Những cô sơn nữ xinh đẹp, trong sáng, thơ ngây

Một phần của tài liệu chất thơ trong truyện đường rừng của lan khai (Trang 101 - 116)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.Những cô sơn nữ xinh đẹp, trong sáng, thơ ngây

Bước vào thế giới Truyện đường rừng của Lan Khai có thể thấy ông dành nhiều tài năng và tâm huyết trong việc xây dựng hình ảnh người sơn nữ với những vẻ đẹp, những nét tính cách sinh động. Cùng thời với Lan Khai, một số nhà văn cũng tập trung khắc họa vẻ đẹp của người phụ nữ miền núi song mỗi nhà văn lại có một cách nhìn và cách thể hiện khác nhau về vẻ đẹp ấy. Trong tập truyện Vàng máu của Thế Lữ ta bắt gặp hình ảnh cô gái Thổ có “nhan sắc tiên nga” nhưng lại có tâm hồn “bí ẩn lạnh lùng” (Một đêm trăng). Còn trong những Truyện đường rừng của Đái Đức Tuấn ta bắt gặp cô gái Pengslao trong Thần Hổ và Oanh Cơ trong Ai hát giữa rừng khuya, họ là những cô gái Mường có vẻ đẹp của “giai nhân”, “diễm lệ” nhưng phải sống một cuộc sống âm thầm trong sự “huyền ảo”… Đọc những Truyện đường rừng của Lan Khai như: Tiếng gọi của rừng thẳm, Dấu ngựa trên sương, Suối Đàn, Chiếc nỏ cánh dâu, Pàng Nhả, Sóng nước Lô giang, Tiền mất lực, Bên rừng xuân, Đêm ấy… ta thấy hình ảnh những cô sơn nữ xinh đẹp, trong sáng, thơ ngây quả có sức cuốn hút kì lạ đối với người đọc. Họ chính là những cô gái Thổ ở Suối Đàn, trong Rừng khuya, Pàng Nhả, cô gái Mán trong Tiếng gọi của rừng thẳm,… mỗi người đều mang một vẻ đẹp riêng góp phần làm phong phú thêm bức tranh rực rỡ sắc màu của miền sơn cước.

Tiểu thuyết Tiếng gọi của rừng thẳm của Lan Khai xoay quanh mối tình thơ mộng giữa cô gái người Mán tên Peng Lang và chàng trai người Kinh

tên Hoài Anh. Vẻ đẹp cùng sự trong trắng thơ ngây của Peng Lang đã làm đắm say biết bao trái tim các chàng trai trong động Đèo Hoa và cả chàng trai người Kinh đào hoa – Hoài Anh. Cũng chính vẻ đẹp của Peng Lang đã làm rung động trái tim Cang Ngrào – một chàng trai tài giỏi của động Đèo Hoa. Cuộc nhân duyên tốt đẹp giữa họ đã bắt đầu từ năm Peng Lang là một cô sơn nữ xinh đẹp mười sáu tuổi vừa tới tuổi cập kê đầy sức sống: “Áo xiêm theo chiều gió phất phơ. Đôi nụ hoa rung động dưới yếm thêu lộng lẫy… Peng Lang búi tóc quàng khăn, vuông khăn vải gai trắng nõn viền mấy đường hoa lối triện dịu dàng”[31, 571]. Và bốn năm sau ngày Peng Lang trao cho Cang Ngrào chiếc trâm ngà để làm tin thì “Thời gian chỉ hơi thay đổi cái dung nhan ấy. Peng Lang vẫn thướt tha yểu điệu, xiêm áo vẫn thướt tha theo chiều gió thổi. Đôi nụ hoa tai thổn thức dưới lần yếm mỏng và chiếc khăn thêu vẫn làm rạng rỡ gương mặt trắng hồng”[31, 571]. Trong cảm nhận của chàng trai trẻ người Kinh tên Hoài Anh thì Peng Lang thật có một vẻ đẹp, một sức cuốn hút kì lạ với “cặp má hồng hồng dưới lượt tơ mịn”, “tia mắt nồng nàn như đốt lòng người”[31, 581]. Trong mắt của Hoài Anh, Peng Lang thực sự là “vẻ đẹp của rừng xanh” khiến tấm lòng chàng trai trẻ nhà giàu vốn ưa sống tự do, thích săn bắn lại ưa mĩ thuật “thắc mắc tơ vương” ngay từ lần đầu gặp mặt. Ngoài chốn thị thành nơi Hoài Anh sống đâu có thiếu những cô gái đẹp nhưng trước vẻ đẹp trong sáng, thơ ngây của người thiếu nữ sơn lâm này, Hoài Anh thực sự đã vương vào cái bẫy của ái tình. Không chỉ có vẻ bề ngoài xinh đẹp, tràn đầy sức sống mà tâm hồn Peng Lang cũng ngay thẳng như cây sậy và

“chỉ một con chim sâu bay vụt qua cũng đủ làm cho rung động ngay lên”. Hơn nữa, Peng Lang còn vô cùng ngây thơ, e lệ “Cô có cái vui của con khướu, tuy nhởn nhơ cười cợt nhưng hồ ai lại gần là bay vụt đi xa…”[31, 592]. Peng Lang rất yêu Cang Ngrào nhưng khi tiếp xúc với Hoài Anh- một chàng trẻ tuổi học thức, hào hoa lại có lòng mến mộ Peng Lang thì trái tim cô

sơn nữ chưa một lần ra khỏi rừng xanh không khỏi xao động trước những câu nói ngọt ngào, tia mắt dịu dàng, trước mùi nước hoa sực nức và nhung lụa phồn hoa. Cũng như bao cô gái khác, Peng Lang cũng luôn khát khao một cuộc sống vật chất đầy đủ. Mặc dù vậy Peng Lang vẫn giữ lời hứa với Cang Ngrào dù cho Hoài Anh luôn “hết sức mua chuộc lòng yêu của Peng Lang”[31, 605]. Một thời gian sau khi Cang Ngrào không may bị bắn chết, mọi người và cả bố của Cang Ngrào khuyên nhủ, vun vén Peng Lang đã nhận lời lấy Hoài Anh và theo chàng về chốn thị thành. Vẻ đẹp của cô thiếu nữ sơn lâm đã làm kinh ngạc biết bao người nơi thị thành: “Khi chưa thấy Peng Lang, họ vẫn coi nàng bất quá là một cô Mán, tuy có ít nhiều tư sắc, nhưng vẫn ngớ ngẩn khù khờ. Thế mà, thốt nhiên hiện ra một vị tuyệt thế giai nhân! Dù kẻ lạc quan đến đâu cũng không dám ngờ đến một sự lạ lùng như vậy”[31, 626]. Nhưng rồi những lời tán tụng, những lời hát chúc mừng của đám đông xa lạ chẳng có ý nghĩa gì với Peng Lang, nàng cảm thấy mình cô độc và cách biệt ngay cả với Hoài Anh. Và rồi “Nỗi buồn man mác, nỗi buồn của kẻ bị chung thân cấm cố”[31, 629] đã tràn ngập linh hồn cô sơn nữ vốn yêu cuộc sống tự do giữa núi rừng. Cuối cùng nàng đã nhận ra những vật quý giá như “giường đồng, gối thêu, màn tuyn, trướng gấm, gương đứng, nệm

hoa. Nhưng, nếu đem so với cảnh trời xuân hớn hở, hoa cỏ tốt tươi, chim kêu vượn hót, suối chảy thông reo thì lại rất tầm thường…”[31, 629]. Dù tình yêu Peng Lang dành cho Hoài Anh có tha thiết đến đâu nhưng “bỏ cảnh sơn lâm thì nàng thực không thể nào bỏ được. Những lời êm ái dù đằm thắm đến đâu cũng chẳng bằng tiếng con vàng anh hót giữa khoảng trời yên lặng…”[31, 630]. Và rồi nàng đã quyết định trút bỏ lốt thị thành để khoác lên chiếc áo xanh cũ rồi cùng cha trở lại động Đèo Hoa, trở về theo tiếng gọi của rừng thẳm. Dưới ngòi bút của Lan Khai, vẻ đẹp của người thiếu nữ sơn lâm trong

tuyệt thế giai nhân mà còn ở tâm hồn trong sáng, thơ ngây, yêu thiết tha núi rừng. Bằng tấm lòng hồn nhiên, trong sáng, Peng Lang đã mở lòng mình đón nhận tình yêu ngọt ngào của Hoài Anh và sống cuộc sống của một “bà chủ hiệu” giàu sang. Song nhung lụa, phồn hoa không đủ để lấp đầy nỗi nhớ rừng, nhớ động Đèo Hoa tha thiết, cháy bỏng trong lòng Peng Lang. Nàng đã trở về với tình yêu núi rừng hồn nhiên của mình, trở về với bản làng với những gì thân thuộc, mộc mạc hàng ngày để nhận ra “cảnh quê hương của ta đáng yêu, đáng quý biết ngần nào!”[31, 631]. Lan Khai đã xây dựng thành công vẻ đẹp của người con gái Mán với tâm hồn, tính cách hồn nhiên, thơ ngây, chất phác của người miền núi. Từ vẻ đẹp ấy của thiếu nữ sơn lâm như tỏa ra một chất thơ nhẹ nhàng, êm ái hòa cùng vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên vạn vật góp phần làm phong phú thêm bức tranh thơ mộng về thiên nhiên, con người miền sơn cước.

Không chỉ có những cô gái Mán nơi động Đèo Hoa trong Tiếng gọi của rừng thẳm mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn, tính cách trong sáng, thơ ngây cùng vẻ bề ngoài tuyệt thế giai nhân, mà những cô gái Thổ trong Suối Đàn, Pàng Nhả, hay Rừng khuya cũng mang những nét đẹp riêng về ngoại hình, tâm hồn và tính cách. Đến với “Rừng khuya”, người đọc bắt gặp hình ảnh Dua

Phăn, người phụ nữ có vẻ đẹp mê hoặc lòng người cùng giọng hát đắm say và một tâm hồn trong sáng, thơ ngây của cô thiếu nữ sơn lâm. Trong cảm nhận của chàng trai Thổ Mai Kham thì tiếng hát của Dua Phăn cất lên giữa núi rừng bao la êm đềm, huyền diệu như “một nàng tiên trong truyện cổ tích”

“chàng từng nghe trong quãng thời thơ ấu đã qua rồi”[31, 490]. Không chỉ có giọng hát hay làm đắm say lòng người mà Dua Phăn còn vô cùng xinh đẹp, dáng đi thướt tha và cặp mắt nhung huyền êm ái khiến Mai Kham khi gặp nàng thì “như người quáng lửa, vẫn nhìn ngây dại trong lúc nàng tha thướt lại gần”[31, 491]. Ngay cả đến nụ cười của Dua Phăn cũng làm ta mê đắm :

“nàng cười một cách tình tứ, rút khẽ cánh hoa mua trên búi tóc đưa cho Mai

Kham” rồi nàng ra về khiến Mai Kham “bâng khuâng như người tiếc mộng”. Vẻ đẹp của Dua Phăn như ẩn chứa cả vẻ đẹp của sông núi thơ mộng, của nàng tiên trong truyện cổ tích làm rung động trái tim chàng trai trẻ. Nếu người đọc từng đắm say trước bức tranh thiên nhiên tươi đẹp rực rỡ sắc hoa miền sơn cước, thì nay chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Dua Phăn ta lại thấy dường như vẻ đẹp cùng sự tinh túy của ngàn bông hoa rừng đều ẩn chứa trong vẻ đẹp tâm hồn, tích cách của cô thiếu nữ sơn lâm này: “Trong vùng sáng lửa rễ thông mập mờ, lay động, Dua Phăn nồng thắm như một bông hoa hải đường, dịu dàng như mùi hoa liếp ly, bí mật như liềm trăng hạ tuần và xa xôi như cái bóng trong mộng”[31, 493]. Dua Phăn dường như đã thâu tóm hết tất cả những gì là đẹp đẽ, nên thơ nhất của núi rừng để lung linh tỏa sáng như nàng tiên trong những câu chuyện cổ tích. Ở nàng hội tụ tất cả những vẻ đẹp tinh túy nhất của loài hoa rừng, cùng sự bí ẩn, e ấp của vầng trăng hạ tuần. Trong lao động, Dua Phăn còn toát lên một vẻ đẹp trẻ trung, tươi đẹp: “Nàng chăm

chú làm việc, một tay gỡ sợi, một tay quay guồng, mềm mại và trắng nuột như hai bông lan rừng năm cánh. Cặp môi nàng là một nụ hoa cúc áo, đỏ tươi. Đôi mắt nàng, mỗi khi nhìn xa tư lự, thăm thẳm như làn nước vực sâu. Mái tóc xanh thẫm sắc trời đêm, rườm rà chuyển động trên hai cánh tay dài, cho ta cảm giác một nàng tiên sắp cất mình bay bổng”[31, 493]. Có thể nói, Lan Khai xây dựng thành công hình ảnh cô gái Thổ với vẻ đẹp trong sáng, tinh tế, hội tụ tất cả những gì là tinh túy nhất của núi rừng. Vẻ đẹp của nàng là tập hợp những gì đẹp đẽ nhất của thiên nhiên vạn vật nơi miền sơn cước khiến người ta phải đắm say, mơ mộng. Dua Phăn dường như càng trở nên xinh đẹp, lộng lẫy hơn trong công việc dệt vải của mình: “Nàng ngồi giữa một tấm nệm bằng thổ cẩm; trước mặt để khung guồng….Đôi nụ tai bạc lập lòe trên hai má phớt hồng…”[30, 493]. Đêm đã về khuya, ngọn lửa thông cũng đã

cháy hết nhưng vẻ đẹp của Dua Phăn vẫn lung linh tỏa sáng và thêm rực rỡ hơn với “đôi nụ tai bạc rung rinh, làn môi tươi hé mở, lọt ra một tia nắng ướt

của bộ răng ngà”[31, 494]. Nhưng có lẽ đẹp và thanh khiết hơn cả vẫn là hình ảnh Dua Phăn tắm tiên trong bồn tắm thiên nhiên giữa rừng, cái bồn tắm mà “Trước khi chảy xuống lòng khe, bao nhiêu nước dồn cả vào một cái vũng lớn, từ mấy nghìn năm, do nước khoét vào đá thành như một cái bồn tắm thiên nhiên”[31, 509]. Thân hình nàng đẹp tuyệt mỹ khiến tên phù thủy Tsinèng phải nghĩ rằng có lẽ nàng là “một nàng tiên, một bà chúa khu rừng cổ ấy” bởi “người phàm đâu có tấm thân tuyệt mỹ nhường kia!”[31, 509]. Khi đó, Dua Phăn đích thực là một bà tiên giữa núi rừng “Nàng tiên khỏa thân ngồi trên miệng bồn, một tay chống xuống thành đá, chân buông thõng xuống nước, đương cúi nhìn bóng mình chắp nối trong vòng gương lung lay.

Nàng khỏa thân mà có vẻ thanh khiết lạ. Nét ngọc y nhiên như một pho tượng vô hồn”[31, 509].

Thân hình nàng “yểu điệu, kín hở dưới những đợt sóng tóc mây. Nàng

vẫn ngồi trên tay phải khẽ nâng tấm khăn hoa che ngực, có ý ngờ cả sự thóc mách của cỏ cây. Lâu lâu nàng mới khoan thai lội vào bồn nước, dìm mình đến tận vai những làn sóng rập rờn thi nhau tranh lấy chút vẻ đẹp hương thơm....

Khi nàng lặng yên, những làn sóng dần dần biến mất. Bóng hòa trong nước, đẹp như viên ngọc đựng trong chiếc hộp thủy tinh xanh…

Nàng tiên tắm đã xong. Nàng bước lên thành đá, vươn vai, uốn éo một cách dịu dàng”[31, 510].

Vẻ đẹp thanh khiết này của Dua Phăn giữa thiên nhiên vạn vật không phải là một bức tranh, cũng không phải là một bức chạm khắc đơn thuần mà là một bài thơ, một bản nhạc du dương được dệt bằng vẻ đẹp thuần khiết, tinh tế của người thiếu nữ sơn lâm. Lan Khai dường như đã dành những ngôn từ,

hình ảnh đẹp đẽ nhất để khắc họa vẻ đẹp hình thể ngọc ngà, thanh khiết của nàng. Giữa thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ của núi rừng, Dua Phăn hiện lên như một nàng tiên, một bản nhạc du dương, quyến rũ vang lên giữa núi rừng làm mê đắm lòng người và khiến tạo hóa cũng phải ghen tị. Nàng đẹp một vẻ đẹp tinh khôi, thuần khiết, khỏa thân nhưng không hề thô tục mà thánh thiện như một nàng tiên.

Càng bước vào thế giới của Rừng khuya, người đọc càng bị cuốn hút

bởi vẻ đẹp cùng tâm hồn trong sáng, thơ ngây của cô sơn nữ Dua Phăn. Trong lễ hội tung còn mùa xuân, giữa một “vườn hoa” người xiêm áo sặc sỡ, Dua Phăn vẫn là bông hoa rừng đẹp nhất: “Trong đám hoa rừng, hầu hết là những

cô rất mực tài tình, nhưng đến dung mạo hết thảy đều sút kém Dua Phăn… Mỗi cử chỉ của Dua Phăn là một vẻ thanh tân, khiến người nhìn không chán mắt. Cái khăn ba chục nếp thêu hoa nàng cuốn trên đầu nổi hẳn sắc da mặt nàng hồng phớt như đóa hoa phù dung. Tia mắt nàng như tranh với ánh nắng xuân. Trước nụ cười của nàng, những hoa mận, hoa đào phải thẹn. Bộ vàng bạc nàng đeo phản ánh mặt trời lấp loáng, vào theo nhịp chân nàng bước, nhảy khẽ trên đôi vú khuất trong lần yếm mỏng”[31, 518]. Vẻ đẹp của Dua Phăn là kết tinh từ vẻ đẹp, sự tinh túy của từng loại hoa rừng. Dua Phăn không là một bông hoa nào trong số những bông hoa rừng kia mà nàng là tất cả sự đẹp đẽ, tinh túy nhất của những bông hoa ấy cộng lại. Trước vẻ đẹp lung linh, rực rỡ của Dua Phăn, hoa mận, hoa đào và ngay cả ánh nắng xuân cũng phải ghen tị. Nhưng rồi cũng chính vẻ đẹp rực rỡ, quyến rũ ấy của Dua Phăn mà tên Chánh mán- tên phù thủy Tsinèng sinh lòng tà dâm, bày mưu chia cắt nàng và Mai Kham để cưới nàng về làm vợ. Một lòng chung tình với Mai Kham, Dua Phăn đã chọn cái chết để được giữ trọn lời ước hẹn cùng chàng. Như vậy, không chỉ có vẻ bề ngoài xinh đẹp, trẻ trung làm đắm say lòng người, Dua Phăn còn là cô sơn nữ trong sáng, thơ ngây, chung thủy

trong tình yêu. Nàng không chỉ khiến lòng ta thương yêu, mến mộ mà còn cảm phục, trân trọng ở tấm lòng chung thủy, sẵn sàng hy sinh vì tình yêu. Với hình tượng Dua Phăn, Lan Khai đã thành công khi xây dựng hình ảnh người con gái Thổ với vẻ ngoài xinh đẹp, lôi cuốn cùng một tâm hồn trong sáng, thơ ngây, yêu lao động và thủy chung trong tình yêu. Nàng đẹp như một bài thơ mà mỗi ngôn từ đều được dệt bằng tình yêu, bằng vẻ đẹp, sự tinh túy của trăm loại hoa rừng. Cùng với thiên nhiên, vẻ đẹp của Dua Phăn như một chất men nồng, một chất thơ nhẹ nhàng bay bổng lan tỏa trong tác phẩm tạo cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái.

Đến với Suối Đàn, người đọc lại có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cô gái Thổ tên Ẻn. Nàng hiện lên là một cô sơn nữ có ngoại hình xinh đẹp cùng

Một phần của tài liệu chất thơ trong truyện đường rừng của lan khai (Trang 101 - 116)