và trăng sáng cuối rừng. Peng Lang vốn là một đóa hoa rừng rực rỡ và ngát hương thơm. Nàng đẹp một vẻ đẹp trong sáng, thơ ngây, một “tuyệt thế giai nhân” của động Đèo Hoa. Hoài Anh là một chàng trai Hà thành hào hoa, lịch lãm ưa săn bắn, thích hội họa. Lần đầu tiên gặp Peng Lang, Hoài Anh đã yêu cô sơn nữ ngây thơ, xinh đẹp ấy. Để thỏa thú vui săn bắn của mình, chàng đã tìm đến động Đèo Hoa thuê đất, cất một ngôi nhà xinh xắn ngay chính trên đồi xắn của nhà Peng Lang mong được nhìn thấy nàng mỗi ngày. Hai tâm hồn trẻ ấy đã gặp và yêu mến nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Vì tình yêu ấy mà cô sơn nữ chưa một lần ra ỏi rừng xanh, yêu thiết tha núi rừng Peng Lang đã theo chàng trai thị thành
Hoài Anh về Hà Nội sinh sống. Cũng vì tình yêu say đắm với Peng Lang mà Hoài Anh gia sức chiều chuộng, yêu thương và làm mọi cách để nàng khỏi buồn, khỏi nhớ rừng xanh. Nhưng giữa chốn thị thành phồn hoa, náo nhiệt Peng Lang cảm thấy mình như con chim lạc loài không tìm thấy không gian sống của riêng mình. Peng Lang vốn là “một đóa hoa rừng, nếu phải đem đi nơi khác thì dù đặt trong chậu sứ, hoa rừng kia rồi cũng đến héo hắt mà thôi”[31, 630]. Dù tình yêu Peng Lang dành cho Hoài Anh là chân thành,
thắm thiết nhưng “bảo nàng bỏ cảnh sơn lâm thì nàng thực không thể sao bỏ được”[31, 630] và những lời yêu thương của Hoài Anh “dù đằm thắm đến
đâu cũng chẳng bằng tiếng con vàng anh hót giữa khoảng trời yên lặng”[31,
630] vì thế nàng đã quyết định “trút bỏ lốt thị thành, lại khoác lên mình chiếc áo xanh cũ kĩ” để trở về với rừng thẳm. Hoài Anh và Peng Lang không thể
cùng nhau đi đến cuối cuộc đời nhưng những ngày tháng yêu đương đắm say của họ đã dệt thành một bài thơ lãng mạn ca ngợi tình yêu trong sáng, say đắm của một chàng trai người Kinh hào hoa, lịch lãm và cô gái Mán xinh đẹp, trong sáng giữa núi rừng tươi đẹp. Câu chuyện tình yêu lãng mạn ấy tuy không có kết thúc viên mãn song vẫn để lại trong lòng người đọc những dư âm ngọt ngào về một mối tình đẹp nảy nở giữa thiên nhiên thơ mộng và hoang dã.
Bước vào thế giới của Rừng khuya, người đọc trân trọng biết bao trước
tình yêu đắm say, thơ mộng của đôi trai gái người Thổ là Mai Kham và Dua Phăn. Họ đến với nhau bằng tình cảm hồn nhiên, trong sáng, tươi đẹp của những con người lao động chân chính với những khát vọng hạnh phúc chính đáng. Mai Kham yêu Dua phăn từ tiếng hát êm đềm, huyền diệu của nàng đến vẻ ngoài hiền dịu và đôi mắt nhung êm ái. Dua Phăn cũng mở rộng lòng mình đón nhận tình yêu của Mai Kham như “nụ hoa gặp luồng gió xuân ấm áp”[31, 496]. Hai trái tim tràn ngập yêu thương đập thổn thức bên nhau trong đêm
trăng lạnh nhưng không hề có sự đam mê nhục thể. Họ yêu nhau bằng tình yêu hồn nhiên, trong sáng nhưng đã bị tên chánh Mán tên Tsinèng tìm mọi cách chia cắt để cướp đoạt Dua Phăn. Trước những âm mưu nham hiểm của Tsinèng thì tình yêu giữa Dua Phăn và Mai Kham càng thắm thiết, gắn bó. Trong lễ hội mùa xuân, Mai Kham và Dua Phăn cùng nhau tung còn trong sự reo hò, tán tụng của mọi người. Họ hứa hẹn nếu phải chết cũng sẽ chết cùng nhau để giữ trọn tình yêu thủy chung ấy. Và cuối cùng vì tên phù thủy Tsinèng ép cưới Dua Phăn mà tình yêu giữa nàng và Mai Kham đã không đi đến bến bờ hạnh phúc. Nhưng họ đã chết cùng nhau để giữ trọn lời ước hẹn rồi biến thành đôi chim khảm khắc “muôn nghìn năm ca khúc hận tình dưới
trời đêm lạnh”[30, 525]. Mối tình thơ mộng, đắm say giữa Mai Kham và Dua Phăn đã không có một kết thúc tươi đẹp nhưng họ đã cùng nhau vươn tới đỉnh cao nhất của tình yêu và trở thành bất tử trong tiếng chim khảm khắc đêm đêm da diết gọi tìm nhau.
Suối Đàn cũng là một tiểu thuyết tràn đầy thi vị của Lan Khai có cốt truyện gần giống với Tiếng gọi của rừng thẳm. Trong Suối Đàn, tình yêu mãnh liệt, đắm say giữa chàng trai người Kinh với cô gái Thổ - cũng đồng thời là cô then hiện thời của thôn Suối Đàn đã tạo nên một cuộc tình thơ mộng. Chàng trai trường Bưởi tên Khải đến thăm bạn cũ ở thôn Suối Đàn với mục đích “trải xem phong tục và tính cách các dân Thượng du”. Khải đã gặp và yêu say đắm vẻ đẹp của cô then Ẻn cùng giọng hát, tiếng đàn như thực như mơ đầy lôi cuốn. Từ lần đầu gặp gỡ, anh đã thầm hứa nhất định sẽ yêu cô then Ẻn bằng tình yêu của “một cậu trai mười tám yêu người tình thứ nhất của mình”[31, 565]. Trong mỗi phút giây của cuộc đời mình, Khải luôn luôn “thấy cô then hiện rõ trước mắt, với tất cả cái đẹp xa lạ mà quyến rũ, khêu gợi mà cách bức, lẳng lơ mà thản nhiên”[31, 650] và “Mỗi tiếng chim hót, suối reo, đều như bao hàm có tiếng đàn hát của thiếu nữ”[31, 650]. Tâm hồn
Khải vốn đã bị “héo quắt và khép kín” bởi những đau đớn trước đây nay gặp Ẻn thì như “bông hoa gần héo bỗng được mùa xuân làm cho hồi sinh”[31, 656] và mỗi phút giây hiện tại với tâm hồn tràn ngập yêu thương như Khải “đều có cái phong vị của một bài thơ hay một khúc nhạc nhỏ”[31, 656]. Còn Ẻn, nàng yêu Khải say đắm và sẵn sàng hiến dâng cả sự trinh nguyên của mình cho tình yêu ấy. Nhưng Ẻn đã từ chối lấy Khải vì bị ràng buộc với Phù- một người vừa chột lại vừa què. Tình yêu đắm say, thơ mộng giữa họ cứ thế tiếp diễn nhưng không thể đi đến cái đích cuối cùng bởi Ẻn không nỡ phụ bạc một người đã tàn phế, cũng không thể đè nén tình yêu cùng khát vọng hạnh phúc chân chính của mình. Cuối cùng nàng đã ăn lá ngón tự tử ngay trên chính chiếc võng mà nàng cùng Khải thường tự tình. Đau buồn trước cái chết của Ẻn, Khải trở về xuôi bởi nếu còn ở lại đây “đêm đêm nằm nghe tiếng suối
đàn lơ lửng trong sương”, lòng anh “khỏi sao thương nhớ não nùng, thương nhớ người mà anh ước ao không được”[31, 710]. Trong Suối Đàn, chàng trai người Kinh trường Bưởi đã cùng cô gái Thổ xinh đẹp dệt lên một mối tình lãng mạn. Câu chuyện tình yêu ấy tuy kết thúc dang dở nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về một tình yêu chân thành, đắm say vượt ra ngoài biên giới sắc tộc.
Đến với Chiếc nỏ cánh dâu, người đọc cảm phục biết bao trước tình
yêu cao đẹp giữa chàng trai người Brahnar – Mai Khâm và cô gái Djarai – Pengai Lâng. Họ vốn là hai người con của hai bộ tộc vốn có thù địch từ ngàn đời. Nhưng vượt lên trên sự thù hằn ấy, họ đến với nhau bằng tình yêu chân thành, say đắm với hy vọng sẽ hóa giải được hận thù giữa hai dân tộc. Nhưng khi hận thù chưa hóa giải được thì Pengai Lâng đã bị hóa điên vì cha nàng cho nhốt nàng vào ngục tối đầy ẩm mốc, gián, chuột do đã tiết lộ âm mưu cướp bóc tộc Brahnar của ông. Còn cha Mai Khâm cũng bị Mat Nar – cha Pengai Lâng giết chết. Bằng sự tài giỏi, thông minh, gan dạ của mình, Mai
Khâm đã trả thù được cho cha, đón Pengai Lâng về chăm sóc, chữa trị và yêu thương nàng hết mực. Nhưng bệnh điên của Pengai Lâng không khỏi, quá đau đớn, Mai Khâm đã cùng nàng đi vào rừng sâu với hy vọng tìm được vị thần chữa khỏi bệnh cho nàng và không bao giờ trở lại. Tình yêu ấy dù không đi đến bến bờ hạnh phúc nhưng nó đã hóa giải được hận thù bao năm giữa hai dân tộc.
Cùng với tiểu thuyết, truyện ngắn trong Truyện đường rừng của Lan Khai cũng có một cốt truyện xoay quanh những câu chuyện tình yêu lãng mạn, thắm thiết của những chàng trai và cô gái miền sơn cước nên thơ. Tiền mất lực là một truyện ngắn có kết cấu như vậy. Với truyện ngắn Tiền mất lực,
người đọc được chứng kiến một mối tình thủy chung son sắt và lãng mạn giữa chàng trai trẻ Tsi Tô Đay và cô sơn nữ xinh đẹp LôHli. Tsi Tô Đay vốn là một chàng trai hiền lành, chất phác, có ước mơ và khát vọng hạnh phúc chân chính. Khi gặp LôHli, chàng đã yêu nàng bằng tình yêu chân thành, thắm thiết và LôHli cũng yêu chàng bằng cả tấm lòng trinh nguyên của cô sơn nữ. Nhưng LôHli đã bị ép gả cho tên chánh mán giàu có bỏ tiền ra lo ma chay cho cha nàng theo cổ lệ. Sau ngày cưới, tình yêu chân thành, đắm say với Tô Đay vẫn luôn thường trực trong trái tim LôHli. Nàng đã cùng Tô Đay bỏ chốn vào rừng sâu sống những tháng ngày hạnh phúc. Đến khi bị quân lính bắt vây, họ đã tự sát cùng nhau để giữ trọn tình yêu chung thủy. Cái chết của họ là một lời phản kháng mãnh liệt những thế lực cường quyền miền núi những năm trước cách mạng cùng những tập tục lạc hậu. Trước tình yêu chân thành, đắm say của LôHli và Tô Đay, thế lực đồng tiền đã phải bất lực.
Tiếng sáo đêm thu cũng là một truyện ngắn có cốt truyện trữ tình. Nó xoay quanh những rung động tình yêu tinh tế giữa một chàng trai người Kinh và một cô gái Thổ tên Luýt So. Chàng trai ấy thầm yêu cô gái từ lâu nhưng không biết tỏ cùng ai, đành đem tâm sự gửi vào tiếng sáo. Và nàng Luýt so
trong một đêm vắng đã nghe được tiếng sáo của chàng. Nàng như hiểu và cảm mến tiếng sáo ấy nên đã tìm đến nơi tiếng sáo phát ra và gặp được chàng trai người Kinh ấy. Dưới ánh trăng khuya lãng mạn, hai người nhìn nhau trong im lặng. Họ nói với nhau những lời yêu thương tự đáy lòng mình nhưng lại không hiểu được ngôn ngữ của nhau. Vì thế mà chàng trai người Kinh lại cầm sáo lên thổi. Trong tiếng sáo ấy như chứa đựng tất cả những gì chàng trai muốn nói với nàng. Còn nàng cũng lặng nghe và dường như hiểu được tất cả những điều ấy. Tiếng sáo cứ thế vang lên trong đêm thu như là một lời tâm sự, một câu chuyện tình yêu lãng mạn của chàng trai Kinh và cô gái Thổ. Vượt qua những bất đồng trong ngôn ngữ, họ vẫn yêu và thấu hiểu được lòng nhau. Tình yêu ấy đẹp và lãng mạn như một bài thơ, một khúc nhạc du dương vang lên giữa núi rừng trong những đêm trăng mơ màng. Có thể nói với cốt truyện giản dị, ngắn gọn nhưng Tiếng sáo đêm thu lại có một sức hấp dẫn đặc biệt và để lại một dư vị ngọt ngào trong lòng người đọc về một tình yêu lãng mạn, không biên giới vượt lên trên sự cách biệt về dân tộc, ngôn ngữ. Và ở đây, tình yêu thực sự không có lời nhưng lại vô cùng thắm thiết và nên thơ.
Bên cạnh Tiếng sáo đêm thu, Bên rừng xuân cũng là một truyện ngắn có cốt truyện trữ tình. Truyện kể về tình cảm trong sáng, giàu tình nghĩa giữa một chàng trai người Kinh tên Bản và cô gái Thổ tên Thi. Trong một lần đi vào rừng, Bản đã bị ngã xe xuống suối và bất tỉnh. Chàng đã được Thi cứu đưa về nhà mình. Ở nhờ nhà Thi trong đêm ba mươi Tết, Bản cảm thấy cảnh sum họp, yên vui của gia đình nàng mà chạnh lòng thương bản thân mình đơn độc. Nhưng vẻ đẹp cùng sự quan tâm của Thi đã khiến chàng quên hết mọi đau đớn và nỗi cô đơn trong lòng. Trái tim chàng thực sự đã xao xuyến trước những cử chỉ quan tâm, chăm sóc dịu dàng của Thi còn nàng cũng vô cùng cảm mến chàng. Từ sự quan tâm chăm sóc của Thi và gia đình, vết thương của Bản đã khỏi, rồi chàng dạy nàng đi xe đạp. Họ thực sự đã có những phút
giây vui vẻ bên nhau. Nhưng rồi bên rừng xuân ấy không được bao lâu, do công việc, Bản phải từ biệt Thi để ra đi nhưng tình nghĩa cùng vẻ dịu dàng, chu đáo của Thi sẽ còn mãi trong lòng chàng. Nó giống như ngọn gió xuân ấm áp vỗ về trái tim cô đơn, băng giá của chàng. Với Bản, những ngày bên rừng xuân sống trong sự yêu thương, quan tâm chăm sóc của Thi và gia đình là những ngày ấm áp, tươi vui nhất trong cuộc đời chàng.
Rõ ràng, đọc Truyện đường rừng của Lan Khai, người đọc thấy một cốt truyện đơn giản, dễ nắm bắt nhưng không kém phần hấp dẫn bởi tình tiết, diễn biến của câu chuyện vẫn vô cùng phong phú. Nó linh hoạt hơn nhiều so với lối kể chuyện của văn học trung đại. Truyện đường rừng của Lan Khai vì thế luôn tạo được một cốt truyện tự nhiên, nhẹ nhàng và nên thơ mà giàu tình tiết. Đây chính là một trong những thế mạnh của “người nghệ sĩ rừng rú” trong dòng văn xuôi hiện đại Việt Nam những năm 1930 – 1945. Để xây dựng lên những cốt truyện nhẹ nhàng, đơn giản mà vẫn đầy sức cuốn hút với người đọc, Lan Khai luôn có ý thức sáng tạo nghệ thuật không ngừng, đi sâu tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của những người dân miền núi để có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn và thể hiện vào trong tác phẩm của mình thông qua một hệ thống ngôn từ, hình ảnh giàu cảm xúc. Nhờ đó mà dù cốt truyện nhẹ nhàng, lãng mạn nhưng thế giới nhân vật trong Truyện đường rừng của Lan Khai vẫn vô cùng phong phú, đa dạng như bản thân cuộc sống vậy.
Truyện đường rừng của Lan Khai giống như một bài thơ trữ tình xoay quanh những xung đột, những rung động tình cảm của các nhân vật chính. Nhà văn luôn đặt nhân vật vào những hoàn cảnh thích hợp nhằm phát huy tối đa những đặc điểm vốn có và bộc lộ những nét tính cách tiêu biểu. Số lượng các nhân vật không nhiều, có tác phẩm chỉ xoay quanh ba bốn nhân vật nhưng được sắp xếp có tính nghệ thuật cao. Để hướng vào những câu chuyện tình yêu đắm say, thơ mộng giữa những chàng trai người Kinh với các cô sơn nữ
hay giữa những chàng trai miền núi và các cô sơn nữ, tác phẩm của ông chỉ xoay quanh một vài nhân vật chính. Chẳng hạn, trong Suối Đàn có hai nhân vật chính là chàng trai người Kinh tên Khải và cô gái Thổ tên Ẻn, còn lại là nhân vật phụ như Sẩu, Phù. Hay trong Dấu ngựa trên sương, các nhân vật chính chủ yếu tập trung trong gia đình lão Gình Gúng là: lão Gình Gúng, Tum Điàng, Tsina và bên cạnh đó là nhân vật Tô Chố còn lại cũng chỉ có một vài nhân vật phụ. Trong tiểu thuyết Tiếng gọi của rừng thẳm cũng chỉ có ba nhân