Truyện đường rừng trong sự nghiệp sáng tác của Lan Khai

Một phần của tài liệu chất thơ trong truyện đường rừng của lan khai (Trang 28 - 31)

6. Cấu trúc của luận văn

1.1.2.Truyện đường rừng trong sự nghiệp sáng tác của Lan Khai

tham gia vào nhiều lĩnh vực văn học và ở đề tài nào cũng thể hiện những năng lực sáng tạo riêng. Di sản văn học mà ông để lại là vô cùng quí giá, nó là những sáng tác thể hiện tập trung nhất tâm hồn, tư tưởng của người nghệ sĩ trước nhân dân và đất nước.

1.1.2. Truyện đường rừng trong sự nghiệp sáng tác của Lan Khai Lan Khai

Về khái niệm Truyện đường rừng:

Theo nhà nghiên cứu Bùi Quang Huy thì khái niệm Truyện đường rừng

xuất hiện trong văn học Việt Nam khoảng từ những năm 30 của thế kỉ XX với những tên tuổi nổi tiếng như Thế Lữ, Lan Khai, Phạm Cao Củng, Bùi Huy Phồn,… và Truyện đường rừng là một khái niệm mở. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Bùi Quang Huy và thực tế khảo sát Truyện đường rừng của Lan Khai, Lý Văn Sâm, Thế Lữ,… chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số tiêu chí sau để xác định một tác phẩm văn học có phải là Truyện đường rừng hay không:

2. Phản ánh cuộc sống vật chất và tinh thần (bao gồm cả đời sống tâm linh) của những con người sống ở vùng rừng núi

3. Câu chuyện có yếu tố kỳ lạ, khác thường

Về Truyện đường rừng của Lan Khai:

Vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, Truyện đường rừng của Lan Khai xuất hiện trên văn đàn và có một sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với độc giả cũng như giới nghiên cứu. Sự ra đời của Truyện đường rừng này là một hiện tượng mới trong đời sống văn học nước ta bởi trong suốt thời kì trung đại cho đến đầu những năm 30 của thế kỉ trước hình bóng cuộc sống và con người trong văn học còn mờ nhạt. Năm 1936, tiểu thuyết Tiếng gọi của rừng thẳm

của Lan Khai được Hội Trí tri trao giải nhất.

Truyện đường rừng của Lan Khai là những bức tranh về thế giới thiên nhiên muôn màu muôn vẻ được nhìn qua lăng kính một nhà văn – họa sĩ đồng thời cũng là một nhà thơ. Đó là thế giới của muôn vàn loài hoa khoe sắc đua hương cũng là không gian tràn ngập tiếng chim cùng với tiếng reo của suối ngàn gió núi. Bên cạnh thiên nhiên là hình tượng những con người gắn bó với xứ sở lâm tuyền từ bao đời. Đó là chân dung những cô sơn nữ xinh đẹp, trẻ trung, thơ ngây; những chàng trai tài giỏi, chất phác, họ cùng nhau sống hòa mình với thiên nhiên, gắn kết với cộng đồng như: Peng Lang trong Tiếng gọi của rừng thẳm, Ẻn trong Suối đàn, Mai Kham và Dua Phăm trong Rừng khuya, Mai Khâm và Pengai Lâng trong Chiếc nỏ cánh dâu. Viết nên những tác phẩm này, Lan Khai như hóa thân vào từng ngọn cỏ, lá cây, nhành hoa, tiếng chim khiến người đọc có cảm giác như mình đang bước vào một thế giới thiên nhiên phong phú, sống động rực rỡ sắc màu, đa dạng âm thanh dưới ngòi bút của một nhà thơ, một nhà văn và một nhà sinh vật học. Tất cả tạo

thành một bức tranh thiên nhiên miền núi thơ mộng, tươi đẹp tràn đầy sức sống.

Bước vào thế giới Truyện đường rừng của Lan Khai ta thấy bên cạnh thiên nhiên là hình ảnh những con người lao động thật thà chất phác, mang trong mình tình yêu lao động, yêu cuộc đời, yêu núi rừng tha thiết. Đó là Peng Lang, Cang Ngrào trong Tiếng gọi của rừng thẳm, là Sẩu trong Suối Đàn, là

Mai Khâm, Pengai Lâng trong Chiếc nỏ cánh dâu,… Họ là những con người lương thiện, những chàng trai chất phác, gan dạ, những cô gái trong sáng, thơ ngây đẹp như những bông hoa rừng.

Trong Truyện đường rừng, đối lập với những con người lương thiện, chất phác còn có những thế lực hắc ám như tên quan chánh trong Rừng khuya, tên nha lại trong Dấu ngựa trên sương, vị tù trưởng trong Chiếc nỏ cánh dâu,… Nói chung những tác phẩm này của Lan Khai đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về số phận những con người bất hạnh ở môi trường sống khác nhau từ thung lũng đến non cao.

Trong các Truyện đường rừng người đọc được chứng kiến những cuộc tình thơ mộng của những đôi nam thanh nữ tú khác nhau về sắc tộc: chàng trai dân tộc Dao với cô gái Tày (Rừng khuya), chàng trai Kinh với cô gái Thổ (Tiếng gọi của rừng thẳm), chàng trai Kinh với cô gái Tày (Suối Đàn), thiếu nữ Gia Rai với chàng trai Ba Na (Chiếc nỏ cánh dâu),…

Lan Khai được mệnh danh là nhà văn đường rừng còn bởi ông biết lẫn mình vào phong tục tập quán của nhiều dân tộc thiểu số về cư trú, lao động, sinh hoạt, vui chơi, tín ngưỡng, trang phục, hôn nhân và những nét tâm lý riêng của mỗi cộng đồng sắc tộc. Truyện đường rừng là một trong những đóng góp của Lan Khai cho thấy cái nhìn nhân văn sâu sắc và đầy chất thơ về thiên nhiên, đất nước, con người. “Nhà văn đã mang đến những trang viết

của mình nhiều phẩm chất tinh túy của thi ca nhạc họa, những câu văn nhiều ánh sáng, màu sắc, âm thanh, gợi ra những trường cảm giác mới lạ”[1,28].

Với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, Truyện đường rừng của Lan Khai được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về đề tài miền núi và được nhiều nhà nghiên cứu phê bình, đánh giá cao như Vũ Ngọc Phan, Trương Tửu, Phạm Thế Ngũ, Trần Mạnh Tiến, Nguyễn Văn Long, Hà Minh Đức, Nguyễn Thanh Trường,…

1.1.3. Những nhân tố tác động tạo nên Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai

Một phần của tài liệu chất thơ trong truyện đường rừng của lan khai (Trang 28 - 31)